Nguồn nhân lực được đánh giá là nguồn tài sản vô giá của mỗi doanh nghiệp. Nếu nguồn nhân lực với sức khỏe tốt sẽ đảm bảo năng suất làm việc và kết quả thành công của doanh nghiệp. Và ngược lại, sức khỏe nguồn nhân lực không được đảm bảo sẽ gây khó khăn trong phát triển doanh nghiệp trong tương lai gần. Do đó, khám sức khỏe tổng quát doanh nghiệp là giải pháp vàng hiện nay. Hoạt động này được nhiều doanh nghiệp chủ động thực hiện với nhiều lợi ích mang lại cho cả 2 bên.
Bạn đang đọc: Khám sức khỏe tổng quát doanh nghiệp mang lại lợi ích gì?
1. Doanh nghiệp có bắt buộc phải khám sức khỏe không?
Sau khi được tuyển dụng và đi làm trong doanh nghiệp, theo Điều 152 “Bộ luật lao động 2019” thì người lao động có quyền được chăm sóc sức khỏe. Cụ thể:
+ Người sử dụng lao động phải tổ chức hoạt động khám sức khỏe cho toàn bộ nhân viên bao gồm cả nhân viên chính thức, người học nghề và tập nghề mỗi năm 1 lần.
Đối với nhóm người lao động đặc biệt như những người lao động làm việc nặng nhọc, độc hại hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại; người lao động dưới 18 tuổi hoặc người lao động lớn tuổi (là người tiếp tục lao động sau độ tuổi về hưu theo luật định); người lao động là người khuyết tật thì được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần.
Doanh nghiệp bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho toàn bộ nhân viên của mình
+ Người sử dụng lao động có trách nhiệm cho lao động nữ khám chuyên khoa phụ sản ít nhất 6 tháng/lần
+ Doanh nghiệp phải có trách nhiệm tổ chức khám bệnh nghề nghiệp đáp ứng theo yêu cầu của Bộ Y tế cho những người lao động làm việc trong môi trường có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, việc tổ chức khám sức khỏe cho người lao động là việc làm bắt buộc, nhằm bảo đảm điều kiện lao động chứ không phải là chính sách ưu đãi hay phúc lợi cho người lao động.
2. Lựa chọn khám sức khỏe tổng quát, doanh nghiệp được lợi gì?
2.1. Danh mục thiết yếu trong gói khám sức khỏe tổng quát doanh nghiệp
Thông thường, gói khám sức khỏe tổng quát doanh nghiệp gồm 2 bước khám chính. Đó là: khám lâm sàng và cận lâm sàng. Hoàn tất 2 bước khám này sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe hiện tại của người lao động. Bên cạnh đó, phát hiện những dấu hiệu bất thường và nhận tư vấn điều trị phù hợp, ngăn ngừa biến chứng xấu xảy đến.
Khám lâm sàng là bước khám đầu tiên, người lao động lần lượt thực hiện các danh mục sau:
– Đo thể lực, huyết áp
– Khám nội chung
– Khám ngoại
– Khám da liễu
– Khám mắt
– Khám tai – mũi – họng
– Khám răng – hàm – mặt
– Đối với nữ sẽ thực hiện khám phụ khoa (tùy nhu cầu)
Kiểm tra răng hàm mặt là danh mục thiết yếu trong gói khám sức khỏe doanh nghiệp
Khám cận lâm sàng là bước khám tiếp theo mà người lao động cần thực hiện. Tại đây sẽ gồm: xét nghiệm máu, nước tiểu và chụp X-quang ngực thẳng.
– Xét nghiệm máu: kiểm tra công thức máu; đánh giá số lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu; xác định có thiếu máu hay không,…
– Xét nghiệm nước tiểu: kiểm tra đái tháo đường, phát hiện và theo dõi các bệnh viêm đường tiết niệu,…
– Chụp X-quang: nhằm phát hiện vấn đề bất thường ở tim, phổi.
Ngoài ra, tùy vào đặc thù mỗi doanh nghiệp có thể bổ sung một vài danh mục khám thiết yếu khác như:
– Đo điện tim
– Siêu âm tuyến giáp
– Siêu âm ổ bụng tổng quát
Tìm hiểu thêm: Quy định khám sức khỏe định kỳ trong doanh nghiệp theo thông tư mới
Chụp X-quang thường được thực hiện trong khám sức khỏe cho nhân viên
2.2. Lợi ích tuyệt vời từ khám sức khỏe tổng quát doanh nghiệp
Khi được kiểm tra sức khỏe tổng quát với bác sĩ giỏi chuyên môn, cả doanh nghiệp lẫn người lao động đều nhận lại lợi ích rất lớn.
2.2.1. Với người lao động
– Được đánh giá tình hình sức khỏe hiện tại
– Phát hiện và chẩn đoán sớm các bệnh lý ở giai đoạn khởi phát
– Nhận phác đồ điều trị bệnh kịp thời, tăng cơ hội điều trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm
– Thời gian điều trị được rút ngắn, tiết kiệm chi phí điều trị tối đa
– Theo dõi và phát hiện, loại bỏ nguy cơ tiềm ẩn gây nên bệnh nghề nghiệp
– Đảm bảo người lao động có đầy đủ sức khỏe làm việc, đảm bảo hiệu quả năng suất
Nhân viên nắm bắt được sức khỏe hiện tại và giảm nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp
2.2.2. Với doanh nghiệp:
– Đánh giá chất lượng sức khỏe của nguồn nhân lực, từ đó phân loại sức khỏe để có biện pháp kịp thời
– Phát hiện và điều trị kịp thời giúp giảm chi phí y tế, chi phí bồi thường cho người lao động mắc bệnh
– Thể hiện trách nhiệm với mỗi cá nhân trong doanh nghiệp, đồng thời trách nhiệm với xã hội
– Khám sức khỏe tổng quát doanh nghiệp mang đến ảnh tốt với nhân viên, tạo nên sự gắn bó chặt chẽ trong nội bộ. Bên cạnh đó thu hút cả những nguồn nhân lực mới
– Bảo vệ sức khỏe nguồn nhân lực tạo sự bền vững cho doanh nghiệp
– Nâng cao năng suất làm việc, giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động hay các bệnh nghề nghiệp khác.
>>>>>Xem thêm: Giúp bạn tìm hiểu từ A – Z về khám tổng quát trẻ em
Doanh nghiệp bảo vệ được nguồn nhân lực và tạo sự bền vững phát triển cho mình
Có thể thấy, khám sức khỏe tổng quát doanh nghiệp mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời. Không chỉ theo dõi, bảo vệ sức khỏe cho người lao động mà còn tạo nên sự bền vững cho doanh nghiệp, giảm bớt gánh nặng về chi phí y tế trong tương lai nếu có nhân viên mắc bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.