Khám sức khỏe cho trẻ em tuổi dậy thì cần lưu ý những gì?

Dậy thì là giai đoạn trẻ có những biến đổi chuyển tiếp thành người trưởng thành. Đa phần các trường hợp dậy thì đều bình thường. Ngược lại, ở một số trẻ lại xảy ra tình trạng dậy thì sớm. Có thể đây chỉ là sự trưởng thành trước tuổi. Tuy nhiên, một số bệnh lý cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này, có thể kể đến như u giáp, u não, u nang buồng trứng. Ngoài ra, gia tăng quá nhiều lượng estrogen vào cơ thể thông qua thức ăn nhanh cũng thúc đẩy quá trình dậy thì sớm ở trẻ. Chính vì thế, việc khám sức khỏe cho trẻ em ở độ tuổi này là rất cần thiết. Vậy khám sức khỏe ở tuổi dậy thì cha mẹ cần lưu ý những gì?

Bạn đang đọc: Khám sức khỏe cho trẻ em tuổi dậy thì cần lưu ý những gì?

1. Sức khỏe tuổi dậy thì và những điều cha mẹ cần lưu tâm

1.1. Những thay đổi tuổi dậy thì đáng chú ý ở trẻ

Tuổi dậy thì của mỗi trẻ sẽ trải qua những giai đoạn khác nhau, nhưng thường có những “cột mốc” thay đổi nhất định trong quá trình phát triển của trẻ.

Ở bé gái:

– Khoảng 9 đến 11 tuổi: “Chồi” vú, lông mu hình thành

– Khoảng 10 đến 12 tuổi: Xuất hiện mụn và lông nách. Chiều cao tăng nhanh.

– Khoảng 11 đến 13 tuổi: Có kỳ kinh đầu tiên

– Khoảng 13 đến 15 tuổi: Cơ quan sinh sản và bộ phận sinh dục phát triển đầy đủ

Khám sức khỏe cho trẻ em tuổi dậy thì cần lưu ý những gì?

Thay đổi dễ nhận biết nhất ở trẻ là thay đổi chiều cao

Ở bé trai:

– Khoảng 10-12 tuổi: Lông mu hình thành

– Khoảng 11-13 tuổi: Giọng nói thay đổi hoặc bể giọng, cơ bắp phát triển hơn.

– Khoảng 12-14 tuổi: Xuất hiện mụn trứng cá và lông nách.

– Khoảng 13-15 tuổi: Xuất hiện râu.

1.2. Dậy thì quá sớm làm sao để xác định?

Tuổi dậy thì bình thường ở trẻ gái bắt đầu từ 8 đến 12 tuổi, và ở trẻ trai là 9 đến 14 tuổi. Tình trạng dậy thì sớm ở trẻ diễn ra rất phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau như

– Béo phì khiến trẻ có nguy cơ dậy thì sớm.

– Tiếp xúc với hormone sinh dục từ bên ngoài như dùng kem, thuốc chứa estrogen hoặc testosterone.

– Hội chứng McCune-Albright .

– Tăng sản tuyến thượng thận do bẩm sinh.

– Trẻ bị suy giáp hoặc mắc bệnh bạch cầu.

– Có các khối u như u não, u nang buồng trứng, u giáp,…

Vì vậy, trẻ xuất hiện các biểu hiện về thể chất và hormone của tuổi dậy thì trong giai đoạn sớm hơn bình thường sẽ được coi là dậy thì sớm và ngược lại với dậy thì muộn.

1.3. Dậy thì sớm ảnh hưởng tới trẻ như thế nào?

Cha mẹ đừng vội mừng khi thấy con lớn phổng phao, bởi vì dậy thì sớm có thể gây ra một số vấn đề về thể chất và tâm sinh lý của trẻ. Cụ thể:

– Hạn chế sự phát triển chiều cao khi trưởng thành.

– Ảnh hưởng tâm lý của trẻ như tự ti, lo sợ, thậm chí trầm cảm hay sống khép mình,…do khác biệt với bạn bè là những vấn đề tâm lý có thể gặp phải ở trẻ bị dậy thì sớm.

– Sớm có nhu cầu sinh lý do tăng trưởng hormone sớm làm đẩy nhanh ham muốn tình dục. Trong khi trẻ chưa được trang bị kiến thức về tình dục an toàn, thì vấn đề này xảy ra sẽ để lại một số hậu quả đáng tiếc và nguy hiểm cho trẻ.

Chính vì vậy, khám sức khỏe và tầm soát dậy thì sớm là biện pháp hiệu quả, không chỉ giúp phát hiện bệnh sớm mà còn đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả, bảo vệ sức khỏe của trẻ. Trên cơ sở khám sàng lọc phát hiện dậy thì sớm, việc điều trị dậy thì sớm sẽ đem lại những lợi ích cho trẻ.

2. Khám sức khỏe cho trẻ em ở tuổi dậy thì cần lưu ý những gì?

2.1. Khi nào nên đi khám sức khỏe cho trẻ em tuổi dậy thì?

“Vậy khi nào cần đưa con đi khám dậy thì sớm?” – đây là câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh luôn băn khoăn khi con chạm ngưỡng tuổi dậy thì. Cha mẹ cần lưu ý quan sát và đưa trẻ đi khám ngay nếu thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu dậy thì sớm so với bạn bè cùng trang lứa.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là:

– Tăng trưởng về chiều cao vượt trội. Cha mẹ cần chú ý nếu thấy trẻ có chiều cao vượt trội rõ rệt so với các bạn, đặc biệt là trẻ cao lên nhanh chóng trong thời gian rất ngắn.

Biểu hiện dậy thì ở các bộ phận:

– Ở bé gái, ngực phát triển, mọc lông nách, lông mu sớm, có kinh nguyệt trước 8 tuổi và hình dát cơ quan sinh dục ngoài thay đổi.

– Ở bé trai (

Tìm hiểu thêm: Vì sao nên khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên văn phòng?

Khám sức khỏe cho trẻ em tuổi dậy thì cần lưu ý những gì?

Phụ huynh nên chú ý những thay đổi ở trẻ để kịp thời thăm khám và kiểm tra

2.2. Lợi ích khi khám sức khỏe cho trẻ ở độ tuổi dậy thì

Đối diện với những thay đổi về tâm sinh lý của trẻ ở độ tuổi dậy thì, cha mẹ không nên bỏ qua việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ. Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ sớm phát hiện tình trạng bất thường ở trẻ và có biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, những bối rối ở tuổi dậy thì sẽ được bác sĩ có chuyên môn giải đáp tận tình, kỹ lưỡng trong suốt quá trình thăm khám. Từ đó, cha mẹ biết cách chăm sóc và quan tâm con đúng hơn.

Hơn hết, Việc thăm khám và sàng lọc dậy thì sớm ở trẻ là vô cùng cần thiết

– Ngăn ngừa những tác hại tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ

– Cải thiện chiều cao, ngừng trưởng thành sinh dục.

– Giảm nguy cơ quan hệ sinh dục sớm, kịp thời trang bị cho trẻ những kiến thức tình dục an toàn, tránh xảy ra tình trạng lạm dụng tình dục.

– Dự phòng những rối loạn tâm lý có thể xảy ra ở trẻ trong giai đoạn dậy thì.

2.3. Danh mục khám sức khỏe cho trẻ em tuổi dậy thì

Danh mục khám sức khỏe và phát hiện dậy thì sớm ở trẻ sẽ bao gồm những danh mục sau:

Khám lâm sàng

Các danh mục khám lâm sàng sẽ giúp kiểm tra tổng quát sức khỏe cơ thể của trẻ, bao gồm:

– Khám nhi

– Khám mắt

– Khám răng hàm mặt

– Khám tai mũi họng thường

– Khám dinh dưỡng

– Khám da liễu

Khám sức khỏe cho trẻ em tuổi dậy thì cần lưu ý những gì?

>>>>>Xem thêm: 6 lưu ý khi đi khám sức khỏe định kỳ bạn cần biết

Khám lâm sàng giúp kiểm tra tổng quát sức khỏe của trẻ

Khám cận lâm sàng

Bước khám này sẽ thực hiện lấy máu để xét nghiệm chức năng trong đó

– Tổng phân tích tế bào máu để xác định tình trạng thiếu máu và một số bệnh lý về máu.

– Phân tích sinh hóa máu để kiểm tra chức năng gan, thận, định lượng vitamin, khoáng chất, canxi và lượng đường trong máu.

– Xét nghiệm nồng độ Estrogen và Testosterone đánh giá sphats hiện dậy thì sớm.

Chẩn đoán hình ảnh

– Siêu âm ổ bụng giúp phát hiện các bệnh lý các tạng ở trong ổ bụng.

– Chụp X-quang ngực thẳng giúp phát hiện các bệnh lý tim phổi.

– Chụp X-quang xương ngón tay giúp đánh giá tuổi xương

– Chụp cộng hưởng từ sọ nào phát hiện dậy thì sớm trung ương do u não.

Tâm lý của nhiều bậc phụ huynh luôn muốn chọn kiểm tra tại cơ sở y tế tốt nhất, vì vậy, cha mẹ có thể tham khảo qua Hệ thống y tế Thu Cúc TCI. Với hệ thống gói khám tổng quát cho trẻ đa dạng với máy móc hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giảm bớt phần nào những nỗi lo khi chăm sóc sức khỏe cho con.

Trên đây là những lưu ý khi khám sức khỏe cho trẻ ở độ tuổi dậy thì mà cha mẹ nên quan tâm, mong rằng những thông tin trên đã hỗ trợ phần nào trong việc chăm sóc con cái của quý cha mẹ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *