Khám sức khoẻ dành cho nhân viên là hoạt động mà mỗi doanh nghiệp đều phải có trách nhiệm thực hiện, không chỉ thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước – đảm bảo quyền và nghĩa vụ lao động – mà còn đem lại lợi ích không nhỏ cho cả đôi bên.
Bạn đang đọc: Khám sức khoẻ dành cho nhân viên mang lại lợi ích gì?
1. Lợi thế khi tổ chức hoạt động khám sức khoẻ dành cho nhân viên
Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ 1 năm/lần cho cán bộ công nhân viên là hoạt động thường niên nên làm, được khuyến khích bởi Nhà nước.
1.1. Doanh nghiệp hưởng lợi gì khi khám sức khoẻ dành cho nhân viên
Đối với chủ sở hữu lao động, hoạt động khám sức khoẻ công ty là 1 hình thức thể hiện sự quan tâm của Ban lãnh đạo với mỗi cá thể lao động. Điều này nhằm bảo vệ nguồn lực chính trong sản xuất kinh doanh và đảm bảo năng suất làm việc trong bất kỳ thời điểm nào. Đây được xem là 1 chế độ đãi ngộ tốt của công ty dành cho nhân viên các cấp của mình và giúp giữ chân nhân viên gắn bó lâu dài với quý công ty.
Bên cạnh đó, thông qua kết quả khám sức khoẻ, lãnh đạo doanh nghiệp có thể nắm rõ tình trạng sức khoẻ của mỗi nhân viên, để sắp xếp khối lượng công việc sao cho phù hợp nhằm tối ưu hoá nhân sự, đảm bảo tiến độ công việc. Chưa kể, các kế hoạch tương lai và dự định mới của công ty cũng phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố sức khoẻ của lao động.
Đặc biệt, hoạt động khám sức khoẻ còn là sợi dây giúp gắn kết nội bộ giữa các nhân viên, phòng ban, giữa nhân viên và Ban lãnh đạo với nhau. Bởi lúc này là dịp các nhân viên có cơ hội được kết nối nhiều hơn với nhau, ngoài chuyện công việc. Điều này giúp gia tăng tình đoàn kết công ty và thúc đẩy sự phát triển lâu dài.
Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho cán bộ nhân viên nhằm thể hiện sự quan tâm đối với sức khoẻ của từng lao động
1.2. Lợi ích cho người lao động khi tham gia khám sức khoẻ dành cho nhân viên
Bên cạnh lợi ích mà hoạt động này mang lại cho quý doanh nghiệp, người lao động cũng theo đó hưởng những phúc lợi sau:
– Phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm: Việc tham gia khám sức khoẻ định kỳ 1 năm/lần giúp người lao động phát hiện những dấu hiệu thay đổi bất thường trong cơ thể, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời, không để tình trạng ủ bệnh kéo dài, dẫn đến nguy cơ phát triển thành bệnh mãn tính.
– Hạn chế rủi ro mắc bệnh nghề nghiệp: Mỗi một ngành nghề lại đòi hỏi tính chất nghề nghiệp khác nhau, theo đó kéo theo là những nguy cơ các bệnh nghề nghiệp tiềm ẩn, làm suy giảm năng lực lao động của người lao động, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Do đó, khám sức khoẻ định kỳ cho nhân viên nhằm phát hiện sớm và ngăn chặn những yếu tố độc hại tác động vào cơ thể.
– Giảm thiểu chi phí y tế: Việc phát hiện sớm và điều trị bệnh sớm giúp giảm các chi phí thuốc men và chi phí chữa trị so với giai đoạn bệnh tiến triển nặng.
– An tâm công tác làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống: Khi người lao động nhận kết quả thăm khám hoàn toàn bình thường sẽ giúp an tâm để tận hưởng cuộc sống, cống hiến cho công việc, cho doanh nghiệp mà họ đang làm.
Người lao dộng được đảm bảo quyền lợi từ chính hoạt động ý nghĩa này
2. Thực hiện tổ chức khám sức khoẻ dành cho nhân viên là quy định của Nhà nước
Theo đó, việc tổ chức khám sức khoẻ định kỳ doanh nghiệp là chỉ thị của Nhà nước, yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện nhằm bảo vệ quyền và nghĩa vụ cho người lao động. Dựa vào văn bản Điều 152 Luật Lao động và Điều 21 Luật An toàn vệ sinh lao động đã nêu rõ:
– Doanh nghiệp, hoặc chủ sở hữu lao động phải có trách nhiệm tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên hàng năm. Riêng lao động nữ phải có thêm danh mục khám phụ khoa (bắt buộc); Với lao động nào làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, hoặc lao động là người cao tuổi, người khuyết tật phải được khám sức khoẻ 6 tháng/lần.
– Người lao động làm việc trong môi trường có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cao, bắt buộc phải được khám bệnh nghề nghiệp. Nếu trong trường hợp lao động bị tai nạn nghề nghiệp, doanh nghiệp phải cho lao động khám sức khoẻ sau khi hồi phục để đảm bảo thể chất trước khi tiến hành công tác làm việc.
Tìm hiểu thêm: Cắt bao quy đầu: lợi ích, quy trình và một số lưu ý
Doanh nghiệp tuân thủ Luật nhà nước để đảm bảo quyền cho lao động
3. Một số lưu ý khi khám sức khoẻ nhân viên
Mỗi doanh nghiệp sẽ tổ chức khám sức khoẻ định kỳ dựa vào đặc thù nghề nghiệp và cơ sở y tế mà họ lựa chọn, mà sẽ có những danh mục khám khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là một số lưu ý chung dành cho người lao động nên nắm rõ:
– Nên nhịn ăn trong thời gian 8-10 tiếng trước khi tiến hành xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu, để đảm bảo kết quả thăm khám chính xác.
– Nếu siêu âm tổng quát cần uống nhiều nước và nhịn tiểu trước khi thực hiện để bàng quang, tử cung, buồng trứng (đối với nữ) và tuyến tiền liệt (đối với nam) dễ quan sát, thuận lợi cho bác sĩ.
– Phụ nữ có gia đình không nên quan hệ tình dục trước ngày khám và không khám phụ khoa nếu đang trong thời kỳ kinh nguyệt
– Phụ nữ mang thai không chụp X-quang
– Luôn vệ sinh tai-mũi-họng sạch sẽ để không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn và quan sát của bác sĩ
>>>>>Xem thêm: Khám phụ khoa tại Hà Nội tại Bệnh viện Thu Cúc
Người lao động nên chú ý một số điều khi tham gia khám sức khoẻ công ty để đảm bảo kết quả thăm khám chính xác
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin cho quý vị về hoạt động khám sức khoẻ định kỳ cho nhân viên của công ty.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.