Sản phụ nên khám thai 2 tuần một lần từ tuần thứ 30, mỗi tuần 1 lần thứ 36. Và từ lần khám thai 35 tuần trở đi, sản phụ sẽ được đo biểu đồ tim thai và cơn gò.
Bạn đang đọc: Khám thai 35 tuần?Lịch khám thai chi tiết
Sự phát triển của thai nhi 35 tuần tuổi
Thai nhi 35 tuần tuổi nặng khoảng 2,4 – 2,5 kg và cao khoảng 44 – 45cm. Do bé phát triển nhanh nên trong tử cung không còn nhiều chỗ trống cho bé cuộn mình, nhào lộn nữa.
Tìm hiểu thêm: Siêu âm không thấy phôi thai có sao không?
>>>>>Xem thêm: Đốt cổ tử cung KIÊNG quan hệ bao lâu là tốt nhất?
Lúc này, cơ thể thai nhi cơ bản đã hoàn thiện. Thận đã phát triển hoàn toàn và gan có thể lọc chất thải, phổi cũng sẵn sàng cho việc hít thở không khí bên ngoài. Hệ bài tiết khá nhạy bén, bé có thể thải ra phân su màu đen. Hệ thần kinh trung ương vẫn đang tiếp tục hoàn thiện.
Các lớp lông tơ và lớp sáp bao phủ cơ thể của bé đang rụng dần. Bé tiếp tục nuốt nước ối do đó lượng nước ối đã giảm đi khá nhiều. Ở giai đoạn này, bé thường đã nằm ở tư thế đầu chúc xuống gần với cổ tử cung của mẹ.
Sự thay đổi của cơ thể người mẹ
Ở tuần thai thứ 35, mẹ bầu vẫn tiếp tục tăng cân nhưng chậm hơn so với những tuần trước. Việc ăn uống có thể gặp khó khăn hơn, mẹ bầu vẫn bị ợ nóng nhưng ít hơn. Bụng bầu lớn gây áp lực mạnh lên bàng quang khiến người mẹ thường xuyên buồn tiểu hoặc tiểu mất kiểm soát. Nếu bé ở vị trí thấp, mẹ bầu sẽ cảm thấy nhiều áp lực ở vùng âm đạo gây khó chịu.
Ngoài ra, trong tuần thai này, chân tay người mẹ hay bị tê buốt do áp lực của thai nhi lên các dây thần kinh. Có thể khắc phục bằng cách massage những chỗ bị tê, tránh đứng lâu một chỗ, tránh ngồi vắt chân cao, thường xuyên đi lại vận động nhẹ nhàng.
Về chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu nên ăn nhiều rau củ quả có chứa chất xơ, uống nhiều sữa bổ sung canxi, uống nhiều nước, chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều bữa, hạn chế ăn thức ăn nguội hoặc đông lạnh và các thực phẩm chứa nhiều mỡ, đường để tránh mắc các bệnh tiểu đường, thừa cân,…
Bên cạnh đó, mẹ bầu cần dành thời gian nghỉ ngơi, sắp xếp công việc để nghỉ thai sản nếu đang đi làm. Chú ý chăm sóc răng miệng để tránh các nguy cơ bệnh răng miệng thời kỳ này, không nên thay đổi tư thế đột ngột, vận động nhẹ nhàng, massage thường xuyên để giúp cơ thể khỏe hơn.
Khám thai 35 tuần
Khi đi khám thai 35 tuần, mẹ bầu sẽ được bác sĩ đo biểu đồ tim thai, cơn gò. Những xét nghiệm này cần được thực hiện đặc biệt ở những thai kỳ có nguy cơ cao như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, dọa sinh non hoặc chuyển dạ sinh con.
Xem thêm
>> Khám thai 37 tuần
> Khám thai 34 tuần tuổi là khám những gì?
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc