Khám sức khỏe là hoạt động được thực hiện định kỳ hàng năm nhằm nắm bắt thể trạng của từng cá nhân. Thông qua đó giúp chúng ta phát hiện sớm các bệnh lý và chủ động ngăn chặn kịp thời những nguy cơ có thể đe dọa tới sức khỏe. Vậy bạn đã biết khám sức khỏe mang theo gì? Cùng tìm hiểu ngay lời giải đáp thông qua bài viết này!
Bạn đang đọc: Khi đi khám sức khỏe mang theo gì?
1. Việc thăm khám sức khỏe quan trọng như thế nào?
Bệnh không lây nhiễm đang trở thành thảm họa lớn của xã hội hiện đại. Lối sống không khoa học như lười vận động, thức khuya, sử dụng nhiều rượu bia, thức ăn nhanh, thuốc lá,…. đã khiến cho hơn 70% dân số tử vong liên quan đến những căn bệnh này. Ước tính, mỗi năm nước ta có khoảng 520.000 người tử vong trong đó có khoảng 380.000 ca liên quan đến những bệnh lý không lây nhiễm như: Ung thư, tim mạch, đái tháo đường, huyết áp,… Trong đó những căn bệnh không lây nhiễm này hoàn toàn có thể phòng chống được nếu phát hiện sớm kịp thời và điều trị hiệu quả.
Để phát hiện sớm được bệnh lý thì thăm khám sức khỏe và sàng lọc định kỳ là biện pháp hữu hiệu nhất. Việc này giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của bản thân hiện tại và phát hiện sớm những vấn đề bất thường của cơ thể. Đồng thời, thăm khám sức khỏe định kỳ cũng mang lại hiệu quả điều trị cao hơn, tiết kiệm về thời gian tiền bạc cũng như sức lực cho người bệnh. Thông qua các hoạt động thăm khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ sẽ phát hiện và thông báo cho chúng ta biết được những yếu tố nguy cơ sức khỏe có thể gặp.
Để phát hiện sớm được bệnh lý thì việc thăm khám sức khỏe và sàng lọc định kỳ là biện pháp hữu hiệu nhất
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ như một biện pháp để phòng bệnh tật. Chính điều này đã vô tình làm gia tăng tỷ lệ bệnh không lây nhiễm và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của con người. Bởi vậy, để bảo vệ sức khỏe bản thân thì mỗi người cần nghiêm túc quan tâm đến việc thăm khám sức khỏe định kỳ. Đừng đợi đến khi cơ thể lên tiếng mới tìm đến bác sĩ.
2. Làm thế nào để biết khám sức khỏe mang theo gì?
Khám sức khỏe mang theo gì là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi đến các cơ sở y tế. Vậy làm thế nào để tìm được lời giải đáp? Tham khảo ngay những cách dưới đây:
2.1 Liên hệ trực tiếp cơ sở y tế để biết được khám sức khỏe mang theo gì
Khám sức khỏe cần mang những gì sẽ phụ thuộc vào từng loại hình thăm khám. Chính vì vậy, bạn cần xác định được mục đích đi khám của mình sau đó chuẩn bị các hồ sơ giấy tờ phù hợp. Nếu như bạn chưa biết mình cần đem theo gì hãy liên hệ trực tiếp tới cơ sở y tế mà bạn định thăm khám. Tại đây, các tổng đài viên, nhân viên y tế,… với trình độ chuyên môn tốt sẽ hỗ trợ bạn lựa chọn được các giấy tờ phù hợp với mục đích thăm khám của mình.
Muốn biết khi đi khám sức khỏe mang theo gì hãy liên hệ trực tiếp tới cơ sở y tế
Bên cạnh các loại hồ sơ thăm khám theo quy định nhà nước bạn sẽ được nhắc nhở mang theo một số đồ như sau:
- Giấy tờ tùy thân như chứng minh thư, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu,… để kiểm tra lại thông tin khi làm thủ tục thăm khám.
- Kinh phí: Bạn có thể mang theo tiền mặt hoặc thẻ ATM để thanh toán trực tiếp lệ phí thăm khám. Có một vài cơ sở y tế sẽ cho phép bạn đặt lịch và thanh toán trước, tuy nhiên bạn vẫn nên mang theo một chút tiền mặt để đề các trường hợp phòng rủi ro.
- Thẻ bảo hiểm y tế (nếu có): Mang theo thẻ bảo hiểm y tế để được hỗ trợ chi phí thăm khám.
- Đơn thuốc hoặc sổ khám bệnh cũ: Đây là những tư liệu quan trọng để giúp bác sĩ chẩn đoán kết quả của bạn chính xác hơn.
2.2 Liệu có nên tra google để biết khám sức khỏe nên mang theo gì không?
Chắc hẳn bạn không quá xa lạ với công cụ tìm kiếm “bậc nhất” hiện nay mang tên Google. Sự xuất hiện của Google đã len lỏi vào cuộc sống của chúng ta dưới nhiều nền tảng khác nhau từ trình duyệt web, video trực tuyến cho đến các thiết bị di động. Thế nhưng công cụ tìm kiếm vẫn là cách mà người ta gọi tên Google nhiều nhất. Thống kê năm 2019 cho thấy Google đang đứng đầu khi nói đến những công cụ tìm kiếm hiện nay. Cứ 10 người sử dụng thiết bị di động thì có tới 9 người dùng Google. Với nền tảng này, bạn chỉ cần một vài cú nhấp chuột là đã có thể tìm được câu trả lời cho các thông tin muốn tìm hiểu.
Tìm hiểu thêm: Có nên đặt lịch khám trước không?
Nên hay không việc tra google để biết mang theo gì khi thăm khám sức khỏe
Tuy nhiên chính sự tiện lợi này cũng đem lại không ít “phiền toái” cho người dùng, đặc biệt là khi tìm kiếm các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Bởi bên cạnh những nguồn tin chính thống thì cũng có không ít những thông tin sai lệch được đăng tải trực tiếp trên công cụ tìm kiếm này. Việc chủ động tìm kiếm các thông tin trên Google như khám sức khỏe nên mang theo gì là cần thiết. Tuy nhiên, những thông tin này chỉ dừng lại ở mức tham khảo, nếu bạn mong muốn tìm được những “lời giải đáp” chính xác hãy lựa chọn nguồn tin uy tín để đọc hoặc liên hệ trực tiếp đến các cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ.
3. Những điều bạn cần lưu ý khi khám sức khỏe
Bên cạnh những giấy tờ cần mang theo thì khi đi khám sức khỏe bạn cần đặc biệt lưu ý:
- Lựa chọn cơ sở với đầy đủ trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia giỏi để thăm khám.
- Liên hệ nhân viên y tế để ghi chú lại những lưu ý trước khi thăm khám
- Mặc đồ thoải mái, rộng rãi để quá trình thăm khám được dễ dàng hơn
- Trước khi lấy mẫu xét nghiệm để thực hiện thăm khám bạn nên nhịn ăn khoảng 6 – 8 tiếng
- Nếu thực hiện siêu âm ổ bụng hãy nhịn tiểu để bàng quang có chứa nước thì bác sĩ sẽ quan sát dễ hơn.
- Đối với nữ giới, không tham gia khám phụ khoa nếu đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc đang có thai.
- Khi thăm khám phụ khoa, nữ giới tránh quan hệ tình dục trước ngày thăm khám.
- Ngoài ra, khi thăm khám da liễu thì không nên sử dụng mỹ phẩm để các bác sĩ quan sát và chẩn đoán tình trạng tốt nhất.
>>>>>Xem thêm: Nên khám bệnh tiền mãn kinh ở đâu tại Hà Nội?
Nữ giới không tham gia khám phụ khoa nếu đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc đang có thai
Như vậy, khi đi khám sức khỏe, bạn hãy mang đủ hồ sơ, thẻ bảo hiểm, giấy tờ tùy thân và kinh phí. Đặc biệt hãy liên hệ tới cơ sở y tế uy tín để biết những chú ý cần thiết nhằm đảm bảo quá trình thăm khám được diễn ra tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.