Khám sức khỏe định kỳ 1 năm mấy lần thì đủ

Khám sức khỏe định kỳ 1 năm mấy lần còn tùy thuộc vào độ tuổi, tiền sử bệnh lý và loại hình kiểm tra sức khỏe. Dưới đây là những thông tin hữu ích giúp bạn tìm được câu trả lời thỏa đáng.

Bạn đang đọc: Khám sức khỏe định kỳ 1 năm mấy lần thì đủ

1. Cá nhân nên khám sức khỏe định kỳ 1 năm mấy lần?

Đánh giá từ phía chuyên môn, Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Nguyễn Quang Tuấn cho biết: “Mỗi người hãy dành thời gian đi khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 – 2 lần/ năm, đặc biệt với các đối tượng người già, người có tiền sử bệnh mạn tính,… Đây là cơ sở giúp đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát, đồng thời phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh hoặc biến chứng bệnh trở nặng.”

Khám sức khỏe định kỳ 1 năm mấy lần thì đủ

Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng – 1 năm/ lần theo khuyến cáo của chuyên gia y tế

Tuy nhiên, để biết chính xác thời gian khám sức khỏe định kỳ hàng năm là 1 hay 2 lần thì bạn cần phải căn cứ vào thể trạng sức khỏe hiện tại của bản thân.

1.1. Đối với người khỏe mạnh

Trường hợp bạn đang sở hữu cơ thể khỏe mạnh, tức là kết quả thăm khám gần nhất cho thấy sức khỏe không tiềm ẩn dấu hiệu nào bất thường thì nên duy trì thói quen thăm khám định kỳ 1 năm/ lần.

Lưu ý rằng, việc đánh giá tình trạng sức khỏe cần căn cứ vào kết luận của bác sĩ, chứ không phải cảm nhận của từng cá nhân. Nhiều trường hợp bệnh lý diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng khiến người bệnh chủ quan và bỏ qua hoạt động thăm khám định kỳ.

1.2. Đối với người có tiền sử bệnh mạn tính

Với những người mắc bệnh mạn tính như: Tiểu đường, huyết áp, mỡ máu cao,… thì thời gian thăm khám định kỳ cần được rút ngắn để bác sĩ kịp thời theo dõi các chỉ số sức khỏe. Cụ thể, người bệnh nên duy trì lịch khám định kỳ 6 tháng/ lần, thậm chí là 3 tháng/ lần với những người mắc bệnh ở giai đoạn nặng.

Bên cạnh đó, lứa tuổi và tiền sử bệnh lý gia đình cũng là những yếu tố có thể tác động tới lịch khám sức khỏe định kỳ của từng người. Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, người cao tuổi là đối tượng dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm do sự suy giảm sức đề kháng. Vậy nên, kiểm tra sức khỏe định kỳ là vô cùng thiết yếu giúp người cao tuổi an tâm vui sống.

Khám sức khỏe định kỳ 1 năm mấy lần thì đủ

Người mắc bệnh mạn tính cần chú ý lịch hẹn khám định kỳ

Thông thường, kết thúc quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ chủ động đưa ra lời khuyên chăm sóc sức khỏe và hẹn lịch cho buổi thăm khám tiếp theo. Bạn nên ghi chú mốc thời gian này và đi khám đúng hẹn. Nên nhớ rằng, việc trì hoãn hoạt động này có thể khiến bạn bỏ lỡ “thời điểm vàng” để phát hiện các dấu hiệu bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể, dẫn đến hệ quả đáng tiếc sau này.

2. Doanh nghiệp cần tổ chức khám sức khỏe định kỳ 1 năm mấy lần?

Luật pháp Việt Nam đã quy định rõ, chủ doanh nghiệp phải tổ sức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho người lao động. Số lần thăm khám được quy định như sau:

  • Mỗi doanh nghiệp bắt buộc tổ chức thăm khám thường niên cho người lao động ít nhất 1 năm/ lần.
  • Với những người làm việc nặng nhọc, trong môi trường độc hại, có nguy cơ đối diện với nguy hiểm như: cơ khí, hóa chất, luyện kim, ngành công nghiệp nặng,… được đảm bảo thăm khám định kỳ 2 lần/năm.
  • Lao động làm việc trong ngành thực phẩm cần được thăm khám ít nhất 1 – 2 lần/ năm để loại bỏ nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.
  • Với lao động là nữ giới, ngoài các danh mục thăm khám cơ bản, cần được khám chuyên khoa phụ sản 1 năm 2 lần.

Tìm hiểu thêm: Khám sức khoẻ dành cho nhân viên mang lại lợi ích gì?

Khám sức khỏe định kỳ 1 năm mấy lần thì đủ

Thăm khám định kỳ cho người lao động là yêu cầu bắt buộc của doanh nghiệp

Nên nhớ rằng, quy định này là điều kiện “ít nhất” mà các doanh nghiệp cần tuân thủ. Nếu có điều kiện, công ty của bạn hoàn toàn có thể tổ chức nhiều hơn 1 – 2 buổi kiểm tra sức khỏe dành cho nhân viên của mình. Điều này không chỉ thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo tới những người đang trực tiếp lao động tại doanh nghiệp, mà qua đó, người quản lý có thể nắm được tình trạng sức khỏe chung, đồng thời sắp xếp lao động phù hợp với vị trí công việc. Đây cũng là một trong những điều kiện giúp thúc đẩy năng suất lao động, gia tăng lợi nhuận cho công ty.

3. Hệ quả khi bỏ lỡ buổi thăm khám định kỳ

Không ít người thường “tặc lưỡi” bỏ qua việc thăm khám định kỳ hàng năm, thậm chí chẳng mấy khi quan tâm tới sức khỏe của chính bản thân mình. Tuy nhiên, những hệ quả dưới đây sẽ phần nào cảnh tỉnh những người đang có xu hướng “bỏ quên” sức khỏe.

Bỏ lỡ “thời điểm vàng” để phát hiện bệnh tật

Thật vậy, nếu bạn cứ tiêp tục trì hoãn hoạt động kiểm tra sức khỏe từ năm này qua năm khác thì chính bạn đang tự tước đi cơ hội phát hiện mầm mống bệnh tật tiềm ẩn trong cơ thể. Nhiều loại bệnh mạn tính, nguy hiểm, trong đó có cả ung thư thường rất ít có biểu hiện rõ ràng ở những giai đoạn đầu. Do vậy, chỉ có thăm khám thường xuyên mới giúp bạn chủ động kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe, sớm phát hiện dấu hiệu bệnh lý bất thường và kịp thời đưa ra phương án xử trí hiệu quả.

Ung thư được phát hiện ở giai đoạn nào sẽ quyết định trực tiếp tới tỷ lệ sống còn của cá thể người bệnh. Tương tự như vậy, các bệnh lý mạn tính lâu dần có thể biến chứng nặng và đe dọa tới tính mạng.

Tăng tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp

Thực tế cho thấy, bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam đang ở mức báo động với tỷ lệ ngày càng tăng và tập trung chủ yếu ở các bệnh bụi phổi, điếc,… Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những thống kê đáng buồn này là do sức khỏe của người lao động chưa được quan tâm đúng mức.

Khám sức khỏe định kỳ 1 năm mấy lần thì đủ

>>>>>Xem thêm: Bệnh viện khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên nào tốt nhất?

Kiểm tra sức khỏe thường niên giúp loại bỏ nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp

Tốn kém chi phí, thời gian điều trị

So với việc “diệt trừ” mầm mống bệnh tật ngay từ khi khởi phát, thì thăm khám muộn khi bệnh đã biến chứng trở nặng đòi hỏi mất rất nhiều thời gian, cũng như kinh phí điều trị. Bên cạnh đó, hiệu quả chữa trị không cao, rất khó khôi phục nguyên trạng sức khỏe như ban đầu.

Vậy khám sức khỏe định kỳ 1 năm mấy lần? – Chắc hẳn bạn đã tự có câu trả lời cho riêng mình. Đừng trì hoãn lịch khám thường niên và bỏ quên sức khỏe của mình!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *