Khám sức khoẻ tổng quát cho bé đã và đang trở thành một xu hướng để bảo vệ sức khỏe cho mầm non đất nước. Vậy hoạt động khám sức khỏe cho trẻ sẽ bao gồm những danh mục gì? Thời điểm nào phù hợp để thăm khám? Có điều gì cần lưu ý trước khi cho bé đi khám sức khỏe không? Cùng Thu Cúc TCI tham khảo trong bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Khám sức khoẻ tổng quát cho bé cần lưu ý điều gì?
1. Vai trò của khám sức khoẻ tổng quát cho bé
Khám sức khỏe cho bé, đặc biệt khi bé có những dấu hiệu bất thường là việc làm hết sức cần thiết và đem lại nhiều lợi ích. Cụ thể:
– Theo dõi sự phát triển của bé. Khám sức khỏe tổng quát giúp các bậc phụ huynh hiểu được con mình có đang phát triển theo đúng tiêu chuẩn độ tuổi hay không, bé có đang thừa cân hay suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó khám sức khỏe tổng quát giúp đánh giá một cách toàn diện thể chất và sự phát triển tư duy, ngôn ngữ của bé.
– Phòng ngừa, dự phòng bệnh tật. Khi thăm khám, bố mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể về các vấn đề sức khỏe cũng như lộ trình tiêm phòng cho bé. Tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp bé phòng ngừa những bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm.
– Tầm soát bệnh tật hiệu quả. Khi có có những biểu hiện bất thường, phụ huynh cần cho bé khám sức khỏe để nhận biết sớm những bệnh bẩm sinh, di truyền như bệnh tim, động kinh,…
– Giải đáp lo ngại của bố mẹ. Thông qua kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ trao đổi giúp phụ huynh hiểu về tình trạng của bé, từ đó đưa ra những lời khuyên sức khỏe phù hợp.
Khám sức khỏe tổng quát cho trẻ là hoạt động hết sức quan trọng.
2. Danh mục và thời điểm cho trẻ khám sức khỏe tổng quát
2.1. Danh mục khám sức khoẻ tổng quát cho bé
Khác với khám sức khỏe cho người lớn, quá trình khám tổng quát cho bé không cần thực hiện quá nhiều danh mục. Chỉ khi nghi ngờ có nguy cơ bất thường, bác sĩ mới chỉ định thực hiện các phương pháp phù hợp như chụp x-quang, siêu âm,… để hỗ trợ chẩn đoán.
Về cơ bản, khám tổng quát cho trẻ chủ yếu thực hiện các mục
Khám lâm sàng
Đây là bước thăm khám đầu tiên nhằm kiểm tra nhi khoa tổng quát bao gồm:
– Tai mũi họng
– Răng hàm mặt
– Khám mắt
– Cân nặng, chiều cao
– Nghe tim phổi đánh giá sơ bộ các bệnh lý hô hấp, tim mạch
– Tính chỉ số BMI đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng hoặc thừa cân
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cơ sở để bác sĩ chẩn đoán một số bệnh lý nguy hiểm đồng thời kiểm tra tình trạng bên trong cơ thể trẻ. Cụ thể:
– Bệnh lý về máu như thiếu máu,…
– Bệnh lý gan, thận, tiết niệu,…
– Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng
– Kiểm tra lượng sắt trong máu
– Phát hiện nguy cơ tiểu đường
Chẩn đoán hình ảnh
Trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh lý bụng hoặc phổi. Do đó, khi khám sức khỏe tổng quát bé cần thực hiện chụp x-quang ngực thẳng và siêu âm ổ bụng.
– Kết quả x-quang ngực thẳng là cơ sở chẩn đoán bệnh lý phổi.
– Kết quả siêu âm ổ bụng là cơ sở chẩn đoán bệnh lý các tạng ở ổ bụng như tụy, lách, thận,…
Bố mẹ không cần quá lo lắng khi thực hiện chẩn đoán hình ảnh cho bé bởi hiện nay với sự hỗ trợ từ công nghệ hiện đại, các bước thăm khám được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng và an toàn cho sức khỏe của bé.
Tìm hiểu thêm: Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên – Doanh nghiệp cần nắm rõ
Kết quả chụp x-quang ngực thẳng hỗ trợ bác sĩ trong chẩn đoán các bệnh lý hô hấp.
2.2. Thời điểm thích hợp để khám sức khoẻ tổng quát cho bé
Tuy tầm quan trọng của khám sức khỏe tổng quát cho trẻ đã được phổ biến rõ ràng, nhiều bố mẹ vẫn phân vân không biết khi nào cho bé đi khám là hợp lý. Về cơ bản, phụ huynh nên chú ý khám sức khỏe cho bé ở các giai đoạn sau:
– Giai đoạn 2 năm đầu đời
– Giai đoạn trẻ hơn 2 tuổi
– Giai đoạn trẻ hơn 12 tuổi
Ở hai giai đoạn đầu, bé sẽ được kiểm tra sức khỏe một cách tổng quát từ theo dõi cân nặng, chiều cao, kích thước vòng đầu, đồng thời bác sĩ sẽ đánh giá quá trình phát triển cả về thần kinh và vận động của bé. Sau 2 năm đầu đời, bé sẽ được theo dõi và tiêm nhắc lại một số loại vaccine.
Ở giai đoạn sau khi thực hiện thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định một số kiểm tra cơ bản như:
– Xét nghiệm sinh hóa, công thức máu
– Kiểm tra nồng độ đường huyết
– Xét nghiệm mỡ máu
– Kiểm tra chức năng gan thận
– Xét nghiệm nước tiểu
– Siêu âm bụng tổng quát
– Chụp x-quang phổi
3. Những lưu ý trước khi khám sức khỏe cho bé
Trước khi cho bé đi khám sức khỏe, bố mẹ cần lưu ý những điểm sau:
– Chọn địa chỉ thăm khám tổng quát uy tín, có cơ sở vật chất khang trang, thiết bị y tế hiện đại và đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.
– Đặt lịch trước khi đến khám để tiết kiệm thời gian thủ tục hồ sơ tối đa.
– Cho bé nhịn ăn sáng và không uống các loại nước có gas, nước ngọt, trà, cà phê,… Chỉ nên cho bé uống nước lọc để không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
– Thông báo cho bác sĩ các thông tin về bệnh sử gia đình, bệnh sử của bé và các loại thuốc bé đang sử dụng.
– Chuẩn bị sẵn các câu hỏi nếu cần sự tư vấn của bác sĩ. Bố mẹ thay vì ngại ngùng hãy mạnh dạn trao đổi với bác sĩ để chăm sóc bé hiệu quả nhất.
Nếu bố mẹ vẫn đang phân vân không biết lựa chọn địa chỉ nào để đăng kí thăm khám cho bé thì Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI chính là một sự lựa chọn đáng lưu tâm. Khi đăng ký thăm khám tổng quát cho bé tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, bố mẹ và bé sẽ được trải nghiệm thăm khám trong không gian rộng rãi, thoáng mát với sự hỗ trợ của trang thiết bị y tế tiên tiến như máy chụp CT đa dãy, MRI, hệ thống xét nghiệm tự động,… Bên cạnh đó, Thu Cúc TCI quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa trình độ cao, giàu kinh nghiệm. Bác sĩ luôn tư vấn, giải thích các kết quả thăm khám và cho lời khuyên, tư vấn về tình hình sức khỏe của bé.
Một điểm đặc biệt hơn khi thăm khám cho bé tại Thu Cúc TCI chính là hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh. Hiện nay, tình trạng kháng kháng sinh đang ở mức báo động do việc sử dụng thuốc bừa bãi. Tại Thu Cúc TCI, khi bé mắc bệnh và cần điều trị, các bác sĩ sẽ cân nhắc và hạn chế tối đa việc chỉ định cho bé.
>>>>>Xem thêm: Phòng khám nhi chất lượng cao Tại Bệnh viện Thu Cúc
Thu Cúc TCI là địa chỉ được hàng nghìn gia đình Việt tin chọn khi có nhu cầu khám sức khỏe.
Hi vọng qua bài viết trên, bạn đã được giải đáp những thắc mắc về khám sức khỏe tổng quát cho trẻ cũng như bỏ túi được một địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.