Khám thai 3 tháng cuối là khám những gì

Tuần 34 là thời điểm tiếp tục phát triển để đạt tới đỉnh cao của các chỉ số cơ thể và chỉ khoảng 2 tháng nữa quá trình mang thai của mẹ sẽ kết thúc. Chính vì vậy khám thai ở tuần 34 không chỉ giúp mẹ bầu chăm sóc sức khỏe đúng cách mà còn mang lại nhiều lợi ích cho thai nhi. Vậy khám thai ở tuần 34 là khám những gì, mục đích của việc khám thai tuần 34 ra sao? Bài viết dưới đây Thu Cúc sẽ giúp các mẹ bầu giải đáp các thắc mắc này.Khám thai tuần 34 là khám những gì

Bạn đang đọc: Khám thai 3 tháng cuối là khám những gì

Lịch khám thai 3 tháng cuối

Thời điểm 3 tháng cuối bên cạnh cảm giác háo hức và mong đợi con chào đời thì mẹ bầu cũng sẽ nhận thấy có những thay đổi rõ rệt nhất về cân nặng cũng như sự phát triển của thai nhi. Mẹ sẽ tăng cân nhanh ở giai đoạn này đồng thời thai nhi sẽ đạp mạnh và tần suất nhiều hơn. Cơ thể mẹ lúc này sẽ có các dấu hiệu như: phù chân, đau vùng xương hông dưới, đau lưng, khó thở, tiểu nhiều…

Do vậy, mẹ cần tuân thủ lịch đi khám vào 3 tháng cuối của thai kỳ để đảm bảo sức khỏe của mình cũng như theo dõi được sự phát triển của thai nhi.

Khi khám thai ở tuần 34 thông thường mẹ sẽ được thăm khám:

  • Khám thai: Kiểm tra cân nặng, huyết áp, nhịp tim.. để đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi
  • Siêu âm 2D: Xác định ngôi thai và các bất thường về thai nhi, nhau thai, nước ối cũng như các hiện tượng bất thường như: dây rốn quấn cổ, vị trí rau bám…
  • Tổng phân tích nước tiểu: Phát hiện các rối loạn như nhiễm trùng đường tiểu, bệnh thận và đái tháo đường

Ngoài ra tại Bệnh viện Thu Cúc, mẹ bầu còn được hỗ trợ tư vấn các vấn đề về chế độ dinh dưỡng cho thai kỳ ở tuần 34 để kịp thời bổ sung các chất dinh dưỡng cho thai nhi ở giai đoạn quan trọng này.

Khám thai 3 tháng cuối là khám những gì

Mẹ cần cần tuân thủ lịch đi khám vào 3 tháng cuối của thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con

Tháng cuối thai kỳ nên siêu âm mấy lần

Tháng cuối thai kỳ được xác định từ tuần thứ 30 đến tuần 36. Theo các chuyên gia Sản khoa, khi thai ở tuần thứ 30 các mẹ bầu nên duy trì khám thai 2 tuần/ lần và đều đặn các tuần tiếp theo là 1 tuần/lần. Ở giai đoạn này mẹ sẽ được các bác sĩ kiểm tra và thăm khám một cách đầy đủ và toàn diện về sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.

Mẹ sẽ được kiểm tra về cân nặng, huyết áp và theo dõi chứng phù nề ở chân, kết hợp với tổng phân tích nước tiểu để phát hiện ra các bệnh lý liên quan tiền sản giật hay các biến chứng nguy hiểm khác. Bên cạnh đó mẹ cũng sẽ được đo chu vi vòng bụng để kịp thời đánh giá về sự phát triển của thai nhi cũng như các nguy cơ đe dọa sinh non đối với mẹ.

Bởi việc việc khám thai ở những tháng cuối của thai kỳ quan trọng như vậy nên mẹ bầu cần lưu ý thăm khám đúng lịch để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh, phát hiện sớm nhất các bất thường.

Khám thai 3 tháng cuối là khám những gì

Từ tuần 30 mẹ nên khám 2 lần/tuần và các tuần tiếp theo là 1 lần/tuần

Khám thai 3 tháng cuối phòng tránh nguy cơ gì?

Ba tháng của thai kỳ là giai đoạn vàng cho sự phát triển vượt trội của bé, tuy nhiên đây cũng chính là giai đoạn mà mẹ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng và nguy hiểm của thai kỳ như: tiểu đường thai kỳ, ngôi thai ngược, thai phát triển chậm, cạn ối, dây rốn quấn cổ, huyết áp cao… Chính vì những lý do đó, mẹ bầu cần nghiêm túc tuân thủ các mốc khám thai ở 3 tháng cuối để đảm bảo “về đích” an toàn. Ngoài các mốc khám được chỉ định theo lịch của bác sĩ, mẹ cũng nên chủ động thăm khám ngoài lịch hẹn nếu cảm thấy thai kỳ có các dấu hiệu bất thường như: Thai ít chuyển động, đau bụng dưới, đau hông, ra máu hồng… bởi đây chính là các dấu hiệu có thể cảnh báo mẹ có nguy cơ sinh non hoặc thai nhi gặp bất thường.

Tìm hiểu thêm: Điểm danh 5 bệnh lý răng miệng trẻ nhỏ thường gặp

Khám thai 3 tháng cuối là khám những gì

Khám thai ở 3 tháng cuối giúp mẹ phòng tránh được các biến chứng thai kỳ

Ngôi thai ngược – sẽ được phát hiện khi siêu âm thai

Giai đoạn tuần 36 thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu xuống phía dưới để mẹ có thể vượt cạn dễ dàng, đây được gọi là ngôi thai thuận. Trường hợp bé không xoay đầu xuống, đầu ở phía trên gần ngực mẹ, phần chân hoặc mông quay xuống phía dưới vùng xương chậu thì được gọi là ngôi thai ngược, các trường hợp này chỉ chiếm 3-4%.

Khi siêu âm các bác sĩ có thể nhìn thấy được các bất thường về ngôi thai như là ngôi thai ngược, ngôi ngang, ngôi mặt… từ đó có thể tư vấn cho mẹ lựa chọn phương pháp sinh nở an toàn. Do đó nếu mẹ khi được chẩn đoán ngôi thai ngược thì cũng không cần quá lo lắng, căng thẳng mà ảnh hưởng đến sức khỏe của 2 mẹ con.

Lịch khám thai tháng cuối – phát hiện sinh non

Sinh non là khái niệm dành cho các em bé sinh trước 37 tuần tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sinh non và nó có thể xảy ra ở bất kỳ thai phụ nào.

Các biểu hiện của mẹ khi sinh non:

  • Các cơn co diễn ra thường xuyên và liên tục
  • Đau quặn thắt vùng bụng dưới, xương chậu, tiêu chảy
  • Âm đạo ra dịch màu hồng, dịch nhầy cổ tử cung

Khi gặp các biểu hiện này mẹ cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế có chuyên môn để được bác sĩ tư vấn và thăm khám kịp thời.

Sinh non rất nguy hiểm vì các bộ phận và cơ quan của bé vẫn chưa hoàn thiện, bé ra đời sớm sẽ yếu ớt và không có khả năng cũng như đề kháng chống chọi lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Việc khám thai theo đúng lịch trình sẽ giúp mẹ phát hiện ra các bất thường của thai nhi từ đó phòng tránh được nguy cơ sinh non.

Khám thai 3 tháng cuối là khám những gì

Lịch khám thai tháng cuối giúp phát hiện nguy cơ trẻ sinh non

Lịch khám thai 3 tháng cuối giúp phát hiện tiền sản giật

Tiền sản giật là bệnh lý nghiêm trọng xảy ra từ tuần thứ 20 của thai kỳ và chiếm 5-8% phụ nữ mang thai. Tiền sản giật khiến mẹ bầu bị có nguy cơ bị phù não, phù võng mạc và có thể mù võng mạc, xuất huyết não. Nguy hiểm hơn tiền sản giật còn khiến thai nhi có nguy cơ bị sinh non và mắc các chứng về tim mạch sau này.

Để phòng tránh tiền sản giật, ngoài việc xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, chế độ ăn uống hợp lý, tập yoga nhẹ nhàng trong suốt thai kỳ thì mẹ cần thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để có thể nắm bắt được tình hình sức khỏe hay kịp thời phát hiện nguy cơ tiền sản giật ở giai đoạn đầu, từ đó có phương pháp và điều trị kịp thời, an toàn cho cả mẹ và bé.

Khám thai giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi

Khám thai, siêu âm thai định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện ra các bất thường từ sớm của thai nhi. Vào giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ phát triển nhanh chóng và có sự thay đổi rõ rệt, đặc biệt là sự hoàn thiện về hình thái và cân nặng. Việc khám thai không chỉ giúp mẹ theo dõi được sự phát triển của thai nhi qua từng tuần mà từ đó còn giúp các bác sĩ  phát hiện được các yếu tố nguy cơ xấu ảnh hưởng tới thai nhi, từ đó sẽ có các biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo sức khỏe của mẹ và con.

Mục đích khám thai 3 tháng cuối

Việc khám thai ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ là vô cùng quan trọng bởi:

  • Giúp mẹ và bác sĩ nắm rõ được tình hình phát triển của thai nhi thông qua các lần thăm khám, chẩn đoán dị tật bẩm sinh, cân nặng, đánh giá bất thường của thai nhi, nhau thai và nước ối….
  • Phát hiện được các bất thường của mẹ về cân nặng, nguy cơ tiền sản giật, tăng huyết áp và mỡ máu, các rối loạn chuyển hóa của mẹ khi mang thai từ đó có thể có phương pháp điều trị thích hợp.
  • Giúp bác sĩ đưa ra những lời khuyên bổ ích để giúp mẹ có 1 thai kỳ khỏe mạnh, an toàn và nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau sinh.

Bởi tầm quan trọng như trên nên mẹ bầu cần thực hiện đầy đủ các lần thăm khám thai định kỳ vào ba tháng cuối. Theo thống kê, nếu mẹ thực hiện thăm khám đẩy đủ thì tỉ lệ trẻ tử vong thấp hơn đến 5 lần, tỷ lệ trẻ phát triển đủ chỉ tiêu về chiều cao, chiều dài cũng là cao hơn so với nhóm đối tượng không thực hiện thăm khám. Do vậy các mẹ cẩn tuân thủ các mốc khám thai định kỳ đặc biệt là 3 tháng cuối để cả hai mẹ con có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

Khám thai 3 tháng cuối là khám những gì

>>>>>Xem thêm: Bị ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai – Nguyên nhân và cách xử trí

Khám thai 3 tháng cuối vô cùng quan trọng, đảm bảo mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh

Bà bầu tháng cuối có nên đi khám thường xuyên không

Vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên đi khám mỗi tuần 1 lần hoặc có thể khám vào bất kỳ thời gian nào khi có các dấu hiệu bất thường: xuất hiện các cơn co nhiều, chảy máu âm đạo, bong nút nhầy, đau vùng bụng dưới….

Lý giải về nguyên nhân nên đi khám thường xuyên vào 3 tháng cuối của thai kỳ, các bác sĩ Sản khoa cho rằng: Giai đoạn 3 tháng cuối là thời điểm mà mẹ thay đổi rõ nhất về ngoại hình cũng như tâm lý. Cảm giác hồi hộp, lo lắng chào đón con chào đời khiến mẹ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng.. Không những thế, giai đoạn cuối mẹ sẽ xuất hiện rất nhiều những cơn gò tử cung kéo dài khoảng từ 15-20 giây và được gọi là những cơn gò sinh lý. Nếu cơn gò kéo dài và xuất hiện các cơn đau thì mẹ nên nhanh chóng thăm khám để được các bác sĩ tư vấn và xử lý kịp thời. Việc thăm khám không chỉ giúp mẹ kiểm soát được thai kỳ mà còn giúp mẹ giảm được các nguy cơ tiềm ẩn, đe dọa sức khỏe của mẹ và bé.

Thai sản trọn gói của Thu Cúc được xây dựng các gói từ tuần thứ 8, tuần 16, tuần 28 đến tuần 36 và chuyển dạ. Đội ngũ các bác sĩ Sản khoa của Thu Cúc đều là những bác sĩ đầu ngành đến từ các viện lớn và quốc tế có nhiều năm kinh nghiệm, đặc biệt xử lý những ca khó. Bên cạnh đó, Thu Cúc sở hữu hệ thống máy móc tiên tiến và hiện đại bậc nhất bao gồm máy siêu âm 5D cho phép phát hiện các bất thường của thai nhi ngay từ những tuần đầu tiên; hệ thống máy xét nghiệm tự động, cho kết quả nhanh chóng và chính xác. Khi đăng ký Thai sản trọn gói tại Thu Cúc mẹ bầu không chỉ được lên lịch các mốc khám thai, siêu âm rõ ràng từ đầu thai kỳ mà còn được trải nghiệm rất nhiều dịch vụ cao cấp như: Miễn phí lớp học tiền sản; bệnh viện chuẩn bị sẵn đồ dùng từ A – Z. Với những tiện ích cùng dịch vụ chăm sóc hoàn hảo, Thu Cúc chắc chắn sẽ mang tới cho mẹ những kỉ niệm tuyệt vời và hạnh phúc nhất trên hành trình đón con yêu.

Tin liên quan

  • Siêu âm thai là gì? siêu âm thai nhiều lần có tốt không
  • Siêu âm 5D là gì – Tác dụng của siêu âm 5D đối với mẹ bầu
  • Những tác dụng của siêu âm đường bụng và siêu âm đầu dò

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *