Amidan là một tổ chức với nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn xâm nhập vào qua đường vòm họng. Tuy nhiên, nếu tác nhân có hại tấn công cơ thể với số lượng lớn thì hiện tượng viêm Amidan sẽ xảy ra. Vậy khi nào cần cắt Amidan?
Bạn đang đọc: Khi nào cần cắt Amidan để đảm bảo an toàn?
1. Những biến chứng của viêm Amidan
1.1 Biến chứng tại chỗ
Một trong những biến chứng tại chỗ mà bệnh nhân thường gặp nhất chính là viêm tấy hoặc bị áp-xe Amidan. Tình trạng sẽ xảy ra khi bệnh nhân bị viêm Amidan cấp tính nhưng không được điều trị sớm, khiến cho amidan không được loại bỏ triệt để và tái phát nhiều lần trong năm. Người bệnh sẽ bị đau họng khó nuốt, họng bị sưng to, hơi thở có mùi, đau đầu, chảy nước bọt, sốt cao…
Sốt cao là một trong những biến chứng có thể xảy ra nếu viêm Amidan diễn tiến nặng hơn
1.2 Biến chứng kế cận
Do Amidan là một bộ phận thuộc nhóm tai mũi họng nên khi Amidan bị viêm nhiễm thì những vùng xung quanh cũng bị ảnh hưởng. Người bệnh bị viêm Amidan thì rất dễ bị thêm những biến chứng như viêm tai giữa, viêm mũi, viêm xoang, viêm thanh – phế quản, viêm tấy hạch dưới hàm…
1.3 Biến chứng toàn thân
Ngoài gây những biến chứng cho vùng tai mũi họng, nếu Amidan để lâu ngày không được điều trị hiệu quả thì lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ toàn thân. Người bệnh có thể gặp những biến chứng như viêm cầu thận, viêm khớp cấp, viêm màng ngoài tim cấp, nhiễm khuẩn huyết…Ngoài ra, một số dấu hiệu gặp phải có thể là nhức đầu, nôn mửa, nổi hạch…Đặc biệt, hội chứng ngưng thở khi ngủ rất nguy hiểm, nhất là ở trẻ nhỏ vì amidan bị quá phát và gây tắc nghẽn ở vùng họng.
2. Khi nào cần cắt Amidan?
Vậy khi nào cần cắt Amidan? Viêm Amidan được chia ra làm 2 loại: Viêm Amidan cấp tính và viêm Amidan mạn tính. Với loại viêm Amidan cấp tính, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa (dùng thuốc để giảm triệu chứng). Còn với những trường hợp sau, bệnh nhân sẽ được chỉ định cắt bỏ 2 bên Amidan để điều trị dứt điểm:
– Người bệnh đã điều trị nội khoa nhưng không có chuyển biến dần khỏi bệnh mà tình trạng vẫn giữ nguyên hoặc diễn tiến nặng hơn.
– Bệnh tái phát 5 – 6 lần/năm khiến cho bệnh nhân khó chịu, nuốt vướng, khó thở và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
– Bệnh nhân bị viêm Amidan gặp các biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ vùng tai mũi họng cũng như sức khoẻ tổng thể.
– Kích thước Amidan quá to, khiến cho đường thở bị bít tắc và gây khó thở.
– Cấu trúc Amidan của bệnh nhân có nhiều ngóc ngách chứa chất gây nên tình trạng hôi miệng, tiềm ẩn vi khuẩn tại Amidan sinh sôi và phát triển.
Tìm hiểu thêm: Có hay không: Cách chữa hóc xương cá bằng C sủi?
Amidan quá phát khiến cho đường thở bị bít tắc và gây nên hiện tượng ngưng thở
3. Quy trình cắt Amidan diễn ra như thế nào?
3.1 Thăm khám sức khỏe tổng quát
Ở bước đầu tiên, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám tình trạng Amidan và xác định xem bệnh nhân có thuộc đối tượng cần phải cắt Amidan không. Với trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để điều trị tại nhà. Với trường hợp thuộc đối tượng cắt Amidan, bác sĩ sẽ chỉ định ngày tiến hành cắt. Đặc biệt, với những bệnh nhân đã bị biến chứng thì sẽ được khuyến cáo uống thuốc theo đúng đơn bác sĩ kê để tình trạng viêm ổn định và đủ điều kiện được phẫu thuật.
3.2 Thăm khám cận lâm sàng
Ở bước này, bệnh nhân sẽ được thăm khám cận lâm sàng (thực hiện các xét nghiệm chụp X-quang, xét nghiệm huyết học, mô bệnh hoc, sinh hóa máu, nước tiểu). Khi sức khoẻ của bệnh nhân được xác định đủ điều kiện, cuộc phẫu thuật mới được chỉ định thực hiện.
3.3 Gây mê
Tại các bệnh viện lớn, bệnh nhân được đưa đến phòng mổ vô khuẩn một chiều. Phòng phẫu thuật này đảm bảo điều kiện vô khuẩn và oxy tươi được liên tục bơm vào trong suốt thời gian ca phẫu thuật diễn ra. Sau đó, bệnh nhân được gây mê nội khí quản. Đây là phương pháp hiện đại và được áp dụng tại hầu hết các ca phẫu thuật ở các bệnh viện uy tín. Phương pháp này không chỉ giúp giữ cho đường hô hấp thông thoáng mà còn giúp hút khí quản được dễ dàng và kiểm soát tốt đường hô hấp.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây khản tiếng thường gặp ở mọi lứa tuổi
Gây mê nội khí quản là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay, không gây khó chịu cho bệnh nhân cũng như đảm bảo thuận lợi cho bác sĩ phẫu thuật
3.4 Tiến hành cắt Amidan
Khi thuốc mê đã có tác dụng, đảm bảo bệnh nhân sẽ không bị khó chịu hay bị đau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành cắt Amidan. Có nhiều phương pháp cắt Amidan khác nhau tuy nhiên Plasma Plus lại được sử dụng phổ biến hơn cả với 3 điểm nổi bật không gây chảy máu – không đau – không biến chứng.
3.5 Sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật, bệnh nhân lưu viện tối thiểu 24h để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh. Sau đó, bệnh nhân sẽ được xuất viện và chăm sóc sức khoẻ tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ để vết thương nhanh lành và tránh gây ra biến chứng.
Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích để trả lời câu hỏi “khi nào cần cắt Amidan“. Cần lưu ý, bạn cần đến các bệnh viện lớn uy tín nếu muốn đảm bảo phẫu thuật an toàn và điều trị hiệu quả viêm Amidan.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.