Khi nào cần nội soi dạ dày?

Khi nào cần nội soi dạ dày? Những trường hợp nào không nên nội soi… Đó là những câu hỏi được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp những thắc mắc của độc giả về dịch vụ nội soi dạ dày.

Bạn đang đọc: Khi nào cần nội soi dạ dày?

Khi nào cần nội soi dạ dày?

Nội soi dạ dày được chỉ định thực hiện khi muốn chẩn đoán các bệnh lý ở dạ dày hoặc theo dõi tiến triển của các bệnh tiêu hóa, đánh giá mức độ bệnh.

Ngoài ra, nội soi dạ dày còn nhằm lấy dị vật ở ống tiêu hóa, lấy mô sinh thiết hoặc điều trị xuất huyết tiêu hóa, xét nghiệm khi nghi ngờ mắc ung thư dạ dày.

Khi nào cần nội soi dạ dày?

Khi thấy xuất hiện các triệu chứng như đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua… người bệnh nên tiến hành nội soi để chẩn đoán sớm bệnh

Vậy khi nào cần nội soi dạ dày? Người bệnh cần nội soi dạ dày khi thấy xuất hiện các triệu chứng:

  • Khó nuốt, nuốt vướng như có dị vật mắc ở cổ họng.
  • Thường xuyên ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, chướng bụng…
  • Đau họng kéo dài, ho và có đờm.
  • Thường xuyên bị trào ngược dạ dày thực quản, đau tức thượng vị hoặc buồn nôn, nôn
  • Mắc các bệnh lý gan mật, bệnh barrett thực quản
  • Cảm giác chán ăn, sụt cân nghiêm trọng
  • Người đang theo dõi các bệnh lý ở dạ dày hoặc tầm soát phát hiện ung thư dạ dày.

Những trường hợp nào không nên nội soi?

Nội soi dạ dày không có chống chỉ định tuyệt đối. Một vài trường hợp bác sĩ có thể hoãn nội soi khi:

Tìm hiểu thêm: Các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em

Khi nào cần nội soi dạ dày?

Người bệnh cần đi khám để bác sĩ chỉ định cụ thể

  • Nghi ngờ bị thủng dạ dày.
  • Bị bỏng do uống axit.
  • Mắc các bệnh như suy tim, thiếu máu cơ tim cấp, suy hô hấp.

Một vài lưu ý trước khi tiến hành nội soi dạ dày

  • Trước khi thực hiện nội soi, người bệnh cần nhịn ăn tối thiểu 6 giờ để tránh sặc thức ăn và bảo đảm cho việc quan sát, đánh giá tổn thương trong quá trình nội soi.
  • Đối với người bị hẹp môn vị dạ dày nên nhịn ăn ít nhất 12 – 24 giờ hoặc phải đặt ống thông để bơm rửa dạ dày.
  • Không uống nước có màu, sữa, thuốc cản quang… trước khi nội soi.
  • Bệnh nhân cần cho bác sĩ nội soi biết các loại thuốc đã sử dụng gần đây, tiền sử dị ứng thuốc cũng như các bệnh kèm theo khác nhằm đảm bảo an toàn sau khi nội soi.

Sau khi thực hiện nội soi, người bệnh cần hạn chế ăn các thức ăn cay nóng vì chúng có thể làm tổn thương niêm mạc miệng. Đồng thời, không nên khạc nhổ mà chỉ ngậm và súc miệng với nước muối pha loãng.

Khi nào cần nội soi dạ dày?

>>>>>Xem thêm: Tiêu chảy: khi nào là nguy hiểm?

Bệnh viện Thu Cúc có đội ngũ bác sĩ giỏi cùng trang thiết bị y tế hiện đại giúp nội soi an toàn, không đau, kết quả nhanh chóng, chính xác

Nếu gặp phải tình trạng đau họng, bụng chướng hơi, buồn nôn, bí tiểu… thì cũng không cần quá lo lắng vì những triệu chứng này sẽ mất trong vòng 24 giờ sau nội soi.

Hiện nay, bệnh viện Thu Cúc có thực hiện nội soi dạ dày với phương pháp mới là nội soi đường mũi. Phương pháp này được nhiều người bệnh đánh giá tốt và tin tưởng lựa chọn. Với trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi của đội ngũ bác sĩ cùng với hệ thống máy nội soi hiện đại, sẽ giúp quá trình nội soi dạ dày diễn ra nhanh chóng, an toàn, kết quả chính xác.

Để tìm hiểu thêm “khi nào cần nội soi dạ dày?“, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900 558892 hoặc hotline 0936 388 288 để được tư vấn kỹ lưỡng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *