Đối với cơ thể, nhóm bộ phận tai mũi họng có vai trò đặc biệt to lớn. Chúng là cửa ngõ của cả hệ thống hô hấp và hệ thống tiêu hóa. Tuy nhiên, không ít người chủ quan, thờ ơ trước việc khám tai mũi họng. Cùng chúng tôi điểm danh những dấu hiệu không thể bỏ qua, cho thấy bạn đã mắc bệnh tai mũi họng.
Bạn đang đọc: Khẩn trương đi khám tai mũi họng nếu thấy 5 dấu hiệu sau
1. Vì sao chúng ta nên đi khám tai mũi họng định kỳ?
1.1. Các bệnh tai mũi họng thường gặp
Chúng ta đều biết, các bệnh tai mũi họng có thể xảy ra với bất cứ ai, đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi. Các bệnh tai mũi họng phổ biến thường là:
– Bệnh ở tai: Viêm tai ngoài, viêm tai giữa, viêm xương chũm…
– Bệnh ở mũi: Viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang hoặc viêm đa xoang…
– Bệnh ở họng: Viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản, phế quản…
Viêm tai, viêm mũi, viêm họng… là các bệnh tai mũi họng có thể xảy ra với bất cứ ai.
1.2. Vì sao chúng ta hay mắc bệnh tai mũi họng?
Có thể nói, tai mũi họng là những cơ quan tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài nên không tránh khỏi những tác động từ các tác nhân gây bệnh. Trong đó phải kể đến:
– Thời tiết: Đặc trưng thời tiết nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, vùng tai mũi họng trở thành nơi lý tưởng để các loại vi khuẩn, virus tấn công, gây nhiễm trùng;
– Môi trường: Môi trường ô nhiễm với mật độ khói bụi và khí thải dày đặc càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tai mũi họng;
Ngoài ra, chế độ ăn uống thiếu khoa học, lười vận động khiến đề kháng kém, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng; Cơ địa dị ứng cũng làm tăng nguy cơ viêm xoang;
Hơn nữa, tai mũi họng bản chất là các hốc rỗng thông nhau. Bất cứ bộ phận nào bị nhiễm trùng cũng sẽ trở thành nguy cơ gây bệnh cho hai bộ phận còn lại. Đặc biệt, nếu không được điều trị dứt khoát, bệnh sẽ trở thành mạn tính. Khi đó, bệnh không chỉ tái diễn dai dẳng mà còn rất khó chữa trị dứt điểm.
1.3. Vai trò của việc khám tai mũi họng định kỳ?
Phần lớn, các bệnh tai mũi họng ở giai đoạn cấp tính nếu được phát hiện sớm thì chỉ cần điều trị nội khoa bằng các loại thuốc đặc trị. Tuy nhiên, để điều trị hiệu quả, chúng ta cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ về loại thuốc, liều lượng… Bởi lẽ, phương pháp này phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây và mức độ của bệnh, cũng như thể trạng người bệnh.
Nếu người bệnh chủ quan, tự ý mua thuốc điều trị sẽ dẫn tới một số tác hại sau:
– Sử dụng thuốc không phù hợp gây dị ứng, ngộ độc, thậm chí đe dọa tính mạng (đặc biệt là khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ);
– Không hiểu rõ thành phần thuốc, gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, ù tai, buồn nôn…
– Một số loại thuốc chứa Hg, As sẽ gây mất khứu giác, hoặc các loại kháng sinh thuộc nhóm aminosid có thể gây mất thính giác… Nghiêm trọng hơn là những trường hợp này phần lớn không thể hồi phục;
– Dùng quá liều gây nhờn thuốc, cơ thể không tiếp nhận điều trị nội khoa hoặc làm tổn hại nghiêm trọng lớp niêm mạc;
Do đó, việc khám tai mũi họng sẽ giúp bác sĩ theo dõi, xác định rõ tình trạng bệnh và đưa ra đơn thuốc cũng như phác đồ điều trị phù hợp. Hơn nữa, việc khám định kỳ sẽ giúp bác sĩ sớm phát hiện những triệu chứng bất thường và có những chỉ định kịp thời. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời có vai trò rất quan trọng đối với tất cả các bệnh.
NSƯT Hoàng Hải khám tai mũi họng tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.
2. Điểm mặt 5 dấu hiệu nghiêm trọng cần đi khám ngay lập tức
Với tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện tại thì những bệnh tai mũi họng sẽ ngày càng trở nên phổ biến. Tuy bệnh không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng những biến chứng mà nó để lại thì không thể chủ quan.
Vì thế, khi gặp bất cứ triệu chứng nào dưới đây, bạn cũng tuyệt đối không chủ quan mà hãy tới gặp bác sĩ sớm nhất có thể để được điều trị kịp thời, hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
2.1. Đau nhức vùng quanh mũi, sổ mũi, ngạt mũi
Vì hệ thống các xoang đều nằm trong hốc sọ mặt nên khi bị tổn thương sẽ xuất hiện những cơn đau nhức quanh mũi sau đó lan dần ra má, thái dương, đầu. Những cơn đau này còn kèm theo triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi.
Những triệu chứng này rất dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm, ốm sốt thông thường hoặc viêm mũi, viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, đây là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm xoang.
Tìm hiểu thêm: TCI giải đáp: Sau cắt amidan có hết viêm họng không?
Đau nhức vùng quanh mũi, sổ mũi, ngạt mũi… là những triệu chứng thường gặp của viêm xoang.
2.2. Liên tục hắt hơi, sổ mũi kèm đau họng
Nếu bạn đột ngột hắt hơi liên tục, sổ mũi, mất giọng (phải nói giọng mũi) thì rất có thể bạn đã bị cảm lạnh. Ban đầu, bệnh khiến bạn chảy nước mũi liên tục nhưng nước mũi không màu, loãng. Tuy nhiên, khi bệnh trở nặng, nước mũi đặc hơn, chuyển màu xanh hoặc vàng, kèm theo ngạt mũi và ho có đờm và đau họng thì bạn nhất định phải tới gặp bác sĩ. Nếu để lâu, dịch mũi chảy xuống họng hoặc vào tai sẽ gây viêm họng, viêm tai và kéo theo loạt bệnh nhiễm trùng khác.
2.3. Khám tai mũi họng ngay khi sốt cao đột ngột kèm cảm giác đau họng
Sốt cao đột ngột, vướng ở họng, đau rát họng, nhất là khi nói hoặc nuốt… đây đều là các triệu chứng cho thấy khả năng rất cao bạn đã bị viêm amidan. Những triệu chứng khó chịu này hoàn toàn có thể biến mất sau 1 vài tuần nếu được chăm sóc và điều trị kịp thời, đúng cách.
Tuy nhiên, không ít người chủ quan, để bệnh chuyển biến nặng và gây ra nhiều phiền toái và các biến chứng nghiêm trọng:
– Amidan quá phát gây vướng víu, khó nuốt, khó thở, ngủ ngáy… thậm chí có nhiều trường hợp bị ngưng thở khi ngủ;
– Amidan sưng tấy, có mủ gây hôi miệng, cản trở giao tiếp;
– Amidan nằm ở ngã 3 tai mũi họng nên khi bị nhiễm trùng sẽ trở thành ổ viêm – nguồn lây nhiễm đến các vùng lân cận, thậm chí là nhiễm trùng huyết, viêm màng tim, viêm cầu thận…
Ngay khi sốt cao đột ngột kèm cảm giác đau họng thì cần tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
2.4. Họng đau, ngứa kèm ho khan hoặc ho có đờm
Khi bị viêm họng cấp tính, người bệnh sẽ trải qua những triệu chứng như đau và ngứa họng. Nếu người bệnh đi khám và điều trị sớm, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm và biến mất. Ngược lại, nếu chủ quan và để lâu, bệnh sẽ trở thành mạn tính. Dấu hiệu của viêm họng mạn tính ngoài đau rát họng thì còn có cả những cơn ho. Nếu ho có đờm xanh, có thể bạn bị viêm họng mạn do bội nhiễm vi khuẩn, còn nếu là đờm trắng thì nguyên nhân là siêu vi.
2.5. Đau tai, suy giảm thính giác, tai chảy mủ
Đau tai, ù tai, suy giảm thính giác, tai chảy dịch… đây đều là biểu hiện của bệnh viêm tai. Cả viêm tai ngoài và viêm tai giữa đều có những biểu hiện giống nhau và đều có nguy cơ gây ra các biến chứng như thủng màng nhĩ, mất thính giác, viêm xương chũm… Vì vậy, người bệnh bắt buộc phải đi khám để tìm ra nguyên nhân và có kế hoạch điều trị phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Giải thích mẹo hóc xương cá ngậm C sủi
Đau tai, ù tai, suy giảm thính giác, tai chảy dịch… đây đều là biểu hiện của bệnh viêm tai.
3. Kết luận
Có thể nói, các bệnh tai mũi họng thường không quá nghiêm trọng. Chỉ khi người bệnh chủ quan, không thăm khám và điều trị, bệnh mới gây ảnh hưởng đến cuộc sống và để lại nhiều biến chứng. Hơn nữa, tai mũi họng là những bộ phận rất gần não bộ (nhất là tai, chỉ cách màng não khoảng 0,5 – 1mm) nên có nguy cơ để lại nhiều di chứng nặng nề.
Vì thế, khám tai mũi họng sớm không chỉ giúp phát hiện sớm mà còn giúp điều trị hiệu quả, tránh được những biến chứng nghiêm trọng.
Chuyên khoa Tai Mũi Họng của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giàu y đức, cùng hệ thống trang thiết bị tân tiến. Những điều này giúp các bác sĩ có thể phát hiện nhanh chóng và chính xác những bệnh lý bạn đang mắc phải. Vì vậy, nơi đây từ lâu đã trở thành địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh hiệu quả các bệnh Tai Mũi Họng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.