Khám và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Khám và điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em cần được thực hiện sớm và nghiêm túc để giảm thiểu nguy cơ sức khỏe cho trẻ đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản giúp các bậc phụ huynh biết cách xử trí khi chẳng may bé bị trào ngược dạ dày thực quản để ngăn chặn các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển sau này.

Bạn đang đọc: Khám và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

1. Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Khi ăn, thức ăn sẽ qua miệng vào thực quản và xuống dạ dày, ở điểm nối giữa thực quản và dạ dày có cơ hoành và cơ vòng có chức năng làm thực quản đóng lại giúp thức ăn không bị quay ngược ở lại khi dạ dày co bóp. Trào ngược dạ dày là  tình trạng thức ăn đi ngược từ dạ dày lên thực quản do các cơ này bị giãn ra khiến trẻ bị nôn, trớ, khò khè thậm chí là sặc gây nguy hiểm.

Trong 3 tháng đầu đời, trẻ thường bị trào ngược dạ dày thực quản sinh lý. Tình trạng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn và chế độ ăn đặc dần. Tuy nhiên, có 5% trẻ vẫn tiếp tục bị trào ngược dạ dày thực quản sau 1 tuổi ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của trẻ và có nguy cơ chuyển từ trào ngược sinh lý sang trào ngược bệnh lý.

Khám và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Trào ngược dạ dày là  tình trạng thức ăn đi ngược từ dạ dày lên thực quản do các cơ này bị giãn ra khiến trẻ bị nôn, trớ, khò khè thậm chí là sặc gây nguy hiểm.

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

2.1. Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản sinh lý

– Dạ dày trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện và dạ dày nằm ngang, cao hơn so với người lớn. Các cơ thắt ở hai đầu dạ dày hoạt động chưa ổn định.

– Đặc tính của thức ăn chủ yếu dạng lỏng (sữa mẹ hoặc sữa công thức). Khiến sữa đưa vào dạ dày dễ bị lọt ra ngoài dù chỉ có khe hở nhỏ. Đặc biệt ở trẻ ăn sữa công thức, trẻ dễ bị trào ngược dạ dày thực quản hơn do sữa lâu tiêu.

– Tư thế bú của trẻ và sau khi bú cũng là nguyên nhân gây dạ dày thực quản.

2.2. Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý

Trẻ gặp phải vấn đề ở dạ dày thực quản, dị ứng đạm của sữa bò, trẻ em bị bại não, viêm dạ dày, nhiễm trùng toàn thân…

3. Triệu chứng cho thấy trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

Trẻ thường xuyên bị nôn, trớ, khò khè là dấu hiệu điển hình của trào ngược dạ dày thực quản và thường là tình trạng trào ngược sinh lý, trẻ vẫn ăn uống bình thường, có tăng cân và giảm dần triệu chứng sau 6 tháng tuổi.

Đối với trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý, các triệu chứng trào ngược xuất hiện sau 1 tuổi, trẻ chậm lên cân, sợ ăn, viêm phổi tái phát nhiều lần thì có thể đã gặp phải các vấn đề sức khỏe.

Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em như thế nào?

Khám và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Thường xuyên bị nôn, trớ, khò khè là dấu hiệu điển hình của trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ.

4. Khám và điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ em

Khám lâm sàng và cận lâm sàng tìm ra nguyên nhân trào ngược sinh lý hay bệnh lý, tìm dấu hiệu dị ứng, biến chứng bệnh.

4.1. Đối với trào ngược dạ dày thực quản sinh lý

– Giúp trẻ ợ hơi sau bú

– Kê đầu giường cao

– Giảm các yếu tố làm tăng áp lực lên ổ bụng như bế thả lỏng, không mặc quần áo quá chật…

– Làm đặc thực ăn như thêm bột vào sữa ở trẻ bú bình

– Chia nhỏ bữa ăn để trẻ không ăn quá no

4.2. Đối với trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý

– Áp dụng các phương pháp điều trị trào ngược sinh lý để giảm triệu chứng

– Điều trị bằng thuốc như prokinetic, H2RA, ức chế bơm proton cho trẻ.

– Điều trị ngoại khoa khi trẻ không đáp ứng các biện pháp nội khoa, trẻ có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, ngất…

5. Khám và điều trị trào ngược dạ dày thực quản tại Bệnh viện Thu Cúc

Khi trẻ đến khám và điều trị bệnh tại bệnh viện sẽ được:

– Khám và điều trị bằng hệ thống trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ tốt cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.

– Đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao giúp chẩn đoán chính xác và đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp

– Chi phí hợp lý, tiết kiệm và có thanh toán bảo hiểm theo đúng quy định của Bộ Y tế

– Cha mẹ có thể đặt lịch khám qua tổng đài 1900 55 88 92 để tiết kiệm thời gian và thuận tiện khi sắp xếp công việc.

Khám và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu bệnh quai bị ở trẻ em

Đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao giúp chẩn đoán chính xác và đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp.

6. Ý kiến người bệnh

Chị Phương, Bà Triệu:”Thấy con trớ, tôi cứ nghĩ do cháu ăn quá no nhưng tình trạng này kéo dài, làm cháu không bú mẹ được nhiều, sút cân đáng kể. Cho đến Bệnh viện Thu Cúc khám, các bác sĩ nói cháu bị viêm loét dạ dày nên mới nôn trớ nhiều rồi kê đơn thuốc ống để chữa bệnh tại nhà. Hiện nay cháu ăn được và tăng cân đều. Đi khám lại bác sĩ nói vết loét trong dạ dày đã lành. Thật may có các bác sĩ tận tình giúp đỡ. Gia đình biết ơn rất nhiều”.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *