Tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ là giai đoạn thích hợp cho các xét nghiệm sàng lọc, kiểm tra sức khỏe mẹ và bé, đặc biệt là những bất thường ở thai nhi. Khám sàng lọc 3 tháng đầu sẽ giúp thai phụ chủ động hơn trong việc quản lý thai kỳ của bản thân, đồng thời phát hiện sớm những hội chứng bất thường, nguy cơ bệnh lý, dị tật thai nhi và có hướng xử lý, can thiệp từ sớm.
Bạn đang đọc: Khám thai, khám sàng lọc 3 tháng đầu, mẹ bầu cần thực hiện những gì?
1. Những xét nghiệm sàng lọc cần thực hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ
Việc sàng lọc các vấn đề ở thai kỳ cần được thực hiện từ những buổi khám thai sớm. Sau đây là những xét nghiệm mà mẹ bầu cần thực hiện trong những buổi khám thai định kỳ đầu tiên để kiểm soát tốt những bất thường xuất hiện trong giai đoạn này, đồng thời hạn chế được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
1.1. Xét nghiệm máu – bước khám sàng lọc 3 tháng đầu không thể bỏ qua
Ở lần khám thai tại tuần thứ 10, thai phụ sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm máu để sàng lọc một số bệnh lý lây truyền, xác định nhóm máu, yếu tố Rh, huyết đồ, đường huyết,…
Xét nghiệm này được thực hiện nhằm đảm bảo tình trạng sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Đồng thời, thông qua xét nghiệm, bác sĩ chuyên khoa có thể nắm rõ người mẹ có mắc các bệnh như viêm gan B, giang mai, Rubella, HIV,… hay không, từ đó đưa ra được những cách thức xử lý phù hợp. Ngoài ra, xét nghiệm nhóm máu, yếu tố Rh(+), Rh(-) còn giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng thiếu máu, bệnh tan máu ở trẻ.
Từ tuần thứ 10, thai phụ sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm máu tại các mốc khám thai quan trọng
Do đó, đây là một trong những xét nghiệm rất quan trọng trong 3 tuần thai đầu.
1.2. Xét nghiệm phân tích nước tiểu thai phụ
Xét nghiệm nước tiểu cho thai phụ sẽ giúp phân tích thành phần có trong nước tiểu, từ đó xác định rõ nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý xuất hiện trong thai kỳ, đồng thời phát hiện sớm những vấn đề bất thường mà thai phụ gặp phải.
Trong các buổi khám thai, sàng lọc 3 tháng đầu thai kỳ, xét nghiệm nước tiểu được ứng dụng chủ yếu nhằm giúp thai phụ phát hiện, đánh giá tình trạng, mức độ các bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm thận, suy thận, các bất thường tại bàng quang,… và đặc biệt là tình trạng đái tháo đường thai kỳ. Sau khi nhận định rõ về tình trạng sức khỏe của mẹ bầu qua kết quả xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ Sản khoa sẽ đưa ra lời khuyên, tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp để mẹ bầu có thể tự điều chỉnh, ổn định sức khỏe tốt hơn ở những tuần thai quan trọng sắp tới.
1.3. Xét nghiệm Rubella (IgG và IgM) có nên thực hiện khi khám sàng lọc 3 tháng đầu?
Việc thực hiện xét nghiệm Rubella từ tuần thứ 7 tới tuần 10 của thai kỳ cũng là điều mà các mẹ nên lưu tâm. Virus Rubella có thể dễ dàng lây truyền qua đường máu, từ mẹ sang con, đe dọa sự phát triển bình thường của thai nhi.
Virus Rubella có thể gây ra những biến chứng như khiến thai nhi bị điếc bẩm sinh, chậm phát triển, dị tật về thị giác, tim bẩm sinh,…
Kháng thể Rubella có hai loại là IgM và IgG. Kháng thể Rubella IgM sẽ xuất hiện trong máu sau khi thai phụ tiếp xúc với Rubella. Kháng thể IgG tiếp tục được sinh ra khi cơ thể của thai phụ bị virus Rubella xâm nhập. Nếu xét nghiệm cho thấy và IgG dương tính và IgM âm tính thì có nghĩa thai phụ đã từng nhiễm Rubella và đã được bảo vệ bởi kháng thể IgG. Nếu IgG âm tính, IgM dương tính, nguy cơ virus Rubella truyền từ mẹ sang con là rất cao, chiếm tới hơn 80%. Nếu cả IgM và IgG đều dương tính, thai phụ có thể yên tâm. Nếu cả hai kháng thể trên đều âm tính nghĩa là thai phụ vẫn chưa nhiễm Rubella, cần theo dõi thường xuyên để phòng tránh cũng như có hướng khắc phục ổn thỏa.
1.4. Khám sàng lọc 3 tháng đầu – Double Test
Double Test là xét nghiệm được ứng dụng trong sàng lọc các vấn đề bất thường về nhiễm sắc thể ở thai nhi. Đối với xét nghiệm này, bác sĩ có thể chẩn đoán hội chứng Down từ sớm. Ngoài ra, các hội chứng khác gồm Edward, Patau cũng được phát hiện, sàng lọc nhờ sử dụng xét nghiệm Double Test từ tuần 11 đến tuần 13 của thai kỳ. Double Test giúp các mẹ bầu có thể sàng lọc dị tật thai nhi một cách chính xác. Kết hợp thực hiện Double Test cùng phương pháp siêu âm, đo độ mờ da gáy, mẹ bầu sẽ càng cảm thấy yên tâm hơn về tình trạng của thai, kết quả sàng lọc.
Tìm hiểu thêm: Mẹ bỉm đẻ thường xong ăn gì để phục hồi thể trạng?
Double Test là xét nghiệm được ứng dụng trong sàng lọc hội chứng Down, Edward, Patau,… và những bất thường liên quan tới rối loạn nhiễm sắc thể từ sớm
Những xét nghiệm trên sẽ được thực hiện cùng các bước thăm khám Sản khoa cơ bản và siêu âm định kỳ nhằm kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi. Từ đó, các mẹ có thể quản lý thai kỳ hiệu quả hơn, biết được bản thân cần gì, thiếu gì và nên hạn chế những gì để thai luôn được khỏe mạnh.
2. Tại sao các mẹ bầu nên thực hiện khám sàng lọc ở giai đoạn đầu thai kỳ?
Giai đoạn đầu thai kỳ được đánh giá là giai đoạn khá nhạy cảm. Chỉ cần một chút chủ quan, các mẹ bầu có thể hối hận vì chưa kịp thời tiến hành sàng lọc, phát hiện sớm các vấn đề ở thai nhi, dẫn tới hỏng thai, thai lưu, sinh non,…
Trong đó, tình trạng đáng quan ngại nhất là hội chứng Down do rối loạn ba nhiễm sắc thể 18. Hội chứng này sẽ theo trẻ cả đời, từ trong bụng mẹ tới khi trưởng thành, già đi, cản trở sinh hoạt, cuộc sống và khiến mỗi bệnh nhân trở thành một phần gánh nặng cho xã hội.
Bên cạnh đó, việc khám thai, sàng lọc ở 3 tháng đầu thai kỳ cũng giúp mẹ:
– Sàng lọc nguy cơ dị tật ống thần kinh, gây nứt đốt sống.
– Kiểm tra chính xác thai có phát triển ổn định hay không, có làm tổ tại vị trí phù hợp hay không?
– Đánh giá sơ bộ về tình trạng sức khỏe phụ khoa của mẹ, khảo sát những vấn đề bất thường có thể cản trở quá trình theo dõi sức khỏe thai kỳ ở các mốc tuần sau.
– Nhận được sự tư vấn, hướng dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa để cải thiện hành trình mang thai sao thuận lợi nhất.
– Làm tiền đề cho việc so sánh, phân tích các chỉ số ở mốc khám thai quan trọng tiếp theo, đánh giá trình trạng của mẹ và thai nhi.
3. Đánh giá kết quả khám sàng lọc 3 tháng đầu thai kỳ như thế nào?
Dựa vào độ tuổi của mẹ, kết quả tiến hành xét nghiệm máu, kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ có thêm cơ sở để tiên lượng nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down hay rối loạn ba nhiễm sắc thể 18. Trong 3 tháng đầu, kết quả sàng lọc sẽ thể hiện dưới dạng âm tính hay dương tính. Ngoài ra, qua kết quả này, các mẹ cũng có thể biết được tỷ lệ nguy cơ mắc hội chứng bất thường nhiễm sắc thể Down.
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh trong ba tháng đầu thai kỳ có thể xác định đúng khoảng 85% số thai phụ có thai nhi mắc hội chứng Down. Có khoảng 5% thai phụ bị dương tính giả, tức là kết quả là dương tính nhưng trên thực tế thai nhi hoàn toàn không mắc hội chứng Down.
>>>>>Xem thêm: Nhổ răng sữa cho trẻ- Những điều cha mẹ không thể bỏ qua
Khám sàng lọc 3 tháng đầu giúp phát hiện sớm những bất thường, từ đó có hướng xử lý, cải thiện sao cho phù hợp ở các giai đoạn tiếp theo
Kết quả sàng lọc mà các mẹ nhận được trong tam cá nguyệt đầu tiên chỉ nói lên nguy cơ, khả năng dẫn đến những bất thường nhiễm sắc thể. Nếu nguy cơ, khả năng bất thường cao, mẹ bầu sẽ được chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết khác để có thể nhận được kết quả chính xác, từ đó có hướng khắc phục sớm và chi tiết nhất.
Tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI hiện áp dụng đầy đủ các dịch vụ xét nghiệm sàng lọc trước sinh và sàng lọc dị tật thai nhi ở mỗi buổi khám thai định kỳ, cho kết quả chính xác, nhanh chóng, an toàn. Bên cạnh đó, TCI còn triển khai các gói Thai sản trọn gói, giúp các mẹ bầu có thể an tâm, chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe trước sinh và cả quá trình đi sinh, sau sinh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.