Rối loạn tiền đình là hội chứng phổ biến và có thể đi kèm với một vài bệnh lý khác như thiếu máu não, tiểu đường, cao huyết áp… gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Vậy khi bị rối loạn tiền đình phải làm sao để cải thiện, ngăn ngừa tái phát và hạn chế những ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Khi bị rối loạn tiền đình phải làm sao?
1. Tổng quan về rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là khả năng tiếp nhận và truyền dẫn thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do tổn thương dây thần kinh số 8. Điều này khiến người bệnh mất đi khả năng thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai hoặc buồn nôn… Các triệu chứng này của bệnh có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, đột ngột khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng tới khả năng làm việc, học tập của người bệnh.
Rối loạn tiền đình thường được chia thành hai loại bao gồm: Rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương. Đối với rối loạn tiền đình ngoại biên liên quan đến vùng tai như sỏi tai trôi tự do trong ống bán khuyên hoặc dính vào đài tai gây chóng mặt khi người bệnh thay đổi tư thế. Một số nguyên nhân khác có thể do: sử dụng thuốc, trầm cảm, mất ngủ kéo dài gây rối loạn tiền đình ngoại biên.
Rối loạn tiền đình trung ương có tính phức tạp hơn, liên quan đến tổn thương ở não, có thể là tai biến mạch máu não hoặc tổn thương hệ động mạch sống nền sau cổ ở những người bệnh cao tuổi.
2. Rối loạn tiền đình có nguy hiểm hay không?
Rối loạn tiền đình có thể chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn rồi hết nhưng cũng có trường hợp kéo dài hơn bình thường, tái đi tái lại nhiều lần. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và công việc của người bệnh, mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trong khi bị bệnh, nếu người bệnh cố gắng di chuyển đi lại thì có thể bị ngã, gây chấn thương nặng do va đập… Biến chứng nguy hiểm nhất của rối loạn tiền đình chính là gây đột quỵ do máu kém lên não. Do vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng, người bệnh nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để tiến hành điều trị từ sớm nhất có thể.
3. Khi bị rối loạn tiền đình phải làm sao?
Các phương pháp điều trị rối loạn tiền đình hiện nay chủ yếu là điều trị nội khoa và thay đổi lối sống. Trong đó, người bệnh cần tuân thủ hoàn toàn theo các chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc. Ngoài ra, người bệnh cũng cần bác sĩ tư vấn về lối sống và chế độ dinh dưỡng phù hợp, nên ăn gì và không nên ăn gì, tuyệt đối không được tự điều trị tại nhà.
Trong giai đoạn cấp, khi người bệnh có các biểu hiện như chóng mặt, nôn mửa, mất thăng bằng thì cần xử lý bằng cách:
– Đưa người bệnh vào phòng có ánh sáng nhẹ, không gian yên tĩnh
– Nằm gối thấp, giữ yên phần đầu
– Dùng thuốc chống nôn nhưng phải hỏi ý kiến của bác sĩ
– Bù nước và điện giải cho cơ thể thông qua đường uống hoặc truyền theo chỉ định của bác sĩ
4. Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi ở người bị rối loạn tiền đình
4.1 Rối loạn tiền đình phải làm sao? Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Để chữa rối loạn tiền đình, ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần thay đổi lối sống lành mạnh như:
– Phòng ngủ cần thoáng khí, yên tĩnh, tránh ánh sáng mạnh và ồn ào
– Vận động nhẹ, tập thể dục vừa phải đều đặn để lưu thông máu tốt hơn
– Sắp xếp thời gian để thư giãn, tránh căng thẳng thần kinh
– Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc, mỗi ngày nên ngủ đủ từ 6 – 8 tiếng
– Đối với người làm văn phòng, cần thay đổi tư thế thường xuyên, tránh ngồi quá lâu trước máy vi tính. Thực hiện các bài tập ngay tại văn phòng để tăng vận động cho vùng cổ vai gáy.
Tìm hiểu thêm: Thiếu máu não thoáng qua tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ
4.2 Rối loạn tiền đình phải làm sao để xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp?
Trong quá trình điều trị rối loạn tiền đình, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học là một trong những phương pháp giúp tối ưu việc điều trị hiệu quả. Theo đó, người bị rối loạn tiền đình nên:
– Sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất, tăng cường hệ miễn dịch.
– Uống đủ lượng nước mỗi ngày để bù lại lượng nước đã mất đi. Người bệnh nên tạo thói quen uống nước, không nên để đến khi khát mới uống.
– Nên hấp thu lượng thực phẩm tốt tự nhiên, giàu chất béo tốt như ngũ cốc hoặc các loại hạt. Tránh các loại thực phẩm đóng hộp, hoặc đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ.
– Hạn chế các loại thức uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước tăng lực… bởi nó có thể khiến tình trạng ù tai trở nên nặng hơn và gây ra các cơn đau đầu.
Để xây dựng thực đơn phù hợp cho mình, bạn cần đi khám để biết tình trạng sức khỏe thực tế và nhận tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.
>>>>>Xem thêm: Bệnh mất ngủ mạn tính là gì, có nguy hiểm không?
Như vậy, thông qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã biết cần phải làm gì khi bị rối loạn tiền đình. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình, người bệnh nên chủ động thăm khám định kỳ tại các chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị từ sớm.