Khám thai tuần 22 – Mốc khám thai quan trọng mẹ bầu không được bỏ qua

Tuần thai 22 là một trong những mốc khám thai có ý nghĩa quan trọng trong theo dõi sự phát triển của bé. Vậy khám thai tuần 22 gồm những gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Khám thai tuần 22 – Mốc khám thai quan trọng mẹ bầu không được bỏ qua

1. Vai trò của mốc khám thai tuần 22

22 tuần tuổi là thời điểm em bé đã hoàn thiện về mặt giải phẫu. Lúc này, các đặc điểm hình thái cũng như các cơ quan bộ phận bên trong đều có thể quan sát dễ dàng. Chính vì thế, mốc khám thai tuần 22 có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp đánh giá toàn diện sức khỏe của thai kỳ, phát hiện sớm những bất thường có thể xảy ra để kịp thời can thiệp, tránh những ảnh hưởng tới bé về sau.

Khám thai tuần 22 – Mốc khám thai quan trọng mẹ bầu không được bỏ qua

Khám thai tuần 22 là mốc khám vô cùng quan trọng để theo dõi sức khỏe thai kỳ

Các thăm khám chính ở mốc 22 tuần gồm có:

– Khám thai tổng quát: đo nhịp tim, huyết áp, nghe tim, phổi,…

– Các xét nghiệm quan trọng: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu,…

– Siêu âm 2D, 3D, 4D hoặc 5D, tùy vào điều kiện cơ sở vật chất y tế tại điểm khám.

Từ kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên hoặc chỉ định cần thiết.

2. Chi tiết khám thai 22 tuần

Khi 22 tuần tuổi, các bộ phận và các cơ quan của thai nhi đã hoàn thiện. Lúc này em bé cân nặng khoảng 430g. Mẹ bầu có thể trạng bình thường sẽ tăng khoảng 5 – 6 kg. Các cơ quan, bộ phận của thai nhi cũng dễ dàng được quan sát. Chi tiết quá trình thăm khám gồm:

2.1. Kiểm tra sức khỏe tổng quát của mẹ

Khám sức khỏe tổng quát cho mẹ được thực hiện trong tất cả các mốc khám. Mẹ sẽ được nghe tim, phổi, theo dõi huyết áp, tim thai,… Khi thăm khám tổng quát, mẹ bầu nên đề cập với bác sĩ những khác thường gặp phải để bác sĩ đánh giá chính xác những biểu hiện lâm sàng.

2.2. Các xét nghiệm quan trọng khi khám thai tuần 22

Hai xét nghiệm quan trọng cần thực hiện là xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm sinh hóa máu.

Thông qua xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ sẽ giúp mẹ đánh giá nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Nếu kết quả cho thấy nguy cơ cao, mẹ bầu sẽ được tư vấn về chế độ ăn để kịp thời điểu chỉnh.

Xét nghiệm thứ hai cần thực hiện là xét nghiệm sinh hóa máu. Đây là xét nghiệm được duy trì ở toàn bộ mốc thăm khám trong thai kỳ. Kết quả của xét nghiệm này sẽ cho mẹ biết về nhóm máu, huyết đồ, các bệnh có thể lây từ mẹ sang con (trong trường hợp mẹ không may mang bệnh), yếu tố Rh,…và những chất dinh dưỡng mẹ còn thiếu. Ví dụ, trong trường hợp phát hiện mẹ thiếu sắt, bác sĩ có thể thăm khám kỹ hơn xem nguyên nhân thiếu sắt là do cung cấp chưa đủ trong ăn uống hay do nguyên nhân nào khác để kịp thời khắc phục, giúp mẹ bổ sung sắt hợp lý để tránh tình trạng thai nhi bị thiếu sắt.

Khám thai tuần 22 – Mốc khám thai quan trọng mẹ bầu không được bỏ qua

Siêu âm 5D tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

2.3. Siêu âm khi khám thai tuần 22

Có thể nói siêu âm 22 tuần có ý nghĩa vô cùng quan trọng với sự phát triển của trẻ.

2.3.1. Đánh giá hình thái thai nhi

Thông qua siêu âm 3D, 4D hay 5D, hình thái thai nhi sẽ dễ dàng quan sát, bao gồm:

– Các chi tiết trên gương mặt như mắt, mũi, môi, tai, trán,…

– Kiểm tra phần đầu: chu vi vòng đầu, đường kính lưỡng đỉnh, độ cao trán,…

– Tứ chi của trẻ: độ dài chân tay, các ngón chân, ngón tay.

– Siêu âm hình thái giúp phát hiện sớm các dị tật ở trẻ. Các dị tật phổ biến gồm sứt môi, hở hàm ếch, đầu tiêu giảm, thừa thiếu ngón chân hay ngón tay, xương tay/ chân bất thường,… để can thiệp kịp thời khi có thể.

2.3.2. Kiểm tra cấu trúc các bộ phận bên trong

Ở tuần 22, các cơ quan bên trong được hoàn thiện về cấu trúc và chức năng. Siêu âm giúp kiểm tra và phát hiện sớm những cấu trúc bất thường ở não, tim, phổi, hệ tiêu hóa, bài tiết, xương sống,..

Não bộ ở tuần 22 hoàn thiện đầy đủ về cấu trúc, chức năng. Khi siêu âm, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ phần đồi thị, đường giữa, tiểu não, bể lớn, vách trong suốt cũng như các nang đám rối mạch mạc (nếu có). Nếu xuất hiện những tổn thương hay các nang đám rối lớn từ 3mm, mẹ sẽ cần thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để đánh giá.

Ở hệ tim mạch và hô hấp, các nang bạch huyết ở cổ, kích thước lá phổi, tim, ngực được quan sát và kiểm tra. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ theo dõi nhịp tim của trẻ. Nhịp tim là bình thường nếu đạt từ 120 – 160 lần/ phút.

Bên cạnh đó, siêu âm cũng giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ dị tật ở xương cột sống. Xương cột sống bình thường sẽ được liên kết chặt chẽ thông qua các đốt sống, phần xương cụt của thai nhi có da bao bọc. Trong trường dị tật, cột sống sẽ bị chẻ đốt sống thể hở. Nguyên nhân gây nên dị tật này thường liên quan tới các bất thường ở cấu trúc và chức năng não bộ.

2.3.3. Các chỉ số phát triển quan trọng của trẻ

Từ các phép siêu âm trên, bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ số phát triển quan trọng của trẻ. Bao gồm các chỉ số: vòng đầu (HC), đường kính lưỡng đỉnh (BPD), vòng bụng (AC), chiều dài xương đùi (FL), cân nặng ước tính (EFW). Dưới đây là các thông số bình thường ở thai nhi tuần 22:

Tìm hiểu thêm: Giải đáp cao răng nằm ở đâu và cách xử trí hiệu quả

Khám thai tuần 22 – Mốc khám thai quan trọng mẹ bầu không được bỏ qua

Các chỉ số chuẩn đánh giá phát triển của thai nhi tuần 22

2.3.4. Đánh giá các vấn đề về nước ối, dây rốn, bánh rau…

Ngoài các thông số trên, siêu âm còn giúp bác sĩ đánh giá được các vấn đề sau

– Lượng ối của mẹ có bình thường hay không. Mẹ bầu có gặp chứng đa ối hay thiểu ối không. Nước ối là môi trường quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Thiểu ối dễ dẫn đến các nguy cơ thai nhi suy dinh dưỡng, sinh sớm,… Đa ối mẹ bầu đối mặt với nguy cơ vỡ ối, tiểu đường, thai nhi bị dị tật hay bong nhau, sa dây rốn,…

– Kiểm tra dây rốn có gặp tình trạng cuốn cổ thai nhi hay thắt nút hay không.

– Vị trí bánh rau có gây cản trở tới quá trình sinh sau này hay không.

Ngoài ra, nếu mẹ gặp các vấn đề về tử cung, đặc biệt là khi mẹ có u nang, các bác sĩ sẽ theo dõi rất chi tiết. Các u nang có thể phát triển lớn hơn trong thai kỳ gây co bóp tử cung, có thể khiến sảy thai non. Trong nhiều trường hợp, u xơ cản trở đường ra của thai nhi sau này khiến công cuộc vượt cạn khó khăn, mẹ bầu phải chuyển mổ.

3. Những mốc khám thai mẹ không được bỏ qua

Khám thai tuần 22 – Mốc khám thai quan trọng mẹ bầu không được bỏ qua

>>>>>Xem thêm: Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?

Sản phụ sau sinh tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Ngoài mốc khám 22 tuần, thì những mốc khám quan trọng sau đó mẹ cần thực hiện là:

3.1. Mốc khám thai 25 – 29 tuần

Mốc khám thai này duy trì theo dõi giống như ở mốc 22 tuần. Ngoài ra, mẹ bầu sẽ được tiêm phòng mũi vacxin uốn ván đầu tiên nếu trước đó mẹ chưa tiêm phòng đầy đủ. Mẹ bầu cũng sẽ làm xét nghiệm dung nạp glucose và theo dõi huyết áp để đánh giá nguy cơ tiểu đường hay tiền sản giật thai kỳ,….

3.2. Mốc khám 30 – 32 tuần

Ở mốc khám này, những dị tật muộn xuất hiện ở thai nhi sẽ được phát hiện. Mẹ được thăm khám và kiểm tra giống các lần trước đó.

Ngoài ra, mẹ còn được kiểm tra tình trạng nước ối, bánh rau và đánh giá những nguy cơ về tiểu đường, tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiểu,…

3.3. Các mốc khám thai từ tuần 36

Đây là giai đoạn nước rút để chuẩn bị cho em bé chào đời. Từ tuần 36, cân nặng của em bé gần như đã phát triển tối đa, cá biệt nhiều mẹ bầu có hiện tượng giảm cân do lượng nước ối giảm xuống. Các dấu hiệu chuyển dạ cũng bắt đầu xuất hiện: sa bụng bầu, xuất hiện những cơn co tử cung, rỉ ối, tiêu chảy, phù chân,….. Mẹ bầu có thể dự sinh bất kỳ lúc nào. Từ tuần 36, các bác sĩ sẽ khuyến cáo mẹ bầu nên đi thăm khám mỗi tuần một lần để chuẩn bị tốt nhất cho con yêu chào đời.

Bài viết trên đây hi vọng sẽ giúp mẹ bầu có thêm những thông tin quan trọng về mốc khám thai tuần 22. Mốc khám 22 tuần nói riêng cũng như các mốc khám thai nói chung là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thai kỳ. Mẹ bầu nên chủ động theo dõi và thăm khám tại các mốc khám thai này để được theo dõi sức khỏe đầy đủ cũng như có những chăm sóc chu đáo để con yêu được phát triển toàn diện.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *