Khám thai 4 tuần tuổi

Vào tuần thứ 4 của thai kỳ, thai nhi đã được hình thành. Chính vì vậy nếu bạn đang bị chậm kinh và có kết quả dương tính với que thử thai thì hãy đến gặp bác sĩ để được khám thai 4 tuần tuổi.

1. Sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi

Ở thời điểm 4 tuần tuổi, thai nhi chỉ nhỏ cỡ một hạt mầm bé xíu, dài khoảng 0,35 đến 0,6mm. Đến hết tuần này, thai nhi đã nằm ổn định trong tử cung để bắt đầu một quá trình phát triển hoàn thiện. Các tế bào được phân chia thành 2 nhóm, một nửa hình thành phôi thai, nửa còn lại hình thành nhau thai để nuôi em bé.

Phôi thai phát triển gồm 3 lớp: mô ngoài cũng, mô giữa và mô trong cùng. Mô ngoài cùng sẽ trở thành hệ thần kinh, da, tóc, móng, tuyến vú, chân lông và chân răng. Mô giữa phát triển thành tim, cơ quan sinh dục, hệ tuần hoàn, khung xương, mô liên kết, mạch máu và các cơ. Mô trong cùng hình thành phổi, đường ruột, gan, tụy và tuyến giáp.

Nhau thai cũng bắt đầu sản xuất ra một số hormone quan trọng bao gồm HCG, là bộ phận đưa dưỡng chất từ cơ thể mẹ truyền sang cho bé. Nhau thai sẽ tiếp tục dày thêm cho đến tháng thứ 4, nó giữ máu của mẹ và máu của bé độc lập dù được cấu tạo từ màng mô chung. Túi ối cũng bắt đầu hình thành, có chức năng nuôi dưỡng phôi thanh, cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển của bào thai.

2. Sự thay đổi của cơ thể người mẹ

Ở tuần thứ 4 của thai kỳ, người mẹ có thể nhận thấy một số triệu chứng đầu thai kỳ như chậm kinh, căng ở hai đầu , nhức đầu, đau lưng, đầy hơi, chuột rút, thay đổi tâm trạng…Một số người nhận thấy có chút máu bám ở quần lót, đó là dấu hiệu thai đã cấy vào tử cung.

Ở tuần thai này, tử cung cũng bắt đầu dày lên, nó được lót thêm các đường dẫn máu để nuôi dưỡng em bé đang lớn lên. Cổ tử cung chuyển màu và trở nên mềm mại hơn.

3.Khám thai 4 tuần tuổi

phong-kham-san-phu-khoa1

Chị em nên đi khám thai ngay khi có kết quả dương tính với que thử thai

Thường thì các chị em chưa thấy chắc chắn về việc có thai ở giai đoạn này. Vì vậy khi có sự nghi ngờ mình có thai, chị em nên sử dụng que thử thai. Thời gian tốt nhất để kiểm tra là vào sáng sớm khi đi tiểu lần đầu, vì lúc này lượng hormone hCG ở mức cao nhất.

Sau khi thử thai cho kết quả dương tính, chị em cần gặp bác sĩ để được khám thai lần đầu tiên. Việc khám thai lần đầu nên được thực hiện càng sớm càng tốt, trước khi thai kỳ được 8 tuần.

Trong lần khám thai này, mẹ bầu sẽ được khám tổng quát về sức khỏe, làm các xét nghiệm để tầm soát ung thư, bệnh lây lan qua đường tình dục, nhiễm trùng đường tiểu,…Bác sĩ cũng sẽ dự đoán tuổi thai, xác định ngày dự sinh, chẩn đoán thai bình thường hay có vấn đề như nằm ngoài tử cung, không có tim thai,…đồng thời đưa ra những tư vấn về dinh dưỡng, sinh hoạt cho mẹ bầu trong thời gian mang thai.

Xem thêm

>> Khám thai 34 tuần tuổi là khám những gì?

> Khám thai 35 tuần

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Khám thai 4 tuần tuổi

Vào tuần thứ 4 của thai kỳ, thai nhi đã được hình thành. Chính vì vậy nếu bạn đang bị chậm kinh và có kết quả dương tính với que thử thai thì hãy đến gặp bác sĩ để được khám thai 4 tuần tuổi.

1. Sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi

Ở thời điểm 4 tuần tuổi, thai nhi chỉ nhỏ cỡ một hạt mầm bé xíu, dài khoảng 0,35 đến 0,6mm. Đến hết tuần này, thai nhi đã nằm ổn định trong tử cung để bắt đầu một quá trình phát triển hoàn thiện. Các tế bào được phân chia thành 2 nhóm, một nửa hình thành phôi thai, nửa còn lại hình thành nhau thai để nuôi em bé.

Phôi thai phát triển gồm 3 lớp: mô ngoài cũng, mô giữa và mô trong cùng. Mô ngoài cùng sẽ trở thành hệ thần kinh, da, tóc, móng, tuyến vú, chân lông và chân răng. Mô giữa phát triển thành tim, cơ quan sinh dục, hệ tuần hoàn, khung xương, mô liên kết, mạch máu và các cơ. Mô trong cùng hình thành phổi, đường ruột, gan, tụy và tuyến giáp.

Nhau thai cũng bắt đầu sản xuất ra một số hormone quan trọng bao gồm HCG, là bộ phận đưa dưỡng chất từ cơ thể mẹ truyền sang cho bé. Nhau thai sẽ tiếp tục dày thêm cho đến tháng thứ 4, nó giữ máu của mẹ và máu của bé độc lập dù được cấu tạo từ màng mô chung. Túi ối cũng bắt đầu hình thành, có chức năng nuôi dưỡng phôi thanh, cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển của bào thai.

2. Sự thay đổi của cơ thể người mẹ

Ở tuần thứ 4 của thai kỳ, người mẹ có thể nhận thấy một số triệu chứng đầu thai kỳ như chậm kinh, căng ở hai đầu , nhức đầu, đau lưng, đầy hơi, chuột rút, thay đổi tâm trạng…Một số người nhận thấy có chút máu bám ở quần lót, đó là dấu hiệu thai đã cấy vào tử cung.

Ở tuần thai này, tử cung cũng bắt đầu dày lên, nó được lót thêm các đường dẫn máu để nuôi dưỡng em bé đang lớn lên. Cổ tử cung chuyển màu và trở nên mềm mại hơn.

3.Khám thai 4 tuần tuổi

phong-kham-san-phu-khoa1

Chị em nên đi khám thai ngay khi có kết quả dương tính với que thử thai

Thường thì các chị em chưa thấy chắc chắn về việc có thai ở giai đoạn này. Vì vậy khi có sự nghi ngờ mình có thai, chị em nên sử dụng que thử thai. Thời gian tốt nhất để kiểm tra là vào sáng sớm khi đi tiểu lần đầu, vì lúc này lượng hormone hCG ở mức cao nhất.

Sau khi thử thai cho kết quả dương tính, chị em cần gặp bác sĩ để được khám thai lần đầu tiên. Việc khám thai lần đầu nên được thực hiện càng sớm càng tốt, trước khi thai kỳ được 8 tuần.

Trong lần khám thai này, mẹ bầu sẽ được khám tổng quát về sức khỏe, làm các xét nghiệm để tầm soát ung thư, bệnh lây lan qua đường tình dục, nhiễm trùng đường tiểu,…Bác sĩ cũng sẽ dự đoán tuổi thai, xác định ngày dự sinh, chẩn đoán thai bình thường hay có vấn đề như nằm ngoài tử cung, không có tim thai,…đồng thời đưa ra những tư vấn về dinh dưỡng, sinh hoạt cho mẹ bầu trong thời gian mang thai.

Xem thêm

>> Khám thai 34 tuần tuổi là khám những gì?

> Khám thai 35 tuần

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *