Khám tim mạch là khám những gì? Cần lưu ý điều gì?

Khám tim mạch là một việc làm hết sức cần thiết để theo dõi sức khỏe hệ tim mạch, phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý tim mạch. Vậy khám tim mạch là khám những gì, quy trình ra sao và cần lưu ý những gì khi thăm khám? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

1. Quy trình khám tim mạch gồm những gì?

Khám tim mạch là quá trình gặp gỡ, thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng với các bác sĩ chuyên khoa Tim mạch có sự hỗ trợ của các máy móc thiết bị chuyên dụng, nhằm kiểm tra cấu trúc và khả năng thực hiện chức năng của hệ tim mạch. Cụ thể:

1.1 Khám lâm sàng tim mạch là gì? 

Sau khi đăng ký, bệnh nhân sẽ được khám ban đầu với các bác sĩ chuyên khoa, được hỏi về:

– Các triệu chứng mà bạn đang gặp phải

– Các bệnh lý mà bạn đang mắc

– Các yếu tố nguy cơ như thói quen uống bia rượu, hút thuốc lá,…

– Các loại thuốc mà bạn đang sử dụng để điều trị

– Kiểm tra huyết áp, tim phổi, sờ tim,…

Đó là cơ sở để các bác sĩ có thể đưa ra những nhận định ban đầu và chỉ định tiếp theo cho bệnh nhân. 

Trong quá trình thăm khám, bệnh nhân càng cung cấp được nhiều thông tin chính xác, hữu ích, các bác sĩ càng giỏi và giàu kinh nghiệm thì việc chẩn đoán càng nhanh chóng và chính xác. 

Khám tim mạch là khám những gì? Cần lưu ý điều gì?

Khám tim mạch gồm khám lâm sàng, khám cận lâm sàng và đọc kết quả

1.2 Khám cận lâm sàng gồm những gì?

Để tìm ra vấn đề người bệnh đang mắc phải, các bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm và chẩn đoán cận lâm sàng sau:

– Xét nghiệm máu 

– Điện tâm đồ

– Siêu âm tim 

– X-quang tim phổi

– Chụp CT mạch vành

– Chụp MRI tim

Mỗi kỹ thuật chẩn đoán này có một công dụng và chức năng khác nhau. Ví dụ, siêu âm tim thường được sử dụng khi nghi ngờ các bệnh lý van tim, muốn kiểm tra cấu trúc của tim. Trong khi đó, CT mạch vành thường dùng trong chẩn đoán bệnh mạch vành với độ chính xác lên tới 97 – 100%. 

Tùy vào tình trạng thực tế của bệnh nhân qua quá trình khám lâm sàng mà các bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc nhiều kỹ thuật phù hợp giúp cho những kết luận trở nên chính xác nhất. 

1.3 Đọc kết quả, tư vấn điều trị

Sau khi thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu, người bệnh trở về phòng khám ban đầu và chờ kết quả. Các kết quả này thường sẽ có sau khoảng 1 – 2 tiếng. 

Khi đã có toàn bộ các kết quả xét nghiệm, phim chụp cần thiết, bác sĩ sẽ đọc kết quả và tư vấn cho người bệnh phương án điều trị hiệu quả. 

2. Khám tim mạch giúp phát hiện những bệnh gì?

Bây giờ hẳn bạn đã biết khám tim mạch là khám những gì rồi phải không? Như đã nói ở trên, khám tim mạch giúp phát hiện hầu hết các bệnh lý tim mạch đang tồn tại trên cơ thể như:

– Bệnh mạch vành

– Hẹp – hở van tim

– Sa van 2 lá

– Các rối loạn nhịp tim như rung nhĩ, cuồng nhĩ, hội chứng Wolff-Parkinson-White, nhanh thất, rung thất, nhịp chậm xoang, block nhĩ thất, suy nút xoang tim…

– Phì đại cơ tim

– Thiếu máu cơ tim

– Nhồi máu cơ tim

– Thông liên thất – nhĩ

– Tứ chứng fallot

– Hẹp eo động mạch chủ

– Tắc động mạch ngoại biện 

– Bệnh Buerger

– Bệnh Raynaud 

– Viêm tĩnh mạch

– Suy giãn tĩnh mạch

– Suy tim

– U tim

Các bệnh lý tim mạch thường diễn tiến âm thầm. Do đó, thăm khám tại các chuyên khoa tim mạch là cách hiệu quả nhất để chẩn đoán và điều trị sớm các vấn đề của hệ tim mạch.

Khám tim mạch là khám những gì? Cần lưu ý điều gì?

Khám tim mạch có thể giúp chẩn đoán bệnh mạch vành

3. Có những hình thức khám tim mạch nào?

3.1 Khám định kỳ

Đối với những người chưa có bất thường về tim mạch, thời gian đi khám định kỳ được khuyến cáo là từ 3-6 tháng. 

Đối với các bệnh nhân đã và đang điều trị các bệnh lý tim mạch, thời gian khám định kỳ sẽ được chỉ định bởi bác sĩ tùy theo từng trường hợp cụ thể. 

3.2 Khám khi có dấu hiệu bất thường

Người bệnh cần đi khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường như:

– Khó thở

– Huyết áp đột ngột tăng cao

– Bệnh nhân xuất hiện cơn đau tim

– Chóng mặt, choáng ngất,…

– Phù chân tay, bụng

– Vã mồ hôi

– Lạnh chân tay

Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể không biểu hiện bất kỳ một triệu chứng nào mà đột ngột rơi vào hôn mê sâu. Khi đó, cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, giảm đến mức thấp nhất nguy cơ tử vong. 

4. Khám tim mạch cần lưu ý những gì?

– Nếu đã đi khám trong vòng 6 tháng, bạn nên mang theo kết quả khám, các phim chụp, thuốc hoặc đơn thuốc đang dùng. Như vậy, các bác sĩ sẽ có thêm cơ sở để chẩn đoán.

– Bạn nên nhịn ăn tối thiểu 4 giờ trước trước khi khám vì rất có thể bạn sẽ phải xét nghiệm máu trong quá trình thăm khám

– Nếu bạn đang điều trị tiểu đường thì không nên uống hoặc tiêm insulin vào buổi sáng trước khi đến khám

– Không sử dụng chất kích thích trước như nước chè, cà phê, thuốc lá, rượu bia,…trước khi đi khám vì có thể làm ảnh hưởng đến kết quả khám bệnh

– Trong quá trình khám, cung cấp những thông tin chính xác nhất, thực hiện nghiêm chỉnh những chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ cũng như đội ngũ nhân viên.

– Người bệnh nên chủ động chuẩn bị một số câu hỏi để trao đổi rõ hơn với bác sĩ để đưa ra quyết định điều trị

Khám tim mạch là khám những gì? Cần lưu ý điều gì?

Thăm khám tại các chuyên khoa tim mạch uy tín sẽ giúp bạn phát hiện sớm và điều trị hiệu quả cấc bệnh lý tim mạch.

Hi vọng qua bài viết này bạn đã hiểu được khám tim mạch là khám những gì. Cùng với đó là ý nghĩa của việc khám tim mạch thường xuyên và những lưu ý cần thiết trước, trong và sau quá trình thăm khám. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *