Khi nào cần gặp bác sĩ nội thần kinh?

Các bệnh lý thần kinh luôn cần phát hiện sớm để được điều trị kịp thời và hiệu quả hơn. Bởi vậy, nhiều người thắc mắc khi nào cần đến gặp các bác sĩ nội thần kinh. Bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu tổng quan về các loại bệnh lý này cũng như thời điểm thăm khám phù hợp.

Bạn đang đọc: Khi nào cần gặp bác sĩ nội thần kinh?

1. Khám các bệnh lý thần kinh là khám những gì?

Khám thần kinh giúp phát hiện và điều trị bệnh thần kinh kịp thời. Đây là quá trình xem xét các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh trung ương.

Như đã biết, các bộ phận như não, tủy sống và các dây thần kinh từ những khu vực này là thành phần cấu tạo nên hệ thống thần kinh trung ương. Mọi hoạt động của cơ thể, bao gồm chuyển động của cơ bắp, hoạt động của các cơ quan và thậm chí cả những suy nghĩ, tư duy và lập kế hoạch rất phức tạp, đều được hệ thần kinh kiểm soát và điều phối.

Hệ thống rối loạn trung ương có hơn 600 loại, trong đó, các loại bệnh phổ biến hơn cả có thể kể đến như: bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng, tình trạng viêm màng não, chứng động kinh, đột quỵ hay tình trạng đau nửa đầu dai dẳng,…

Các bác sĩ nội thần kinh sẽ thăm khám và tìm ra những rối loạn trong hệ thần kinh trung ương. Chẩn đoán kịp thời sẽ giúp việc điều trị diễn ra sớm và hạn chế được các biến chứng về lâu về dài.

Khi nào cần gặp bác sĩ nội thần kinh?

Khám thần kinh giúp phát hiện và điều trị bệnh thần kinh kịp thời

2. Khi nào cần khám nội thần kinh, khám như thế nào?

2.1. Khi nào nên đến gặp các bác sĩ nội thần kinh?

Nếu bạn thấy bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến một bệnh lý thuộc hệ thống thần kinh, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để được thăm khám. Tùy thuộc vào vị trí gây rối loạn, các triệu chứng khác nhau sẽ xuất hiện.

Bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra nếu bạn có một hoặc nhiều dấu hiệu sau:

– Các biểu hiện lạ ở đầu như: Đau đầu kéo dài, đau nửa đầu, mất thăng bằng, choáng váng, chóng mặt

– Biểu hiện lạ ở xúc giác như: tê bì ở tay chân, tê nửa mặt

– Có sự thay đổi khứu giác và thính giác bất thường

– Các biểu hiện như: lên cơn động kinh, nói lắp, mất trí nhớ, co rút tay chân

– Biểu hiện mệt mỏi, sốt, đột nhiên bất tỉnh, tình trạng căng thẳng kéo dài, nôn ói không rõ lý do…

Một số vấn đề như di truyền, lão hóa, gặp tai nạn và có các chấn thương, biến chứng của các căn bệnh tự miễn hoặc một số loại bệnh mãn tính là một số yếu tố có thể gây ra bệnh lý về thần kinh.

Tìm hiểu thêm: Thiếu máu não chóng mặt: Người trẻ chớ nên chủ quan

Khi nào cần gặp bác sĩ nội thần kinh?

Cảnh giác và cần thăm khám khi có các triệu chứng bất thường ở hệ thần kinh

2.2. Các bác sĩ nội thần kinh tiến hành khám những gì?

Khám thần kinh bao gồm nhiều bài kiểm tra, các bài kiểm tra này sẽ đánh giá sự cân bằng, sức mạnh cơ bắp và các hoạt động khác của não.

Để chẩn đoán bệnh thần kinh, bác sĩ nội thần kinh sẽ kiểm tra như sau:

– Kiểm tra rối loạn tâm thần: kiểm soát cảm xúc, khả năng ghi nhớ…

– Kiểm tra rối loạn thăng bằng và vận động.

– Kiểm tra các rối loạn phản xạ và cảm giác, chẳng hạn như đau, tê hay châm chích.

– Đánh giá các rối loạn về giác quan như nhìn, nghe, nói,…

– Đánh giá các rối loạn khác liên quan như huyết áp, nhịp tim, hệ tiêu hóa, nhiệt độ cơ thể, giấc ngủ cũng như tình dục,…

3. Một số bệnh lý thần kinh phổ biến cần thăm khám sớm

3.1. Tình trạng đau dây thần kinh liên sườn

Ở cơ thể con người, có mười hai cặp dây thần kinh liên sườn xuất phát từ tủy sống ngực. Trong đó, nhánh trước quản lý phần ngực và bụng, trong khi nhánh sau quản lý phần lưng.

Dây thần kinh liên sườn là bộ phận rất dễ bị tổn thương khi có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến cột sống, tủy sống hoặc xương sườn vì chúng nằm khá nông và trải rộng trên thành ngực.

Khi gặp các triệu chứng như: đau rát, buốt hoặc đau ở xung quanh xương sườn, ngực trên, lưng trên, cảm giác bóp nghẹt ngực trước ra sau, ngứa hoặc châm chích, bạn nên đi khám thần kinh để xác định bệnh đau dây thần kinh liên sườn. Việc có hướng xử lý kịp thời sẽ giúp làm giảm các ảnh hưởng mà bệnh lý này gây ra đối với các hoạt động thường ngày của con người.

3.2. Chứng rối loạn thần kinh thực vật

Sự mất cân bằng giữa hai hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm được gọi là rối loạn thần kinh thực vật. Mặc dù thường không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng bệnh có tác động đáng kể đến giấc ngủ, gây mệt mỏi, mất tập trung, giảm trí nhớ, lo âu và căng thẳng.

Đối với bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ cần điều trị bằng liệu pháp tâm lý, cải thiện chế độ ăn uống và sinh hoạt để cân bằng trở lại.

Tuy nhiên, khi bạn để tình trạng rối loạn thần kinh thực vật trong một thời gian dài, có thể gặp thêm những bệnh như đổ mồ hôi ở tay chân, loét dạ dày và tá tràng. Việc điều trị có thể trở nên phức tạp và các bác sĩ nội thần kinh cần thăm khám kỹ lưỡng và đưa ra các chỉ định phù hợp với từng tình trạng cụ thể.

3.3. Tình trạng rối loạn tiền đình

Bộ phận thần kinh nằm ở phía sau các ốc tai hai bên được gọi là tiền đình. Tiền đình giúp cân bằng các bộ phận cử động của cơ thể như mắt, tay, chân và thân mình.

Rối loạn tiền đình là tình trạng tắc nghẽn hoặc rối loạn dây thần kinh số 8, các vấn đề với động mạch não hoặc khu vựa tai trong và não. Điều này dẫn đến mất cân bằng, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt và các vấn đề sức khỏe khác. Các vấn đề về thị lực và thính giác có thể xuất hiện ở những người bệnh nặng.Bệnh có tác động đáng kể đến cuộc sống và khả năng làm việc của người bệnh.

Việc điều trị rối loạn tiền đình thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Xử lý các cơn chóng mặt cấp là mục tiêu chính của chữa bệnh để ngăn chặn các sự cố và biến chứng.

Khi nào cần gặp bác sĩ nội thần kinh?

>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh đau dây thần kinh tọa

Rối loạn tiền đình gây chóng mặt

3.4. Tình trạng đau nửa đầu

Đau nửa đầu thường là đau âm ỉ hoặc đau nhói mạnh ở một bên đầu. Người bệnh thường rất nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng, đồng thời nôn và buồn nôn.

Bệnh có thể do thay đổi hormone, căng thẳng hoặc thay đổi đột ngột trong môi trường. Qua thăm khám, các bác sĩ nội thần kinh sẽ tìm nguyên nhân và tìm ra hướng khắc phục tình trạng này. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được dặn dò điều chỉnh chế độ sinh hoạt để hỗ trợ điều trị chứng đau nửa đầu.

Trên đây là những thông tin tổng quan về các bệnh lý thần kinh thường gặp cũng như giải đáp câu hỏi khi nào cần gặp các bác sĩ nội thần kinh. Bệnh nhân lưu ý thăm khám ngay khi có bất kỳ triệu chứng lạ liên quan đến hệ thần kinh để được đánh giá tổng quát và điều trị thích hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *