Kháng sinh điều trị HP là chỉ định bắt buộc để ức chế hoạt động và loại bỏ loại vi khuẩn thành công. Xoay quanh việc điều trị HP, rất nhiều câu hỏi được quan tâm và một trong số đó là uống thuốc điều trị HP có gây ra các tác dụng phụ không?
Bạn đang đọc: Kháng sinh điều trị HP có gây ra tác dụng phụ không?
1. Nguyên tắc cần tuân thủ trong điều trị HP
Vi khuẩn HP khi xâm nhập vào cơ thể sẽ di chuyển tới khu trú và phát triển tại lớp nhầy thành niêm mạc dạ dày. Hoạt động của vi khuẩn HP sẽ gây ra những thay đổi ở dạ dày, bào mòn lớp bảo vệ. Điều này lý giải vì sao vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới những bệnh lý như viêm dạ dày, viêm hang vị, loét tá tràng – dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày,… Vì vậy, tiến hành điều trị HP là yêu cầu cần thiết và nên được thực hiện càng sớm càng tốt.
Điều trị HP sẽ được thực hiện bằng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc điều trị bằng thuốc nhìn chung không quá phức tạp, nhưng HP có thể tái đi tái lại nên mỗi người bệnh cần hiểu và thực hiện nghiêm túc các yêu cầu sau về nguyên tắc điều trị bệnh:
– Chỉ tiến hành điều trị sau khi được chẩn đoán chính xác xét nghiệm HP dương tính.
– Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa và nhận đơn thuốc và phác đồ điều trị phù hợp.
– Tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị kết hợp cùng chế độ ăn và lối sống lành mạnh.
– Thực hiện tái khám, xét nghiệm lại HP sau điều trị.
Việc điều trị vi khuẩn HP cần tuân thủ đúng nguyên tắc, đúng phác đồ do bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
2. Điều trị HP bằng kháng sinh có tác dụng phụ không? Xử lý như thế nào?
2.1. Trả lời: Kháng sinh điều trị HP có gây ra tác dụng phụ không?
Câu trả lời được đưa ra là có. Dùng kháng sinh cho hiệu quả tiêu diệt HP tốt, giảm các triệu chứng khó chịu gặp phải ở dạ dày. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc điều trị HP vẫn sẽ tồn tại những tác dụng phụ theo mức độ khác nhau và khiến người bệnh mệt mỏi, cụ thể:
– Biểu hiện thường thấy nhất là mệt mỏi kèm tiêu chảy khi dùng kháng sinh điều trị HP.
– Làm gia tăng các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa;
– Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, thường xuyên cảm thấy buồn nôn;
– Khó thở, tức ngực, đôi khi là rối loạn nhịp tim;
– Ảo giác, mất trí nhớ;
– Da bị khô, bong tróc vảy;
– Một số thuốc còn có tác dụng phụ gây thiếu hụt lượng magie trong máu và gây mất cân bằng hệ tiêu hóa khiến sức khỏe người bệnh suy giảm nếu tình trạng này kéo dài liên tục;
– Người bệnh còn có thể bị co giật, co thắt cơ. Đây là nguyên nhân vì sao cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi;
– Khô miệng, chán ăn, cảm giác ăn không ngon và dẫn tới gầy sút cân;
– Yếu cơ, đau khớp;
– Tăng men gan.
Người bệnh trong quá trình uống thuốc điều trị cần theo dõi tất cả các triệu chứng bản thân gặp phải. Trong trường hợp các tác dụng phụ gây ảnh hưởng nặng nề cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn xử lý đúng cách.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì?
Đau bụng, mệt mỏi, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa là những tác dụng phụ điển hình khi uống thuốc điều trị vi khuẩn HP.
2.2. Giảm bớt các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh điều trị HP
Việc dùng thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn HP là vô cùng quan trọng và sẽ được ưu tiên. Khi người bệnh gặp phải các tác dụng phụ có thể áp dụng các cách sau nhằm giảm bớt những ảnh hưởng do thuốc gây ra như sau:
– Trong suốt thời gian dùng thuốc, người bệnh tuyệt đối không dùng bất cứ chất kích thích nào như bia, rượu, cafe,…;
– Cần đảm bảo về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi;
– Tuân thủ đúng loại và uống đủ liều lượng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ;
– Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, chú trọng bổ sung các thực phẩm cung cấp dinh dưỡng thiết yếu;
– Chia nhỏ bữa ăn, có thể ăn thành 5-6 bữa/ngày;
– Ăn chậm nhai kỹ;
– Ưu tiên đồ ăn tốt cho tiêu hóa, hạn chế đồ ăn cay nóng, chua, chát, đồ ăn nhiều dầu mỡ vì sẽ tạo gánh nặng thêm cho dạ dày;
– Vận dụng những mẹo giảm triệu chứng khó chịu ở dạ dày như dùng gừng, nghệ, mật ong, nước bạc hà,…
– Khi gặp tình trạng tiêu chảy thì cần bù đủ nước, bù điện giải;
– Muốn giảm thiểu tình trạng đau bụng cần giữ ấm bụng, massage, ấn huyệt,…;
– Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp khắc phục tình trạng khô miệng và cảm giác bị khó chịu ở cổ họng;
– Duy trì tâm lý thoải mái, tránh để bị căng thẳng stress quá độ hoặc lo lắng kéo dài;
– Tập thể dục thường xuyên, vận động điều độ giúp tăng cường hệ miễn dịch;
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về nội soi dạ dày gây mê
Ăn uống khoa học, điều độ giúp giảm các triệu chứng khó chịu từ việc uống kháng sinh điều trị vi khuẩn HP.
3. Điều trị HP thường diễn ra trong bao lâu sẽ âm tính trở lại?
Điều trị vi khuẩn HP bằng kháng sinh phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định sau khi tiến hành thăm khám. Từng trường hợp bệnh cụ thể sẽ được lên đúng phác đồ điều trị với loại thuốc kháng sinh tương thích do Bộ Y tế công bố bao gồm:
– Phác đồ liệu pháp 3 thuốc
– Phác đồ liệu pháp 4 thuốc
– Phác đồ điều trị nối tiếp (điều trị theo 2 giai đoạn nối tiếp)
– Phác đồ điều trị kết hợp (kết hợp liệu pháp 3 thuốc và Levofloxacin).
Thông thường, người bệnh sẽ phải tuân thủ điều trị trong 10-14 ngày liên tục. Với các trường hợp nhiễm khuẩn HP phát triển thành viêm – loét dạ dày sẽ cần thực hiện điều trị duy trì tiếp tục trong 4-8 tuần nhằm mục đích làm lành các ổ viêm loét.
Tuy nhiên, như đã nói trước đó, vi khuẩn HP dần có đề kháng tốt hơn với các loại kháng sinh hiện nay nên tình trạng tái nhiễm khuẩn theo đó cũng gặp phải nhiều hơn. Vì vậy, để mang lại kết quả tiêu diệt HP nhanh chóng, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt về yêu cầu chỉ định điều trị của bác sĩ đưa ra.
Như vậy, sử dụng kháng sinh điều trị HP có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, tuân thủ đúng phác đồ điều trị là cách tốt nhất giúp hạn chế sự ảnh hưởng của các triệu chứng khó chịu và mang lại hiệu quả tiêu diệt HP thành công.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.