Khám thai 26 tuần?Lịch khám thai và siêu âm

Khám thai 26 tuần không chỉ giúp theo dõi sức khỏe thai nhi mà đây còn là thời điểm phù hợp cho mẹ bầu tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên hoặc mũi nhắc lại nếu mang thai lần 2.

Sự phát triển của thai nhi 26 tuần tuổi

Ở tuần thai thứ 26, bé nặng khoảng 900 – 910g, cao khoảng 35 cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân. Trong giai đoạn này, sự thay đổi của bé chủ yếu ở cân nặng, các phát triển về chức năng trong cơ thể không có tiến triển nhiều. Hệ thần kinh trong tai của bé phát triển tốt và nhạy cảm hơn, bé đã có thể nghe thấy giọng nói của mẹ và những người xung quanh. Cơ quan xúc giác cũng phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của nhiều mô não.

Lịch khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ giúp bác sĩ đánh giá kịp thời sức khỏe của mẹ và bé cũng như có sự chuẩn bị chu đáo cho hành trình vượt cạn “mẹ tròn con vuông”

Ở tuần này, mắt bé có thể mở ra và bé bắt đầu chớp mắt được. Thân mình dù chưa to lên nhiều nhưng so với kích thước của đầu đã dần cân xứng hơn. Phản ứng nuốt dịch ối của bé thuần thục hơn, là bài tập cho việc hít thở sau này.

Sự thay đổi của cơ thể người mẹ

Ở tuần thai thứ 26, tử cung của mẹ ngày càng lớn lên không ngừng, gây áp lực lên các tĩnh mạch, lên các dây thần kinh và áp lực vào bàng quang khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đau lưng, thỉnh thoảng bị chuột rút ở bắp chân, đi tiểu nhiều.

Mẹ bầu cũng gặp những rắc rối về giấc ngủ, ngủ không ngon giấc do khi ngủ, những lo âu về thai sản làm mẹ bị thức giấc. Bên cạnh đó sản phụ có thể thấy xuất hiện nhiều gân màu đỏ dưới chân, mặt, cổ tay,…do lượng máu trong cơ thể tăng lên khiến các mao mạch, tĩnh mạch lưu thông không kịp. Chị em cần tránh ngồi lâu một chỗ, nên đứng lên đi lại hoặc xoa bóp, massage các đầu gối và cơ bắp.

Ngoài ra nếu mẹ bầu đang phải đối mặt với chứng ợ nóng và táo bón thì nên lựa chọn những thức ăn thanh đạm, tránh ăn đồ dầu mỡ, phô mai, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Khám thai 26 tuần tuổi

Đây là một trong những mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Trong lần khám thai này, ngoài những bước thăm khám thông thường, mẹ bầu sẽ được tiêm phòng uốn ván lần 1.

Tiêm phòng uốn ván cho sản phụ là một biện pháp an toàn và hiệu quả để phòng uốn ván rốn cho trẻ sơ sinh – một trong những bệnh nặng khiến cho thần kinh trung ương bị nhiễm độc bởi độc tố của trực khuẩn uốn ván.

Xem thêm

>> Khám thai 30 tuần

> Khám thai 32 tuần làm những gì?

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Khám thai 26 tuần?Lịch khám thai và siêu âm

Khám thai 26 tuần không chỉ giúp theo dõi sức khỏe thai nhi mà đây còn là thời điểm phù hợp cho mẹ bầu tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên hoặc mũi nhắc lại nếu mang thai lần 2.

Sự phát triển của thai nhi 26 tuần tuổi

Ở tuần thai thứ 26, bé nặng khoảng 900 – 910g, cao khoảng 35 cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân. Trong giai đoạn này, sự thay đổi của bé chủ yếu ở cân nặng, các phát triển về chức năng trong cơ thể không có tiến triển nhiều. Hệ thần kinh trong tai của bé phát triển tốt và nhạy cảm hơn, bé đã có thể nghe thấy giọng nói của mẹ và những người xung quanh. Cơ quan xúc giác cũng phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của nhiều mô não.

Lịch khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ giúp bác sĩ đánh giá kịp thời sức khỏe của mẹ và bé cũng như có sự chuẩn bị chu đáo cho hành trình vượt cạn “mẹ tròn con vuông”

Ở tuần này, mắt bé có thể mở ra và bé bắt đầu chớp mắt được. Thân mình dù chưa to lên nhiều nhưng so với kích thước của đầu đã dần cân xứng hơn. Phản ứng nuốt dịch ối của bé thuần thục hơn, là bài tập cho việc hít thở sau này.

Sự thay đổi của cơ thể người mẹ

Ở tuần thai thứ 26, tử cung của mẹ ngày càng lớn lên không ngừng, gây áp lực lên các tĩnh mạch, lên các dây thần kinh và áp lực vào bàng quang khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đau lưng, thỉnh thoảng bị chuột rút ở bắp chân, đi tiểu nhiều.

Mẹ bầu cũng gặp những rắc rối về giấc ngủ, ngủ không ngon giấc do khi ngủ, những lo âu về thai sản làm mẹ bị thức giấc. Bên cạnh đó sản phụ có thể thấy xuất hiện nhiều gân màu đỏ dưới chân, mặt, cổ tay,…do lượng máu trong cơ thể tăng lên khiến các mao mạch, tĩnh mạch lưu thông không kịp. Chị em cần tránh ngồi lâu một chỗ, nên đứng lên đi lại hoặc xoa bóp, massage các đầu gối và cơ bắp.

Ngoài ra nếu mẹ bầu đang phải đối mặt với chứng ợ nóng và táo bón thì nên lựa chọn những thức ăn thanh đạm, tránh ăn đồ dầu mỡ, phô mai, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Khám thai 26 tuần tuổi

Đây là một trong những mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Trong lần khám thai này, ngoài những bước thăm khám thông thường, mẹ bầu sẽ được tiêm phòng uốn ván lần 1.

Tiêm phòng uốn ván cho sản phụ là một biện pháp an toàn và hiệu quả để phòng uốn ván rốn cho trẻ sơ sinh – một trong những bệnh nặng khiến cho thần kinh trung ương bị nhiễm độc bởi độc tố của trực khuẩn uốn ván.

Xem thêm

>> Khám thai 30 tuần

> Khám thai 32 tuần làm những gì?

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *