Rối loạn nhịp tim là tình trạng khá phổ biến và hầu hết thường vô hại tuy nhiên trong một số trường hợp rối loạn nhịp có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Quá trình khám và điều trị các rối loạn về nhịp tim cần được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giỏi với sự hỗ trợ hệ thống trang thiết bị hiện đại. Cùng tìm hiểu những thông tin về căn bệnh này và cách chẩn đoán, điều trị trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Khám và điều trị rối loạn nhịp tim
1. Rối loạn nhịp tim là gì?
Loạn nhịp tim xảy ra khi các xung điện trong tim, dẫn truyền tạo nhịp tim không hoạt động đúng, làm tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Các rối loạn về nhịp tim rất phổ biến và thường vô hại. Tuy nhiên, một số rối loạn nhịp có thể gây khó chịu và đôi khi có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Nhịp tim quá nhanh (trên 90 nhip/phút), quá chậm (dưới 60 nhịp/phút) hoặc không đều là những rối loạn nhịp có thể xảy ra.
Các loại rối loạn về nhịp tim thường gặp được phân loại không chỉ bởi nơi xuất phát (tâm nhĩ hoặc tâm thất) mà còn bởi tốc độ của nhịp tim. Theo đó các rối loạn nhịp gồm 2 loại cơ bản:
– Nhịp tim nhanh: Nhịp tim lúc nghỉ lớn hơn 100 nhịp một phút.
– Nhịp tim chậm: Nhịp tim lúc nghỉ ít hơn 60 lần một phút.
2. Triệu chứng cho thấy nhịp tim bị rối loạn
Dấu hiệu rối loạn nhịp tim rất đa dạng, có thể là quá chậm, quá nhanh hoặc không đều.
Khi nhịp tim quá chậm, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như:
– Đau thắt ngực
– Mất tập trung
– Lẫn lộn
– Chóng mặt
– Mệt mỏi
– Đầu óc quay cuồng
– Đánh trống ngực
– Khó thở
– Ngất
– Phù mắt cá chân
Khi nhịp tim quá nhanh, các triệu chứng như trên cũng có thể xuất hiện do các buồng tâm thất không đủ thời gian giãn ra để đổ đầy máu.
Những dấu hiệu này đôi khi không cụ thể, rõ ràng nên nhiều người khó phát hiện và chữa trị sớm bệnh. Cũng có trường hợp bất thường về nhịp tim có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Do đó, chúng ta cần “lắng nghe” cơ thể mình và đi khám ngay nếu có những biểu hiện bất thường.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và điều trị tăng huyết áp kháng trị
Hồi hộp, đánh trống ngực là biểu hiện cho thấy các bất thường về nhịp tim.
3. Biến chứng rối loạn nhịp tim
Một số rối loạn liên quan đến nhịp tim có thể làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề như:
– Đột quỵ
Khi tim rung, nó không thể bơm máu hiệu quả, có thể gây ra ứ đọng. Điều này có thể gây ra các cục máu đông hình thành. Nếu cục máu đông bị vỡ rời, nó có thể di chuyển lên não và cản trở lưu thông máu ở động mạch não, gây ra cơn đột quỵ. Điều này có thể khiến một phần hoặc toàn bộ não bị hoại tử dẫn đến tử vong.
– Suy tim
Điều này có thể là kết quả nếu tim bơm không hiệu quả trong một thời gian dài do nhịp tim chậm hoặc nhịp tim nhanh, chẳng hạn như rung nhĩ. Đôi khi, kiểm soát tốc độ của chứng loạn nhịp tim – nguyên nhân gây ra suy tim – có thể cải thiện chức năng tim.
4. Chẩn đoán và điều trị rối loạn nhịp bằng cách nào?
4.1 Chẩn đoán rối loạn nhịp tim
Để chẩn đoán các tình trạng rối loạn nhịp, bác sĩ có thể hỏi bệnh nhân về các triệu chứng hoặc các yếu tố bệnh sử có thể gây ra chứng loạn nhịp tim. Dựa vào các thông tin được cung cấp và quá trình khám thực thể (gõ tim, sờ tim, nghe tim), một số chỉ định cần thiết có thể được tiến hành để chẩn đoán chính xác bệnh như:
– Điện tâm đồ (ECG): Trong điện tâm đồ, cảm biến (điện cực) có thể phát hiện các hoạt động điện của tim được gắn vào ngực và đôi khi tay chân.
– Holter theo dõi: Thiết bị điện tâm đồ cầm tay có thể được đeo một ngày hoặc nhiều hơn để ghi lại hoạt động trái tim.
– Siêu âm tim: Phương pháp sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh cấu trúc, kích thước và chuyển động của tim.
– Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI): Trong một số trường hợp cần thiết bác sĩ có thể chỉ định phương pháp này để chẩn đoán chính xác tình trạng rối loạn nhịp.
4.2 Điều trị rối loạn nhịp tim
Sau quá trình thăm khám, tùy vào nguyên nhân, mức độ rối loạn nhịp, loại rối loạn, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân,… mà các bác sĩ có thể đưa ra những phác đồ điều trị khác nhau.
Hiện nay, một số loại thuốc có tác dụng điều hòa nhịp tim. Tuy nhiên, các loại thuốc này cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ không tự ý sử dụng thuốc khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
>>>>>Xem thêm: Bệnh hở van tim 2 lá có nguy hiểm không?
Khi có biểu hiện rối loạn nhịp, hãy nhanh chóng đến chuyên khoa tim mạch để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trong một số trường hợp cần thiết, các phương pháp khác như nghiệm pháp Vagal, sốc điện tim…có thể được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ nhằm khôi phục nhịp tim bình thường cho bệnh nhân.
6. Khám và điều trị rối loạn nhịp tim tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI
Lựa chọn khám và điều trị tại Thu Cúc TCI, người bệnh sẽ được:
– Đội ngũ bác sĩ, giáo sư, chuyên gia tim mạch giỏi trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và chỉ định điều trị hiệu quả, tư vấn chế độ sinh hoạt ăn uống phù hợp.
– Hệ thống trang thiết bị hiện đại công nghệ cao giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tình trạng rối loạn nhịp.
– Tổng đài tư vấn người bệnh là đội ngũ tư vấn viên có trình độ y khoa giàu kinh nghiệm trực tiếp tư vấn.
– Chi phí hợp lý có thanh toán bảo hiểm theo tiêu chuẩn của bác sĩ cụ thể.
7. Ý kiến người bệnh
“Con gái tôi phát hiện bị rối loạn nhịp tim sau 1 lần ốm nằm viện được bác sĩ theo dõi. Từ sau lần đó tôi đưa cháu đến bệnh viện Thu Cúc thăm khám và điều trị với giáo sư Quýnh. hiện tại sức khỏe của con tôi rất ổn, cháu học tập và luyện tập tốt. Cảm ơn bác sĩ bệnh viện Thu Cúc”. Chị Kim Anh, 40 tuổi.
Tất cả những thông tin trong bài viết về chứng rối loạn nhịp tim trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để xác định rõ nguyên nhân và được tư vấn phác đồ điều trị cụ thể, phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.