Khám thai 22 tuần cần làm những xét nghiệm gì? Lưu ý khi khám thai

Tuần thai thứ 22 được coi là tuần thai thích hợp nhất để thực hiện khám, theo dõi sức khỏe thai định kỳ. Ở tuần thai này, thai nhi đã phát triển tổng thể về hình thái một cách rõ ràng. Cơ thể của mẹ cũng bắt đầu có một số thay đổi lớn. Bên cạnh đó, mẹ có nguy cơ gặp phải một vài bệnh lý thai kỳ nghiêm trọng. Vậy chị em đã biết liệu thai 22 tuần cần làm những xét nghiệm gì?

Bạn đang đọc: Khám thai 22 tuần cần làm những xét nghiệm gì? Lưu ý khi khám thai

1. Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu và tình trạng phát triển của thai nhi ở tuần 22

Tuần thai thứ 22 là một trong những mốc giữa thai kỳ cần được chú ý. Ở tuần thai này, cơ thể, hình thái của thai đã ổn định và có thể thực hiện tầm soát một số dị tật từ sớm.

1.1. Tình trạng phát triển về hình thái của thai nhi ở tuần 22

Ở tuần 22, thai nhi có chiều dài khoảng 25 đến 26cm, cân nặng khoảng 450g. Giai đoạn hoàn thiện và phát triển, thai nhi thường xuyên cử động, quẫy đạp trong bụng mẹ. Khuôn mặt, chân tay đã đầy đủ. Xung quanh cơ thể bé còn hình thành một lớp lông tơ.

Ngoài ra, các cơ quan bên trong cũng đang dần ổn định. Hệ thần kinh trong giai đoạn phát triển mạnh. Ngoài ra, các cơ quan nội tạng như tim, thận, hệ tiêu hóa, bàng quang cũng đang trong quá trình hoàn thiện.

Khám thai 22 tuần cần làm những xét nghiệm gì? Lưu ý khi khám thai

Ở tuần 22, thai nhi đã có đầy đủ các bộ phận bên ngoài, các cơ quan bên trong cũng đang dần ổn định

Khám, khảo sát dị tật thai nhi ở tuần 22 có thể kiểm soát được những vấn đề bất thường ngay từ khi mọi cơ quan của trẻ đang bước đầu ổn định. Từ đó, bác sĩ sẽ có hướng can thiệp sớm hoặc đưa ra lời khuyên có lợi cho thai kỳ.

1.2. Sự thay đổi của thai phụ khi bước vào tuần thai thứ 22

Ở mốc tuần thai này, mẹ bầu tăng cân nhanh chóng do thai nhi đang trong giai đoạn ổn định và phát triển. Chính vì vậy, các chỉ số như huyết áp, nhịp tim có thể bất thường ở một vài thời điểm. Mẹ bầu cần được theo dõi tình trạng sức khỏe, chăm sóc Sản khoa để tránh gặp phải những bệnh lý, biến chứng thai sản bất thường.

2. Ý nghĩa của việc khám thai ở tuần 22

Khám thai định kỳ là việc mà bất cứ mẹ bầu nào cũng nên làm, kể cả khi sức khỏe của thai phụ hoàn toàn bình thường. Mốc tuần thai 22 là mốc rất quan trọng. Ở giai đoạn này, các cơ quan, bộ phận bên ngoài và cả bên trong thai nhi gần như đã hoàn thiện, cần được kiểm tra, đánh giá về tốc độ phát triển, các vấn đề dị tật dễ gặp.

Một số dị tật có thể phát hiện ở tuần thai này gồm sứt môi, hở hàm ếch, dị tật bẩm sinh tại tim, phổi, thận, sự phát triển bất thường tại các chi,… Ngoài ra, thông qua việc siêu âm ở tuần 22, các mẹ cũng có thể nắm rõ tình trạng nước ối, nhau thai,… xác định một vài bất thường xảy ra và có hướng khắc phục sớm, hiệu quả.

3. Đi khám thai tuần 22 cần thực hiện xét nghiệm gì? Một vài lưu ý cho mẹ bầu

Điều các mẹ quan tâm trước mỗi buổi khám thai định kỳ là các xét nghiệm cần thực hiện. Tại tuần thai thứ 22, các mẹ sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định làm một số xét nghiệm bên cạnh việc thăm khám để xác định chính xác sức khỏe thai kỳ, tình trạng chung của mẹ và bé.

3.1. Đi khám thai 22 tuần cần làm những xét nghiệm gì?

Sau khi thực hiện những bước khám ban đầu như kiểm tra chỉ số sinh tồn: cân nặng, huyết áp, nhịp tim,… các mẹ bầu sẽ được thăm khám cùng bác sĩ Sản khoa để nhận chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết.

– Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu ở tuần thai này giúp đánh giá phần nào tình trạng sức khỏe ở thai phụ. Điển hình nhất, xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện sớm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật,… Thông qua các chỉ số thu được, bác sĩ Sản khoa sẽ tư vấn, đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống phù hợp hơn để mẹ bầu cân đối, điều chỉnh lại, hạn chế tối đa việc gặp phải những bệnh lý kể trên.

– Xét nghiệm máu: Ở giai đoạn này, việc xét nghiệm máu là rất cần thiết, giúp bác sĩ nắm bắt được nhiều vấn đề về  sức khỏe của mẹ và cả thai nhi. Dựa vào kết quả nhóm máu, huyết đồ, bác sĩ có thể phát hiện được những bệnh lý lây truyền từ mẹ sang con, yếu tố Rh trong máu, kiểm tra trong máu có chứa những virus gây bệnh nguy hiểm hay không,… Đồng thời, đây cũng là xét nghiệm giúp phát hiện trẻ có bị hội chứng Down hay bệnh lý nào khác.

Khám thai 22 tuần cần làm những xét nghiệm gì? Lưu ý khi khám thai

Thai 22 tuần cần làm những xét nghiệm gì? Một số xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu sẽ giúp đánh giá chi tiết tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi

– Xét nghiệm Triple Test: Với các mẹ bầu chưa thực hiện xét nghiệm Double test từ tuần thứ 12, đây sẽ là thời điểm thích hợp để làm xét nghiệm Triple Test. Đây là xét nghiệm giúp sàng lọc sớm dị tật ở thai nhi, phát hiện nguy cơ rối loạn nhiễm sắc thể ở trẻ. Những bất thường này được thể hiện thông qua sự tăng, giảm của nồng độ AFP. Độ chính xác của xét nghiệm này là rất cao, có thể loại bỏ những nỗi lo về dị tật thai nhi ngay từ sớm.

Ngoài những xét nghiệm trên, các mẹ bầu còn được thực hiện siêu âm thai ở giai đoạn này. Các mẹ có thể thực hiện siêu âm 5D để đánh giá tốt nhất, chính xác nhất hình thái thai nhi, gồm: Mắt, mũi, khuôn mặt, môi, tai, trán, độ cao trán, chu vi đầu, đường kính lưỡng đỉnh, kiểm tra tứ chi,… để phát hiện các bất thường, sàng lọc dị tật bẩm sinh.

Ngoài ra, siêu âm 5D còn giúp kiểm tra các cơ quan bên trong như não, tim, phổi, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, cơ xương, sàng lọc dị tật ở đốt sống.

Tìm hiểu thêm: Ung thư phổi di căn sống được bao lâu?

Khám thai 22 tuần cần làm những xét nghiệm gì? Lưu ý khi khám thai

Siêu âm 5D là bước quan trọng cần thực hiện trong buổi khám thai mốc tuần 22

Bên cạnh việc kiểm tra, sàng lọc các vấn đề ở thai nhi, siêu âm 5D còn giúp đánh giá chỉ số nước ối, dây rốn có vấn đề bất thường nào không, vị trí bánh rau có phù hợp không,… Một loạt các vấn đề cần kiểm tra này sẽ giúp mẹ bầu có sự chuẩn bị tốt hơn cho những tháng cuối của thai kỳ và cho quá trình vượt cạn.

3.2. Khám thai 22 tuần cần làm những xét nghiệm gì? Một vài lưu ý cho mẹ bầu

Việc thực hiện các xét nghiệm ở tuần 22 là điều cần thiết. Mỗi mẹ bầu cần chuẩn bị kỹ lưỡng bằng cách chú ý một vài vấn đề sau đây:

– Nhịn ăn, uống tất cả các loại đồ uống, thực phẩm (trừ nước lọc) trước khi làm xét nghiệm máu khoảng 8 đến 10 tiếng.

– Khi lấy mẫu nước tiểu, cần loại bỏ nước tiểu đầu để đảm bảo độ chính xác.

– Mặc đồ rộng, thoáng để tiện cho việc thăm khám, siêu âm, lấy mẫu máu.

– Nghỉ ngơi sớm, ngủ đủ giấc để chuẩn bị cho buổi khám, làm xét nghiệm, tránh bị mệt.

– Mang theo kết quả khám trước đó, sổ theo dõi sức khỏe thai kỳ (nếu có) khi đi khám.

– Chuẩn bị trước những vấn đề cần hỏi, liệt kê một số biểu hiện gần đây để trao đổi cùng bác sĩ trong buổi đọc kết quả.

Khám thai 22 tuần cần làm những xét nghiệm gì? Lưu ý khi khám thai

>>>>>Xem thêm: Bọc răng sứ mất bao nhiêu thời gian thì hoàn thiện?

Các mẹ bầu cần chuẩn bị kỹ trước buổi khám thai tuần 22 để đạt hiệu quả tốt nhất

Hiện nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ khám thai, sàng lọc trước sinh. Tuy nhiên chị em nên cân nhắc lựa chọn địa chỉ uy tín, phù hợp với nhu cầu của bản thân và đảm bảo được chất lượng khám, theo dõi thai kỳ, bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đưa ra những ý kiến chính xác và lời khuyên đúng đắn.

Để bảo vệ sức khỏe thai sản cho các mẹ bầu, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã đưa ra các gói Thai sản từ tuần 8 đến khi chuyển dạ, giúp các mẹ có một hành trình mang thai, sinh nở an toàn, hạnh phúc. Với các gói thai sản theo từng mốc tuần thai, ngoài việc được khám thai không giới hạn, kiểm tra sức khỏe thai định kỳ và làm các xét nghiệm theo từng mốc tuần quan trọng, các mẹ còn được thực hiện siêu âm thai. Sau mỗi buổi khám, các bác sĩ sẽ tổng hợp lại thông tin, phân tích kết quả và đưa ra cho mẹ bầu những lời khuyên tốt nhất để cải thiện vấn đề đang gặp phải trong thai kỳ, giúp thai kỳ ổn định hơn.

Dịch vụ Thai sản trọn gói còn chăm sóc sức khỏe mẹ và bé cho tới khi hoàn tất quá trình lưu viện. Mẹ sẽ được sinh thường/sinh mổ trong phòng sinh vô khuẩn, được hỗ trợ bởi các bác sĩ Sản khoa nhiều kinh nghiệm cùng ekip mổ có chuyên môn. Sau sinh, các mẹ được lưu viện trong thời gian phù hợp và được hưởng đầy đủ những dịch vụ tiện ích như hỗ trợ chăm sóc bé, cơm dinh dưỡng 3 bữa/ngày, massage giúp lưu thông sữa,… Các mẹ bầu nên chủ động lựa chọn gói thai sản phù hợp để chăm sóc sức khỏe thai kỳ ngay từ sớm nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *