Khám thai có nên ăn sáng không? Tại sao phải nhịn ăn sáng trước khám?

Thời kỳ mang thai, chị em luôn phải cẩn thận, dè dặt với mọi vấn đề. Đặc biệt, khám thai là một trong những vấn đề quan trọng, được các mẹ bầu quan tâm, chú ý hơn hết. Trước mỗi lần khám thai, rất nhiều thai phụ thắc mắc: “Khám thai có nên ăn sáng không?” Cùng tìm hiểu về vấn đề này để có sự chuẩn bị tốt nhất cho mỗi lần đi khám thai định kỳ nhé!

Bạn đang đọc: Khám thai có nên ăn sáng không? Tại sao phải nhịn ăn sáng trước khám?

1. Tìm hiểu về khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ bao gồm nhiều dịch vụ khám nhỏ lẻ để kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi ở từng mốc tuần thai quan trọng.

Sau khi phát hiện chậm kinh, kiểm tra bằng que thử thai cho kết quả 2 vạch, chị em đã có thể tới khám thai để làm một số bước kiểm tra, đánh giá để xác định thai đã làm tổ trong tử cung hay chưa. Đồng thời, lúc này các mẹ cũng cần được tư vấn, nghe theo những lời khuyên của bác sĩ để có sự điều chỉnh phù hợp về chế độ ăn uống, sinh hoạt, giúp thai nhi có điều kiện phát triển tốt nhất.

Một buổi khám thai định kỳ thường có các bước sau:

– Khám, kiểm tra các chỉ số sinh tồn với máy đo huyết áp, nhịp tim, đo cân nặng.

– Khám, nhận chỉ định, tư vấn và lời khuyên hữu ích từ bác sĩ chuyên khoa.

– Thực hiện lấy mẫu theo hướng dẫn để làm xét nghiệm máu, phân tích nước tiểu.

– Siêu âm kiểm tra tình trạng, hình thái thai nhi.

– Các xét nghiệm cần thiết theo từng mốc thai kỳ quan trọng như: Nghiệm pháp dung nạp đường, Double test, Triple Test,…

– Nghe bác sĩ kết luận và nhận kết quả xét nghiệm để được đánh giá về tình trạng sức khỏe thai kỳ.

Khám thai có nên ăn sáng không? Tại sao phải nhịn ăn sáng trước khám?

Mỗi buổi khám thai, thai phụ thường phải thực hiện rất nhiều dịch vụ để có thể đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi

Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng nên chú ý đến những mốc tuần thai quan trọng để thực hiện khám, theo dõi và làm các xét nghiệm cần thiết. Các mốc tuần thai cần chú ý gồm có:

– Khám thai từ tuần 8 đến tuần 11: Kiểm tra tình trạng thai đã ổn định tại tử cung chưa, siêu âm để xác định đơn thai hay đa thai, xác định kích thước túi ối, noãn hoàng, thậm chí có thể nghe được tim thai.

– Khám thai từ tuần 12 đến tuần 15: Khảo sát bất thường về tim thai, não, đo độ mờ da gáy, tầm soát nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, hội chứng Patau, Edward,… Ngoài ra, các mẹ bầu được tiến hành xét nghiệm Double Test, một xét nghiệm cần thiết để sàng lọc các bệnh lý di truyền.

– Khám thai từ tuần 16 đến tuần 18: Ở mốc tuần thai này, các mẹ bầu sẽ được siêu âm để kiểm tra hình thái thai nhi. Nếu chưa thực hiện xét nghiệm Double Test, thai phụ sẽ được thực hiện xét nghiệm Triple Test để sàng lọc những bệnh lý nghiêm trọng. Ngoài ra, mốc tuần thai này, các mẹ sẽ được thực hiện phân tích mẫu nước tiểu, kiểm tra các vấn đề về niệu đạo, tiểu đường thai kỳ.

– Khám thai từ tuần 22 đến tuần 24: Mẹ bầu được siêu âm 4D, 5D để kiểm tra hình thái thai nhi trong giai đoạn phát triển hoàn thiện các cơ quan, bộ phận trên cơ thể. Ngoài ra, siêu âm cũng giúp kiểm tra tình trạng bánh rau, chỉ số nước ối của mẹ bầu.

– Khám thai từ tuần 25 đến tuần 29: Gần tới tuần thai thứ 28, các mẹ sẽ được thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để tầm soát nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Siêu âm thai trong giai đoạn này giúp kiểm tra chính xác hơn về các cơ quan nội tạng của thai nhi như não, tim, phổi,

– Khám thai từ tuần 30 đến tuần 32: Ở giai đoạn này, thai nhi sẽ được tầm soát kỹ hơn về các dị tật muộn, đảm bảo quá trình phát triển ổn định.

– Khám thai từ tuần 36 đến tuần 37: Giai đoạn này, thai phụ được thực hiện xét nghiệm máu, nước tiểu. Bên cạnh đó, các mẹ cũng được siêu âm một lần nữa để xác định thai nhi đã quay đầu hay chưa? Ngôi thai hiện tại ở vị trí nào? Nhau thai, dây rốn có gì bất thường không? Thai phụ cũng sẽ được tiến hành đo điện tim, đo monitor theo dõi tim thai và thực hiện làm hồ sơ sinh.

Khám thai có nên ăn sáng không? Tại sao phải nhịn ăn sáng trước khám?

Ở mỗi mốc tuần thai, các mẹ cần thực hiện những bước khám, kiểm tra riêng, chuẩn bị cho buổi khám theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

– Khám thai từ tuần 37 trở đi: Thời gian này, mẹ bầu sẽ được theo dõi sát sao về huyết áp, tim thai, độ mở của tử cung, ngôi thai, chỉ số ối,… để sẵn sàng cho ngày vượt cạn.

2. Thai phụ đi khám thai có nên ăn sáng không? Tại sao?

Khám thai bao gồm rất nhiều dịch vụ cần phải thực hiện. Tùy thuộc vào mỗi mốc tuần thai, mục đích khám thai của từng tuần mà các mẹ bầu sẽ được bác sĩ chuyên khoa dặn dò trước có nên ăn sáng trước buổi khám hay không.

2.1. Trước khi đi khám thai có nên ăn sáng không?

Do khám thai cần thực hiện nhiều bước, nhiều dịch vụ thăm khám, kiểm tra nên đa phần thai phụ đều lựa chọn khám thai vào buổi sáng để chủ động sắp xếp lịch trình cá nhân trong ngày. Vì vậy, câu hỏi: “Khám thai có nên ăn sáng không?” được rất nhiều mẹ bầu quan tâm.

Như đã chia sẻ ở trên, việc khám thai ở mỗi mốc tuần thai đều mang một mục đích khác nhau, cần thực hiện những dịch vụ khám khác nhau. Theo các bác sĩ chuyên khoa, với những buổi khám thai cần lấy mẫu xét nghiệm máu, mẹ bầu không nên ăn sáng để đảm bảo độ chính xác của kết quả xét nghiệm. Việc dung nạp thức ăn trước khi lấy mẫu máu có thể làm thay đổi thành phần trong máu, khiến cho quá trình xét nghiệm trở nên khó khăn, cho kết quả không chính xác, từ đó dẫn tới những chẩn đoán sai cho thai phụ.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu có thai ngoài dạ con tháng đầu nên lưu ý

Khám thai có nên ăn sáng không? Tại sao phải nhịn ăn sáng trước khám?

Vấn đề khám thai có nên ăn sáng không phụ thuộc vào các dịch vụ cần làm trong buổi khám và chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh viện

Với những buổi khám thai không cần lấy mẫu máu, chỉ cần thực hiện lấy mẫu nước tiểu, siêu âm thai, thai phụ hoàn toàn có thể ăn nhẹ trước khi tới khám. Việc này giúp các mẹ tránh bị hạ đường huyết khi phải thực hiện nhiều bước khám thai. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý chỉ nên ăn nhẹ và tránh xa các loại thức uống có gas, đồ uống có cồn, nước hoa quả, cafe,… để tránh kích thích thai nhi, làm ảnh hưởng tới mẫu xét nghiệm nước tiểu.

Trước những buổi khám có thực hiện siêu âm kiểm tra hình thái thai nhi, các mẹ nên uống nhiều nước, nhịn tiểu tiện để bàng quang căng lên, hình ảnh siêu âm dễ nhìn, rõ nét hơn.

2.2. Thai phụ khám thai có nên ăn sáng không? Tại sao hầu hết các buổi khám thai cần nhịn ăn sáng?

Ở hầu hết các mốc tuần thai, thai phụ sẽ phải thực hiện xét nghiệm máu thường xuyên để bác sĩ nắm bắt được những vấn đề sức khỏe mà mẹ đang gặp phải, gây ảnh hưởng tới thai nhi. Kết quả của xét nghiệm máu cho biết chỉ số từng thành phần trong máu, số lượng tế bào máu, phát hiện một số bệnh về máu,…

Việc ăn sáng trước buổi khám thai có thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích tế bào máu ngoại vi sẽ khiến cho kết quả xét nghiệm bị ảnh hưởng. Thức ăn sau khi được tiêu hóa sẽ ngay lập tức hấp thụ vào máu và được vận chuyển tới các cơ quan. Do đó, thành phần máu, số lượng tế bào máu cũng sẽ thay đổi.

Khám thai có nên ăn sáng không? Tại sao phải nhịn ăn sáng trước khám?

>>>>>Xem thêm: Nhận biết khô niêm mạc miệng và cách điều trị

Ăn sáng trước những buổi khám thai có thực hiện lấy mẫu xét nghiệm máu sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả phân tích thành phần trong máu, số lượng tế bào máu

Ngoài thức ăn, các loại nước uống, đồ uống khác nước lọc cũng khiến cho thành phần các chất trong tế bào máu thay đổi, khiến kết quả xét nghiệm máu không còn chính xác. Thời gian thai phụ cần nhịn ăn trước khi khám thai, có thực hiện xét nghiệm máu tối thiểu phải đủ 8 đến 10 tiếng.

Bên cạnh việc quan tâm tới các bước khám thai, có nên ăn sáng trước khi khám thai hay không, chị em cũng nên quan tâm tới việc lựa chọn địa chỉ khám thai chất lượng, uy tín để thêm phần an tâm về kết quả khám. Hiện nay, dịch vụ Thai sản trọn gói của Thu Cúc TCI là một trong những dịch vụ được nhiều mẹ bầu quan tâm.

Đối với thai phụ sử dụng dịch vụ Thai sản trọn gói của Thu Cúc TCI, việc khám, theo dõi tình trạng thai nhi các mốc tuần thai sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Các mẹ có thể lựa chọn những gói Thai sản, theo dõi thai kỳ từ sớm như tuần thai thứ 8, 12, 16 cho tới 22, 28,32, 36 và chuyển dạ.

Ở mỗi mốc tuần thai, mẹ bầu được khám thai không giới hạn. Các bác sĩ chuyên khoa Sản trực tiếp khám, tư vấn và đưa ra những lời khuyên hữu ích để mẹ an tâm có một thai kỳ khỏe mạnh.

Trang thiết bị hiện đại, hệ thống máy móc giúp thực hiện các xét nghiệm, tầm soát thai kỳ dễ dàng hơn, cho kết quả nhanh chóng và chính xác. Cùng với đó, quy trình khám thai nhanh gọn, khoa học giúp các mẹ không cảm thấy bất tiện hay mệt mỏi, khó chịu ở mỗi buổi khám thai.

Trước mỗi buổi khám thai định kỳ, các mẹ sẽ được bệnh viện gọi điện nhắc lịch khám cũng như dặn dò có cần nhịn ăn hay không, chuẩn bị những gì? Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI có nhiều cơ sở, phòng khám tại các tuyến phố lớn, thuận tiện cho các mẹ theo dõi sức khỏe thai kỳ đều đặn.

Để đảm bảo kết quả khám thai, yên tâm trong suốt cả thai kỳ, các mẹ hãy chú ý lựa chọn địa chỉ, cơ sở khám thai uy tín, được đánh giá tốt để thực hiện khám, theo dõi thai kỳ từ sớm nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *