Khi nào cần chủ động xét nghiệm khuẩn HP?

Xét nghiệm khuẩn HP hay xét nghiệm Helicobacter pylori được thực hiện rất phổ biến nhằm xác định có hay không sự tồn tại của vi khuẩn HP trong dạ dày – tá tràng. Mỗi người cần lưu ý về các dấu hiệu cảnh báo khi nào cần xét nghiệm để kịp thời chủ động thực hiện sớm.

Bạn đang đọc: Khi nào cần chủ động xét nghiệm khuẩn HP?

1. Mục đích của xét nghiệm khuẩn HP

Xét nghiệm tìm vi khuẩn Helicobacter pylori thường được thực hiện nhằm các mục đích chính sau đây:

– Tìm vi khuẩn HP trong đường tiêu hóa;

– Tìm hiểu xem các triệu chứng bất thường gặp phải ở đường tiêu hóa có phải phải đến từ nguyên nhân nhiễm vi khuẩn HP;

– Tìm hiểu xem quá trình điều trị nhiễm trùng HP có đạt hiệu quả không.

Ở mỗi một mục đích cụ thể, bác sĩ chỉ định những phương pháp xét nghiệm phù hợp. Chính vì vậy, người bệnh cần nói rõ về mục đích xét nghiệm cũng như tình trạng của bản thân để được hỗ trợ tốt nhất.

Khi nào cần chủ động xét nghiệm khuẩn HP?

Hình ảnh vi khuẩn HP ký sinh trong dạ dày và gây ra những tác động xấu tới đường tiêu hóa.

2. Khi nào cần chủ động thực hiện xét nghiệm HP

Vi khuẩn HP dương tính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý ở đường tiêu hóa và dạ dày như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, viêm dạ dày, loét dạ dày. Chính vì vậy, ngay khi gặp phải các dấu hiệu bất thường như đau bụng, chán ăn, khó tiêu, đầy bụng, ợ chua, sụt cân bất thường,… hãy nghĩ đến việc xét nghiệm HP.

Tất nhiên, không phải ai nhiễm khuẩn HP cũng đều sẽ gặp phải các triệu chứng nêu trên hay mắc các bệnh dạ dày – tá tràng, nhiều trường hợp vi khuẩn HP có thể hiện những mặt có lợi cho đường tiêu hóa. Tuy nhiên, để chắc chắn thì trong một số trường hợp dưới đây, bác sĩ vẫn có thể chỉ định người bệnh nên thực hiện test HP:

– Người bệnh có tiền sử bị viêm loét dạ dày – tá tràng hoặc đã từng điều trị ung thư dạ dày sớm qua thực hiện nội soi.

– Người bệnh bị thiếu máu hoặc bị thiếu sắt không rõ nguyên nhân, người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu.

– Người bệnh với tiền sử gia đình có thành viên bị ung thư dạ dày.

– Người bệnh phải sử dụng các nhóm thuốc aspirin hoặc NSAID điều trị trong thời gian dài.

Như vậy, người bệnh cần tiến hành thăm khám trước với bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu về tình trạng sức khỏe, triệu chứng gặp phải mới có thể chỉ định khi nào cần thực hiện xét nghiệm HP.

Tìm hiểu thêm: Nội soi trực tràng có đau không?

Khi nào cần chủ động xét nghiệm khuẩn HP?

Khi gặp phải các dấu hiệu bất thường ở đường tiêu hóa cần chủ động thăm khám sớm và thực hiện test HP nếu có chỉ định.

3. Tìm hiểu các phương pháp chẩn đoán HP dương tính

Hiện nay, xét nghiệm tìm vi khuẩn HP thường được thực hiện theo 4 phương pháp thông dụng nhất bao gồm: nội soi dạ dày tá tràng kết hợp sinh thiết, test hơi thở, phân tích mẫu phân và xét nghiệm máu. Ở mỗi phương pháp sẽ có những ưu và nhược điểm riêng phù hợp với từng mục đích xét nghiệm.

3.1. Nội soi dạ dày – tá tràng

Ống nội soi sẽ đi từ miệng qua thực quản và xuống tới dạ dày. Nhờ vậy bác sĩ có thể quan sát rõ nét được hình thái, tình trạng tổn thương bên trong dạ dày. Sau đó, sử dụng một thiết bị chuyên dụng để lấy ra một mảnh sinh thiết tại vị trí tổn thương và mang đi làm xét nghiệm tìm vi khuẩn HP ở dạ dày.

Xét nghiệm HP qua nội soi cho kết quả chính xác và nhanh chóng. Không chỉ vậy, thông qua nội soi, bác sĩ còn xác định những ảnh hưởng gây ra bởi vi khuẩn HP lên đường tiêu hóa nếu có và phục vụ tốt việc lên phác đồ điều trị sau đó.

Tuy nhiên, để thực hiện can thiệp nội soi, người bệnh sẽ cần thăm dò thêm các xét nghiệm khác như: nhịn ăn, các loại xét nghiệm máu cơ bản,… Một lưu ý quan trọng nữa là không thể lạm dụng việc nội soi quá nhiều lần. Theo khuyến cáo của bác sĩ, người bệnh chỉ nên nội soi tiêu hóa tối đã 1-2 lần/năm.

Khi nào cần chủ động xét nghiệm khuẩn HP?

>>>>>Xem thêm: Đo pH trở kháng cho người bị trào ngược dạ dày GERD kháng trị

Nội soi dạ dày là phương pháp tiêu chuẩn trong chẩn đoán HP dương tính.

3.2. Xét nghiệm khuẩn HP qua hơi thở

Xét nghiệm HP thông qua hơi thở bao gồm 2 loại là xét nghiệm hơi thở Helicobacter pylori C13 và xét nghiệm hơi thở Helicobacter pylori C14.

Quy trình thực hiện xét nghiệm HP bằng hơi thở được thực hiện như sau:

– Người bệnh nuốt uống 1 viên thuốc có chứa urê đã được chỉ định.

– Sau khoảng 15 phút, người bệnh sẽ được hướng dẫn thổi hơi thở vào một dụng cụ chuyên dụng, thổi từ 5-10 phút.

– Kết quả test HP hơi thở sẽ có sau 3-5 phút.

Đây là phương pháp xét nghiệm khuẩn HP không cần can thiệp, không xâm lấn, không đau, thực hiện dễ dàng, cho kết quả rất nhanh cùng độ chính xác cao và an toàn, phù hợp với mọi đối tượng kể cả thực hiện ở trẻ em. Phương pháp này phù hợp áp dụng cả với những trường hợp đã và đang điều trị HP và cần đánh giá hiệu quả quá trình điều trị.

3.3. Phân tích mẫu phân

Vi khuẩn HP từ dạ dày sẽ được đào thải ra ngoài qua phân nhờ hoạt động tiêu hóa. Hiện nay, việc xét nghiệm tìm HP qua phân thường được thực hiện theo 2 phương pháp:

– Test nhanh tìm kháng nguyên HP theo phương pháp sắc ký miễn dịch.

– Phản ứng miễn dịch huỳnh quang.

Loại xét nghiệm HP này có giá thành rẻ, cho kết quả chính xác cao. Tuy nhiên, việc xét nghiệm mất khá nhiều thời gian và khâu thực hiện khá phức tạp.

3.4. Xét nghiệm khuẩn HP qua mẫu máu

Ở người bệnh có vi khuẩn HP, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể đặc hiệu với HP. Thực hiện xét nghiệm máu sẽ giúp phát hiện ra loại kháng thể này để từ đó kết luận có hay không vi khuẩn HP đang hoạt động.

Tuy nhiên, xét nghiệm HP qua máu gặp phải nhiều hạn chế nên đây không phải phương pháp ưu tiên được thực hiện vì 2 nguyên nhân:

– Xét nghiệm máu chưa thể kết luận chính xác về vi khuẩn HP có phải ở dạ dày hay ở một vị trí nào khác như khoang miệng, xoang như hoàn toàn không gây bệnh.

– Tỷ lệ dương tính giả cao vì kháng thể đặc hiệu với HP có thể tồn tại nhiều tháng thậm chí là nhiều năm trong cơ thể người bệnh sau khi đã điều trị khỏi. Như vậy, kể cả khi người bệnh không còn nhiễm vi khuẩn HP thì kết quả xét nghiệm máu vẫn có thể dương tính.

Vì vậy, xét nghiệm máu chỉ được thực hiện khi cơ sở y tế không còn phương pháp xét nghiệm nào khác được áp dụng và thực hiện ở người bệnh chưa từng điều trị vi khuẩn HP trước đó.

Mỗi một phương pháp xét nghiệm khuẩn HP sẽ có những ưu – nhược điểm riêng và phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Khi cần thực hiện xét nghiệm, người bệnh hãy chủ động tiến hành thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định phương pháp xét nghiệm phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *