Khan tiếng làm sao hết? – Ghi nhớ ngay 10 lưu ý sau

Khan tiếng là biểu hiện bất thường trong giọng nói. Thường gặp nhiều nhất mỗi khi thay đổi thời tiết, ở người sử dụng giọng nói để lao động như giáo viên, ca sĩ, nhân viên bán hàng,…Vậy khi bị khan tiếng làm sao hết? Ghi nhớ ngay 10 lưu ý dưới đây để bệnh mau chóng cải thiện và nhanh khỏi bạn nhé!

Bạn đang đọc: Khan tiếng làm sao hết? – Ghi nhớ ngay 10 lưu ý sau

1. Cách nhận biết khan tiếng

Khan tiếng là tình trạng thay đổi âm sắc khiến người bệnh mất tiếng. Đây là tình trạng khá phổ biến, đi kèm với triệu chứng khô và ngứa họng. Giọng khàn sẽ không còn trong, thay vào đó là chất giọng thô ráp, yếu và thều thào. Người bệnh nói sẽ có cảm giác bị hụt hơi, nhanh mệt và thậm chí còn mất hẳn giọng nói.

Khan tiếng làm sao hết? – Ghi nhớ ngay 10 lưu ý sau

Khan tiếng sẽ có cảm giác khô, ngứa rát ở cổ họng

Khan tiếng có thể xuất hiện đột ngột ngay sau khi người bệnh thấy ớn lạnh, rùng mình, khô họng, đau họng và mất tiếng. Hay khan tiếng có thể xuất hiện sau các triệu chứng báo trước như ngạt mũi, ho,… từ 2-3 ngày.

2. Nguyên nhân gây khan tiếng

2.1. Nguyên nhân phổ biến

Trước khi tìm hiểu cách điều trị khan tiếng làm sao hết,ạn nên biết nguyên nhân gây khan tiếng là gì. Khan tiếng xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân. Có thể là do virus, vi khuẩn hoặc do dị ứng, do lạnh gây ra. Nguyên nhân phổ biến nhất là:

– Do cảm lạnh hoặc bị nhiễm virus đường hô hấp trên (gồm mũi, họng, thanh quản).

– Sử dụng giọng nói của mình quá nhiều, quá to hoặc không đúng cách trong một thời gian dài. Hay gặp nhất ở những người làm nghề giáo viên, ca sĩ, MC,…

– Trào ngược dạ dày thực quản.

– Thói quen uống nước đá lạnh thường xuyên, uống các loại đồ uống có cồn/caffein,

– Do dị ứng.

– Hít phải các chất độc hại

– Tần suất ho liên tục, dày đặc.

Khan tiếng làm sao hết? – Ghi nhớ ngay 10 lưu ý sau

Người làm nghề giáo viên sẽ dễ mắc khản tiếng

2.2. Nguyên nhân hiếm gặp

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân hiếm hơn gây khàn tiếng đó là:

– Polyp (là các u nhỏ trên dây thanh thường lành tính – không phải ung thư)

– Ung thư thanh quản

– Các bệnh về tuyến giáp

– Chấn thương họng thanh quản

– Suy yếu thần kinh hoặc cơ làm suy yếu chức năng của thanh quản

3. Vậy khan tiếng làm sao hết?

Tình trạng khan tiếng hoàn toàn có thể khỏi hẳn nếu được chăm sóc đúng cách. Dưới đây là 10 lưu ý trong việc chữa khan tiếng hiệu quả:

– Dành thời gian cho giọng được nghỉ ngơi, tránh nói chuyện nhiều hay la hét lớn.

– Tránh nói thì thầm vì có thể làm căng các dây thanh âm nhiều hơn là nói.

– Hạn chế hắng giọng vì điều này có thể kích thích dây thanh nhiều hơn.

– Uống nhiều nước ấm, ít nhất 2 lít/ngày. Vì thời gian này cổ họng sẽ rất khô rát nên việc bổ sung nước sẽ làm ẩm cổ họng.

– Không uống nước đá lạnh, ăn các thực phẩm có tính cay/nóng hoặc lạnh quá mức. Vì sẽ càng kích thích tổn thương họng, khiến triệu chứng thêm nghiêm trọng hơn.

Tìm hiểu thêm: Bị ù tai là do đâu? Làm gì để phòng ngừa bệnh

Khan tiếng làm sao hết? – Ghi nhớ ngay 10 lưu ý sau

Không nên uống nước đá khi chữa trị khan tiếng

– Nói không với đồ uống có cồn hay có chứa chất caffein. Những đồ uống có hại sẽ càng gây khô cổ họng và khiến bệnh tình nặng hơn.

– Không hút thuốc lá.

– Tránh dùng thuốc xông mũi vì thuốc này sẽ càng làm khô dây thanh âm và kéo dài triệu chứng.

– Giữ cho không gian sống sạch sẽ, nên làm ẩm không khí trong nhà bằng máy tạo độ ẩm.

– Trong mùa lạnh nên giữ ấm cơ thể bằng cách mặc nhiều lớp áo, quàng khăn khi ra đường. Vào mùa hè tránh ở trong phòng điều hòa quá lâu, không nên để nhiệt độ ở mức quá thấp.

4. Khi nào nên tới gặp bác sĩ?

Khàn tiếng tuy không phải là tình huống cấp cứu nhưng nó có thể là sự thông báo cho một bệnh lý nguy hiểm. Do đó, trong quá trình theo dõi, nếu xuất hiện thêm các dấu hiệu sau thì bạn nên tới bệnh viện càng sớm càng tốt:

– Ho ra máu

– Khó thở

– Sốt cao kéo dài, dù dùng thuốc hạ sốt nhưng không đỡ.

– Mức độ đau họng ngày càng nặng

– Khó nuốt mỗi khi ăn uống hay nuốt nước bọt

– Khàn giọng kèm theo chảy nước mũi, nước dãi (trẻ em sẽ gặp nhiều hơn).

Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, bạn sẽ cần cung cấp thông tin như: triệu chứng, thời điểm xuất hiện khan tiếng,…Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ họng bằng dụng cụ y tế chuyên dụng để quan sát và đánh giá mức độ bệnh lý mà bạn đang gặp phải. Tùy vào một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số cách thức kiểm tra chuyên sâu để tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh.

Khan tiếng làm sao hết? – Ghi nhớ ngay 10 lưu ý sau

>>>>>Xem thêm: Đừng coi thường viêm amidan cấp mủ

Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để nhận tư vấn điều trị phù hợp

Có thể thấy rằng, khan tiếng là một tình trạng không đáng lo ngại nhưng cũng không thể chủ quan, xem nhẹ. Hy vọng với thông tin trên bạn sẽ có thêm kiến thức trong việc “điều trị khan tiếng làm sao hết” và bỏ túi 10 lưu ý quan trọng trên. Từ đó tăng hiệu quả chữa trị và nhanh chóng khỏi bệnh hơn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *