Theo các bác sĩ Sản khoa, có những mốc tuần thai rất quan trọng mà các mẹ bầu cần đặc biệt chú ý để tiến hành khám, theo dõi tình trạng sức khỏe thai nhi. Trong đó, khám thai tuần thứ 32 là mốc tuần thai mà các bác sĩ có thể đánh giá chính xác nhất về hình thái thai nhi, kích thước, cân nặng, tim thai, ngôi thai, tình trạng nước ối, sức khỏe của mẹ bầu,… từ đó dần dần đưa ra quyết định nên sinh thường hay sinh mổ.
Bạn đang đọc: Khám thai tuần thứ 32, mẹ cần thực hiện những gì?
1. Những thay đổi của mẹ và thai nhi ở mốc 32 tuần
1.1. Những thay đổi của thai nhi khi khám thai tuần thứ 32
Cơ thể của thai nhi ở giai đoạn 32 tuần tuổi hầu như đã phát triển toàn diện. Các cơ quan bên trong cũng đang dần ổn định, hoàn thiện. Cùng với sự phát triển của chu vi vòng đầu, một số bộ phận như tay, chân sẽ tiếp tục tăng trưởng.
Thai nhi ở mốc tuần thai này có thể đạt cân nặng lý tưởng là 1,8kg, chiều dài từ đỉnh đầu tới gót có thể đạt từ 41 đến 43cm. Vì vậy, không gian trong bụng mẹ trở nên chật chội hơn, bé không còn có những cử động mạnh như trước. Thế nhưng, mẹ vẫn có thể dễ dàng cảm nhận được chuyển động của bé.
Thị giác của thai nhi ở giai đoạn này cũng đã hoàn thiện và có sự thay đổi rõ rệt hơn. Bé bắt đầu biết mở mắt, hấp háy mắt, nheo mắt, chớp mắt, phản xạ tốt với ánh sáng mạnh chiếu vào bụng mẹ.
1.2. Những thay đổi của mẹ khi thực hiện khám thai tuần thứ 32
Bước sang tuần thai thứ 32, cơ thể của mẹ cũng có nhiều thay đổi. Vòng bụng của mẹ lớn hơn cùng với sự phát triển của thai nhi. Do vậy, việc sinh hoạt, đi lại, đứng ngồi cũng trở nên khó khăn hơn, nặng nề hơn.
Ở tuần thai thứ 32, cơ thể của cả thai nhi và thai phụ đều đã có những thay đổi rõ rệt
Vì đây đã là những tuần thai cuối của thai kỳ, vậy nên mẹ cũng thường xuyên cảm thấy tê bì chân tay, khó thở do ảnh hưởng từ sự phát triển, chèn ép của thai nhi.
Ở giai đoạn này, dịch tiết âm đạo tăng mạnh. Vậy nên, các mẹ cần chú ý việc giữ gìn vệ sinh vùng kín, tránh để viêm nhiễm âm đạo trong thời gian mang thai. Viêm âm đạo không chỉ khiến cho các mẹ cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe mà còn là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ sinh non.
Ở giai đoạn này, nhu cầu về dinh dưỡng của thai nhi cũng tăng lên. Mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng, sắt để tránh tình trạng suy giảm dinh dưỡng, thiếu máu.
2. Khám thai tuần thứ 32, mẹ bầu cần thực hiện những gì?
Ở mốc tuần thai thứ 32, mẹ bầu cần thực hiện một số dịch vụ khám để được nắm rõ tình trạng sức khỏe của bản thân, diễn biến quá trình phát triển, hoàn thiện của thai nhi. Các bước khám tại tuần thứ 32 gồm:
– Cân đo, kiểm tra huyết áp, nhịp tim.
– Khám cùng bác sĩ Sản khoa, thực hiện kiểm tra tim thai. Kiểm tra tim thai giai đoạn này, bác sĩ sẽ đồng thời so sánh nhịp tim của thai nhi so với những mốc khám trước để xác định nhịp tim có ổn định hay bất thường.
Tìm hiểu thêm: Địa chỉ thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung uy tín
Khám thai tuần thứ 32, các mẹ được thực hiện đo, kiểm tra nhịp tim thai
– Lấy mẫu, thực hiện xét nghiệm nước tiểu 10 thông số, đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ. Cụ thể, một số vấn đề sức khỏe của thai phụ sẽ được phát hiện thông qua mẫu nước tiểu, gồm bệnh đường tiết niệu, bệnh về thận, một số bệnh lý nội khoa,…
– Siêu âm giúp kiểm tra các vấn đề bất thường bên trong cơ thể của mẹ. Ngoài ra, qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ cũng sẽ xác định được vị trí của túi thai, vị trí của thai nhi, vị trí ngôi thai, kích thước, nhịp tim thai, chỉ số ối,… giúp chẩn đoán về tình trạng sức khỏe, tốc độ phát triển cũng như gợi ý cho mẹ bầu phương pháp sinh nở phù hợp.
3. Một số lưu ý cho mẹ bầu khi thực hiện khám thai ở tuần thai thứ 32
Như đã chia sẻ, tuần thứ 32 là mốc tuần thai quan trọng, cho thấy sự thay đổi của cả mẹ bầu và thai nhi. Bởi vậy, khi đi khám thai ở giai đoạn này, thai phụ cần chú ý một số vấn đề sau:
– Khám, theo dõi thai kỳ theo đúng lịch hẹn mà bác sĩ, bệnh viện đã nhắc nhở, dặn dò.
– Giữ tâm lý thật thoải mái để thực hiện khám thai, siêu âm thai thuận lợi.
– Mốc tuần thai này không cần thực hiện lấy mẫu máu xét nghiệm. Vậy nên, các mẹ có thể ăn nhẹ trước khi đi khám để cảm thấy thoải mái hơn.
– Trước khi thực hiện siêu âm kiểm tra hình thái thai nhi, các mẹ nên nhịn đi tiểu tiện và uống thật nhiều nước. Việc này sẽ kích thích căng giãn bàng quang, cho hình ảnh siêu âm rõ nét hơn, chính xác hơn.
>>>>>Xem thêm: Các mốc siêu âm thai định kỳ quan trọng mẹ bầu không được bỏ lỡ
Trong các bước khám thai, các mẹ nên lưu ý và thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ
– Chú ý xây dựng thực đơn khoa học, ăn uống đủ chất trước khi tới buổi khám. Đặc biệt, các mẹ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt, kẽm, chất xơ, canxi, vitamin C, A,…
– Không vận động mạnh, tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi.
– Nên vận động nhẹ nhàng để quá trình lưu thông máu tốt, ổn định tâm trạng, cảm xúc, có lợi hơn cho sự phát triển của thai nhi ở mốc tuần này.
Trước khi thực hiện buổi khám thai, các mẹ cần chú ý nắm bắt kịp thời những dấu hiệu bất thường. Nếu trước tuần 32 có xuất hiện những biểu hiện này, mẹ cần đến bệnh viện để được kiểm tra, tư vấn, phòng những trường hợp xấu có thể xảy ra:
– Bụng đau, có thể đau theo từng cơn hoặc đau râm ran không dứt. Đặc biệt, những trường hợp bụng căng cứng, mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra ngay.
– Âm đạo xuất huyết, chảy máu bất thường. Dịch âm đạo ra nhiều và loãng, màu nhạt như nước ối.
– Trong vòng 1 tiếng, mẹ đếm được tới 6 cơn co tử cung. Cơn co kéo dài từ 30 cho tới 45 giây.
– Thai đạp ít. Những trường hợp trong vòng 2 giờ xuất hiện dưới 10 cử động là rất nguy hiểm.
– Mẹ bị mệt, đau đầu, khó thở, thậm chí sốt,… đều cần được khám, kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Điều quan trọng tiếp theo, mẹ bầu cần có một lộ trình thăm khám rõ ràng, được theo dõi tình trạng sức khỏe thai kỳ tại những địa chỉ uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn và có các thiết bị thăm khám hiện đại, đầy đủ.
Hiện nay, khoa Sản phụ thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang là đơn vị chăm sóc sức khỏe thai sản được nhiều mẹ bầu tin tưởng. Với các gói Thai sản đa dạng từ tuần 8 đến khi mẹ chuyển dạ, Thu Cúc TCI luôn nỗ lực làm hài lòng các mẹ bầu với những tiện ích vượt trội, dịch vụ thăm khám cẩn thận, rõ ràng.
Trước sinh, vào mỗi mốc tuần thai quan trọng, các mẹ sẽ được chăm sóc, thực hiện các bước khám để đảm bảo sức khỏe thai kỳ. Mỗi buổi khám đều có các dịch vụ xét nghiệm, khám sàng lọc để bác sĩ nắm rõ tốc độ phát triển, tình trạng của mẹ và thai nhi. Đồng thời, lộ trình khám rõ ràng cũng giúp mẹ an tâm hơn cho tới ngày vượt cạn.
Đội ngũ bác sĩ Sản khoa đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm và từng công tác tại các bệnh viện lớn luôn nhiệt tình, chu đáo với thai phụ. Các bác sĩ ưu tiên việc phân tích từng chỉ số trong thai kỳ, so sánh sự khác biệt giữa các mốc tuần thai và đưa ra những lời khuyên cho các mẹ để cải thiện thai kỳ khỏe mạnh, ổn định hơn.
Chính vì vậy, các mẹ bầu khi vượt cạn tại Thu Cúc TCI đều luôn cảm thấy hài lòng, đưa ra những phản hồi tích cực về dịch vụ Thai sản trọn gói. Sau sinh, các mẹ còn được tận hưởng những tiện ích tại phòng lưu viện, dịch vụ chăm sóc sau sinh cho cả mẹ và bé và có những trải nghiệm tuyệt vời nhất tại viện.
Những thông tin trên đã đưa ra cái nhìn khái quát về quy trình cũng như ý nghĩa của lần khám thai tuần thứ 32. Hy vọng các mẹ bầu sẽ chủ động hơn trong việc theo dõi sức khỏe thai kỳ, đồng thời có thêm kinh nghiệm, kiến thức để thực hiện buổi khám một cách thuận lợi, hiệu quả nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.