Thực phẩm và chế độ ăn uống hàng ngày là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến các cơn đau đầu. Vậy đau đầu nên ăn gì và kiêng ăn gì? Thực phẩm nào gây nên chứng đau đầu? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Khi bị đau đầu nên ăn gì và kiêng ăn gì?
1. Tìm hiểu về chứng đau đầu và các loại đau đầu
Đau đầu là một tình trạng phổ biến và có thể tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau. Chứng đau đầu có thể tự xuất hiện, không có bệnh lý liên quan hoặc xuất hiện do ảnh hưởng của một số bệnh nền từ trước.
Dưới đây là một vài loại đau đầu thường gặp:
– Đau nửa đầu: Là cảm giác đau nhói dữ dội ở một bên của đầu hoặc cổ. Triệu chứng phổ biến là buồn nôn, thị lực giảm, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng động.
– Đau đầu từng cơn: Tình trạng đau dữ dội diễn ra từng đợt, thường xuất hiện ở một bên đầu hoặc quanh hốc mắt. Ngoài đau đầu, người bệnh có thể thấy thêm các triệu chứng đi kèm như chảy nước mắt hoặc nước mũi.
– Đau đầu căng thẳng: Nguyên nhân là do căng thẳng dẫn đến các cơn đau âm ỉ, cảm giác như đầu bị kẹp chặt.
– Đau đầu viêm xoang: Tình trạng này rất phổ biến. Các triệu chứng đi kèm là nghẹt mũi, chảy nước mũi, sưng mặt,…
2. Những người bị đau đầu nên ăn gì?
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây đau đầu và mức độ đau mà cách sử dụng thực phẩm của người bệnh có thể khác nhau. Một số thực phẩm có tác dụng với chứng đau đầu có thể kể đến như nước, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa,…
2.1 Đau đầu nên ăn gì? Hoa quả và rau
Trái cây và rau củ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Theo các chuyên gia, chất chống oxy hóa có thể giúp điều trị và phòng ngừa chứng đau nửa đầu.
Dưới đây là một loại thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa:
– Các loại rau có màu xanh đậm: Cải xoăn, cải bẹ, súp lơ, bắp cải, rau muống, rau ngót,…
– Các loại rau củ có màu sáng: Cà rốt, cà chua, ớt chuông,…
– Một số loại củ làm gia vị: Gừng, tỏi, nghệ,…
– Trái cây mọng nước: Dâu tây, mâm xôi, việt quất,…
– Khoai lang và củ cải đường
Tìm hiểu thêm: “Thủ phạm” khiến bạn mất ngủ và lời khuyên của chuyên gia
2.2 Đau đầu nên ăn gì? Cá là một thực phẩm được khuyến nghị
Cá rất giàu axit béo omega-3 và DHA có tác dụng chống viêm. Đặc biệt trong cá còn chứa vitamin B2, là chất dinh dưỡng giúp kiểm soát các cơn đau đầu. Theo nghiên cứu, trong cá hồi có chứa coenzyme Q10 và vitamin D, có thể giảm triệu chứng đau đầu hiệu quả. Một số loại cá khác cũng có tác dụng tương tự là cá tuyết, cá thu, cá chim.
2.3 Trà thảo mộc
Trà thảo mộc có tác dụng ngậm nước và chứa các thành phần giảm đau. Vì thế, uống trà thảo mộc có thể giảm các triệu chứng đau đầu. Trà gừng có tác dụng giảm đau hiệu quả đối với chứng đau nửa đầu và ít có tác dụng phụ. Ngoài ra, trà bạc hà còn giúp giảm áp lực xoang, giảm đau nhức do viêm xoang.
2.4 Nước
Uống đủ nước không chỉ quan trọng đối với các tế bào trong cơ thể mà còn có thể giảm được triệu chứng đau đầu. Giữ cho cơ thể đủ nước là một cách giảm ngừa các cơn đau đầu.
2.5 Thực phẩm chứa cafein
Cafein có đặc tính là thu hẹp các mạch máu. Điều này có thể chống lại tác động gây đau đầu và thuyên giảm triệu chứng. Vì vậy, nếu sử dụng lượng cafein vừa đủ thì sẽ có hiệu quả với chứng đau đầu.
3. Đau đầu nên kiêng ăn gì?
Một số thực phẩm có thể kích thích các cơn đau đầu, bạn cần theo dõi hàng ngày để tìm ra và ghi lại. Nếu cơ thể nhạy cảm với một thức ăn nào đó, cơn đau có thể kéo dài từ 20 phút đến 2 tiếng. Một số thực phẩm nên kiêng để tránh các cơn đầu đầu xảy ra gồm:
3.1 Thực phẩm sử dụng đường hóa học
Hiện nay, có nhiều thức ăn và đồ uống dùng đường hóa học, nó có thể dẫn đến chứng đau đầu. Đường hóa học kích thích quá mức, ảnh hưởng đến dây thần kinh dẫn đến chứng đau nửa đầu. Một số loại thực phẩm thường thấy như nước ngọt, kẹo cao su, kem,…
3.2 Đồ ăn nhanh
Trong đồ ăn nhanh có chứa axit glutamic, đây là một tác nhân gây ra đau đầu. Ngoài ra, thức ăn nhanh còn gây khó tiêu, đầy bụng khiến máu dồn lên não nhanh hơn. Ăn đồ ăn nhanh không chỉ gây ra đau đầu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.
3.3. Rượu bia
Các loại đồ uống có cồn thường gây ra chứng đau đầu. Trong rượu vang đỏ có chứa nhiều chất hóa học, là một đồ uống phổ biến nhất gây ra đau đầu. Ngoài ra, rượu còn gây mất nước cho cơ thể dẫn đến chứng đau đầu.
>>>>>Xem thêm: Hậu quả tai biến mạch máu não: Không phải ai cũng hiểu!
3.4 Thức ăn chứa tyramine
Các thực phẩm như bơ, sữa, phô mai, cà chua, chuối, hạnh nhân,…có hàm lượng tyramine cao. Tyramine là một nguyên nhân gây đau đầu, vì vậy bạn không nên ăn quá nhiều những thực phẩm này.
3.5 Món ăn nhiều gia vị
Cho nhiều gia vị khi nấu ăn có thể sản sinh ra một loại enzym gây tác dụng phụ. Ngoài ra, mì chính có thể kích thích đến một số dây thần kinh gây căng cơ và đau đầu. Bạn nên theo dõi các bữa ăn hàng ngày của mình để tìm ra những món gây ra đau đầu cho bản thân.
Ngoài ra, đau đầu còn do một số thực phẩm khác như: cafe, nho đỏ, socola, xúc xích, lạp xưởng, thịt nguội,…
– Cà phê có thể gây ra những cơn đau đầu nhẹ nếu bạn uống quá nhiều.
– Nho đỏ chứa một loại axit làm tăng huyết áp và gây ra các cơn đau đầu.
– Socola chứa 2 thành phần phenylethylamine và theobromine, làm giãn nở các mạch máu, dẫn đến đau đầu.
– Đồ ăn lên men chứa hàm lượng tyramine cao, là nguyên nhân dẫn đến chứng đau nửa đầu.
– Các loại thịt cá chế biến sẵn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và còn gây đau đầu. Nguyên nhân bởi vì trong các thực phẩm đó có chứa các chất bảo quản.
– Thực phẩm đông lạnh
– Trái cây họ cam, quýt,…
– Các loại hạt
– Đồ ăn từ lúa mì như bánh mì, bánh nướng, mì ống,…
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Đau đầu nên ăn gì?”. Bên cạnh chế độ ăn uống, những người mắc chứng đau đầu thường xuyên cần phải chú ý đến cả chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi. Các bài tập thể dục, các hoạt động vui chơi giải trí, sắp xếp công việc hợp lý, tránh áp lực, tránh stress,… là những yếu tố có thể đẩy lùi các cơn đau đầu hiệu quả.