Ung thư phổi là 1 trong 5 loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam. Phần lớn các trường hợp được phát hiện và chẩn đoán ung thư phổi đều đã ở giai đoạn muộn. Lúc này tiên lượng sống rất thấp, việc chữa trị chỉ nhằm mục đích giảm đau cho người bệnh. Do đó, để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do ung thư gây ra, các bác sĩ, chuyên gia đều khuyên rằng mỗi người nên chủ động khám sàng lọc ung thư phổi càng sớm càng tốt.
Bạn đang đọc: Khám sàng lọc ung thư phổi và những điều bạn cần biết
1. Tầm quan trọng của khám sàng lọc ung thư phổi
Ung thư phổi được đánh giá là bệnh lý ác tính phát triển âm thầm theo thời gian. Ở giai đoạn đầu, triệu chứng bệnh mơ hồ và dễ nhầm lẫn với bệnh lý thông thường khác. Chỉ khi khối u có kích thước đủ lớn và xâm lấn vào các tổ chức lân cận xung quanh thì triệu chứng mới bộ lộ rõ. Lúc này, việc phát hiện bệnh đã quá muộn và việc điều trị cũng không có hiệu quả cao.
Hầu hết người bệnh được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn cuối khi có triệu chứng nặng sau:
– Hụt hơi, khò khè
– Ho dai dẳng
– Khàn tiếng
– Ho ra máu
– Đau ngực, lưng và cánh tay
– Viêm phổi, viêm phế quản tái đi tái lại nhiều lần
Khi khối u di căn sang các khu vực khác thì càng khiến cho sức khỏe người bệnh trở nên yếu đi. Người bệnh sẽ có những triệu chứng nghiêm trọng như:
– Khó nuốt
– Đau nhức ở lưng, hông và xương sườn rõ rệt
– Nhức đầu, thị lực giảm và thường xuyên co giật
– Tình trạng vàng da
– Cơ thể suy nhược, mệt mỏi
Tầm soát ung thư phổi sớm giúp điều trị bệnh dễ dàng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm
Tiên lượng sống ở người ung thư phổi giai đoạn muộn là rất thấp. Chỉ khoảng 4,7% người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối có thể sống sau 5 năm. Tức là trung bình 100 người mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì có khoảng 5 người sống sau 5 năm. Chính vì vậy, việc thực hiện sàng lọc ung thư phổi sớm để phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu là cần thiết. Điều này giúp ích cho điều trị và giảm thiểu tỷ lệ tử vong. Hơn nữa, chi phí và thời gian điều trị ở giai đoạn sớm cũng được rút ngắn, tiết kiệm tối đa.
2. Ai nên thực hiện? Quy trình sàng lọc ung thư phổi diễn ra như nào?
2.1. Ai nên khám sàng lọc ung thư phổi?
Đối tượng nên chủ động khám sàng lọc ung thư phổi bao gồm:
– Người có độ tuổi từ 45 trở lên.
– Người nghiện hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm.
– Người làm việc trong môi trường tiếp xúc với hóa chất độc hại, các chất phóng xạ.
– Người có tiền sử gia đình có nhiều người mắc ung thư.
– Người mắc các bệnh lý phổi mãn tính.
– Người có dấu hiệu bất thường như ho kéo dài, ho khạc đờm có lẫn máu thâm, tức ngực khó chịu, khó thở hoặc mệt mỏi toàn thân, ăn kém, sút cân.
Người có biểu hiện ho nhiều, ho có đờm lẫn máu nhầy cần đi kiểm tra sớm
2.2. Quy trình khám sàng lọc ung thư phổi gồm những gì
Thông thường, quy trình sàng lọc ung thư phổi sẽ trải qua 4 bước. Cụ thể là:
– Bước 1: Khám lâm sàng. Tại bước khám này bác sĩ khai thác tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử triệu chứng và tư vấn phương thức sàng lọc phù hợp.
– Bước 2: Xét nghiệm máu, bao gồm các xét nghiệm cơ bản và xét nghiệm chỉ điểm khối u. Trong đó, xét nghiệm chỉ điểm khối u có 2 chỉ số quan trọng là: định lượng NSE và định lượng Cyfra 21-1. Nếu nồng độ 2 chỉ số này tăng cao sẽ là cơ sở nghi ngờ khả năng cao về ung thư phổi.
– Bước 3: Thực hiện chẩn đoán hình ảnh. Bao gồm chụp X-quang phổi, chụp CT và siêu âm ổ bụng.
Chụp X-quang phổi thường quy nhằm mục đích phát hiện các tổn thương khối u có kích thước nhỏ khoảng 1cm. Còn chụp CT sẽ tăng khả năng phát hiện dấu hiệu bất thường, các khối u trong quá trình tầm soát ung thư phổi. Kết hợp 2 kết quả trên, bác sĩ có thể đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất cho người bệnh.
– Bước 4: Lắng nghe kết quả từ bác sĩ. Đồng thời, nhận tư vấn về phác đồ điều trị nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Ở bước khám này, người bệnh cũng có thể bày tỏ thắc mắc của mình để được giải đáp chi tiết nhất.
Tìm hiểu thêm: Ung thư lưỡi có lây không? triệu chứng của bệnh này
Xét nghiệm máu giúp hỗ trợ chẩn đoán trong nghi ngờ ung thư
3. Lưu ý khi tầm soát ung thư phổi
Trước ngày diễn ra tầm soát ung thư phổi, bạn nên ghi nhớ một số điều sau:
– Cần nhịn ăn 6 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm máu.
– Ngưng sử dụng thuốc đang dùng trước ngày thăm khám bởi sẽ ảnh hưởng đến các kết quả.
– Không sử dụng bia rượu, các chất kích thích khác trước khi xét nghiệm ít nhất 4 tiếng.
– Thực hiện tầm soát ung thư vào buổi sáng là tốt nhất, tiết kiệm thời gian và không gây mệt mỏi.
– Mặc trang phục thoải mái, không đeo nhiều phụ kiện, trang sức bằng kim loại.
– Luôn lắng nghe và thực hiện theo sự chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình chụp X-quang, chụp CT.
>>>>>Xem thêm: Cách thử thai không cần dùng que thử thai
Nên thực hiện theo chỉ dẫn của nhân viên y tế để kết quả được chính xác
Có thể thấy, khám sàng lọc ung thư phổi là phương pháp hữu hiệu nhất giúp phát hiện dấu hiệu của bệnh lý ung thư ngay cả khi chưa có biểu hiện. Duy trì tầm soát ung thư định kỳ ít nhất 6 tháng/lần sẽ giúp bạn yên tâm hơn về sức khỏe và phòng ngừa ung thư tìm đến hiệu quả. Đừng bỏ qua cơ hội chăm sóc sức khỏe của mình, ngay cả khi khỏe mạnh bạn nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.