Khi nào cần nội soi dạ dày đại tràng và những điều cần lưu ý

Nội soi dạ dày đại tràng là kỹ thuật hiện đại giúp chẩn đoán phát hiện chính xác các bệnh lý đường tiêu hóa. Vậy khi nào cần nội soi dạ dày, khi nào cần nội soi đại tràng và những yêu cầu trước khi nội soi cần lưu ý? Hãy tìm hiểu ngay.

Bạn đang đọc: Khi nào cần nội soi dạ dày đại tràng và những điều cần lưu ý

1. Mục đích thực hiện nội soi dạ dày đại tràng

Nội soi dạ dày đại trực tràng là thủ thuật có xâm lấn giúp quan sát rõ nét về tình trạng bên trong lớp niêm mạc đường tiêu hóa. Thủ thuật này được thực hiện nhằm 2 mục đích chính: Nội soi chẩn đoán bệnh lý và nội soi can thiệp điều trị:

Nội soi chẩn đoán: Nội soi dạ dày đại tràng phóng đại hàng trăm lần giúp phát hiện các tổn thương dù là rất nhỏ. Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác các bệnh lý gặp phải kể cả ung thư đường tiêu hóa ở giai đoạn sớm.

Nội soi can thiệp điều trị bệnh lý: Bên cạnh giá trị chẩn đoán cao, qua nội soi bác sĩ có thể thực hiện can thiệp điều trị tốt các vấn đề, bệnh lý gặp phải ở đường tiêu hóa như:

– Nội soi can thiệp lấy mẫu bệnh phẩm làm sinh thiết giải phẫu bệnh (sinh thiết vi khuẩn HP dương tính, sinh thiết tìm dấu ấn ung thư,…);

– Nội soi can thiệp cầm máu tổn thương;

– Nội soi can thiệp lấy dị vật ở ống tiêu hóa;

– Nội soi can thiệp cắt polyp, u nhú, NET,… ở ống tiêu hóa;

– Nội soi can thiệp cắt hớt niêm mạc EMR và cắt tách dưới niêm mạc ESD điều trị loại bỏ tổ chức tiền ung thư/ung thư sớm.

Khi nào cần nội soi dạ dày đại tràng và những điều cần lưu ý

Nội soi dạ dày đại tràng là phương pháp hiện đại giúp chẩn đoán và điều trị bệnh lý đường tiêu hóa.

2. Khi nào bạn cần chủ động nội soi dạ dày đại tràng?

Khi có các vấn đề tiêu hóa, cụ thể là gặp các triệu chứng dưới đây thì bạn nên chủ động thăm khám tại chuyên khoa tiêu hóa, thực hiện nội soi dạ dày đại tràng nếu có chỉ định từ bác sĩ.

2.1. Khi nào cần nội soi dạ dày?

– Đau bụng thượng vị;

– Sụt cân nhanh, đột ngột, không theo chủ đích;

– Ợ chua, ợ hơi, ăn kém tiêu, chán ăn, ăn không ngon miệng;

– Bị trào ngược dạ dày thực quản, bị khàn giọng, nuốt nghẹn;

– Buồn nôn hoặc nôn;

– Kém hấp thu;

– Nôn ra máu, có dấu hiệu thiếu máu, đi ngoài ra máu;

– Bị đau ngực bất thường nhưng khi kiểm tra tim mạch cho kết quả là bình thường;

– Người bệnh thường xuyên phải dùng các thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, nhóm thuốc giảm đau. Dùng lâu ngày gây ra đau thượng vị;

– Người bệnh đang phải theo dõi tình trạng bệnh lý dạ dày như viêm, loét, polyp dạ dày;

– Những người có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày như tiểu sử gia đình có thành viêm mắc polyp hoặc ung thư dạ dày, người tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại, môi trường sống có nhiều người mắc ung thư,…

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu chung về bệnh đau ruột già 

Khi nào cần nội soi dạ dày đại tràng và những điều cần lưu ý

Hình ảnh ekip đang thực hiện nội soi dạ dày không đau.

2.2. Khi nào cần nội soi đại tràng?

– Đau bụng, có thể là cơn đau lâm râm hoặc đau quặn theo từng cơn;

– Thay đổi thói quen đi ngoài, đi ngoài nhiều hơn, ít hơn hoặc khó hơn;

– Thường có cảm giác đi ngoài không hết được phân, không nhẹ bụng;

– Đi ngoài ra máu, có thể là ra máu tươi hoặc cục máu sẫm màu;

– Bị thiếu máu nhưng không tìm rõ nguyên nhân;

– Bị sụt cân nhanh, không chủ đích, không rõ nguyên nhân;

– Trường hợp người bệnh đang phải theo dõi bệnh lý đại trực tràng như viêm, loét, polyp đại trực tràng,…;

– Những người có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng như tiểu sử gia đình có thành viêm mắc polyp hoặc ung thư đại trực tràng, người tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại, môi trường sống có nhiều người mắc ung thư,…

Theo các chuyên gia khuyến cáo, mỗi người từ 40 tuổi kể cả khi không có triệu chứng tiêu hóa rõ ràng cũng nên chủ động thực hiện nội soi cả dạ dày và đại tràng nhằm tầm soát tốt bệnh lý, đặc biệt là ung thư.

Khi nào cần nội soi dạ dày đại tràng và những điều cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: Điều trị bệnh dạ dày do vi khuẩn HP

Hình ảnh ekip đang thực hiện nội soi đại tràng không đau.

3. Những yêu cầu quan trọng trước nội soi cần lưu ý

Nội soi dạ dày đại tràng là thủ thuật có xâm lấn nên có nhiều yêu cầu cần người bệnh thực hiện trước nội soi để đảm bảo thủ thuật được diễn ra thuận lợi, an toàn và cho hiệu quả chẩn đoán tốt:

– Việc nhịn ăn trong ít nhất 6-8 tiếng và nhịn uống 2 tiếng là yêu cầu bắt buộc đầu tiên trước giờ nội soi. Nhịn ăn sẽ đảm bảo dạ dày được rỗng từ đó giúp bác sĩ quan sát tốt niêm mạc và tránh tình trạng người bệnh có thể bị sặc thức ăn khi soi.

– Không uống các loại đồ uống có máu đậm trước khi nội soi như sữa, nước hoa quả, sinh tố, rượu vang, nước uống có gas,…

– Người bệnh cần thông báo trước tới bác sĩ đầy đủ các thông tin về bệnh nền nếu có (cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, dị ứng,…) hoặc các thuốc điều trị đang sử dụng, có đang mang thai không,… để được hướng dẫn chi tiết, đúng cách.

– Người bệnh khám lâm sàng với bác sĩ, đánh giá các triệu chứng ban đầu để chỉ định phương pháp nội soi phù hợp.

– Tốt nhất, bạn nên chủ động liên hệ đặt lịch thăm khám và nội soi tiêu hóa trước tại đơn vị đăng ký nội soi để được nhân viên y tế tư vấn và hướng dẫn thực hiện đúng các yêu cầu trước nội soi.

4. Địa chỉ nội soi dạ dày đại tràng uy tín ở Hà Nội

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ uy tín triển khai thực hiện nội soi dạ dày – đại tràng quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn cùng công nghệ nội soi tiên tiến hiện đại. Tại TCI đang áp dụng cả 3 phương pháp nội soi gồm nội soi thường quy dùng ánh sáng trắng, nội soi NBI ánh sáng dải tần hẹp giúp phát hiện sớm ung thư và nội soi cao cấp MCU kết hợp nội soi phóng đại nhuộm màu và siêu âm nội soi giúp phát hiện và xử gọn ung thư sớm đường tiêu hóa trong 1 ngày không cần mổ mở.

Đồng thời nội soi dạ dày đại tràng Thu Cúc TCI còn được người bệnh tin chọn nhờ trải nghiệm nội soi êm ái – không đau, quy trình thực hiện siêu sạch đảm bảo an toàn cho người bệnh và dịch vụ chăm sóc hướng dẫn tận tâm như người nhà.

Người bệnh cần quan tâm tới tình trạng sức khỏe bản thân, để ý các triệu chứng gặp phải để biết khi nào cần nội soi dạ dày đại tràng đúng lúc, nhanh chóng phát hiện bệnh lý sớm và kịp thời thực hiện điều trị đúng phác đồ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *