Các triệu chứng của bệnh tim mạch thường không đặc trưng và rất khó nhận thấy ở giai đoạn đầu, cho đến khi dấu hiệu trở nên rõ ràng thì bệnh đã bước sang giai đoạn nguy hiểm, việc điều trị lúc này trở nên phức tạp và mang nhiều rủi ro.
Do đó, tầm soát sớm bệnh vẫn là cách kiểm soát hiệu quả nhất đối với các bệnh lý tim mạch.
Bạn đang đọc: Khi nào cần tầm soát sớm bệnh tim mạch?
Khám và điều trị sớm các bệnh lý tim mạch giúp ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm
1. Khi nào cần thực hiện tầm soát tim mạch?
Khám sức khỏe là việc làm thiết yếu đối với tất cả mọi người, tuy nhiên, những người thuộc đối tượng dưới đây cần tầm soát sớm:
- Người có chứng đau thắt ngực mà không rõ nguyên nhân
- Người thường xuyên hồi hộp, đánh trống ngực, đôi khi cảm giác hụt nhịp tim
- Người luôn mệt mỏi, khó thở, đau mỏi cơ bắp, hay bị chuột rút
- Mạch đập quá nhanh hoặc quá chậm ngay cả khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi
- Người thừa cân,béo phì, ít vận động
- Người uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá nhiều
- Người bị bệnh đái tháo đường, cao huyết áp
- Người có tiền sử bệnh tim trong gia đình
- Nam trên 40 và nữ trên 45 tuổi cần tầm soát sớm bệnh tim mạch
Tìm hiểu thêm: Bệnh tim không cần phẫu thuật có đúng vậy không
Người béo phì cần thiết tầm soát sớm các bệnh lý tim mạch
2. Tầm soát sớm bệnh lý tim mạch là làm gì?
Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, do đó cần tầm soát sớm bệnh tim mạch giúp loại bỏ các yếu tố nguy cơ cũng như ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.
Khi tầm soát bệnh lý tim mạch, thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm để xác định nồng độ đường, Cholesterol trong máu, chức năng thận, tổng phân tích nước tiểu, siêu âm tim và điện tâm đồ. Điện tâm đồ cung cấp các thông tin cần thiết về hoạt động của cơ tim, các rối loạn nhịp tim nếu có. Siêu âm tim cho biết hoạt động cũng như cấu trúc các van tim và cơ.
>>>>>Xem thêm: Có cần khám tim mạch định kỳ? rối loạn nhịp tim
Khám chuyên khoa tim mạch uy tín để loại bỏ sớm các yếu tố nguy cơ
Hoạt động này cho phép nhận định chính xác tình trạng sức khỏe của tim, đồng thời khoanh vùng nhóm nguy cơ gây các bệnh lý tim mạch phổ biến như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành, suy tim hay rối loạn nhịp tim và có hướng điều trị đúng.
Tùy từng nhóm nguy cơ sẽ có bước xét nghiệm chuyên sâu phù hợp, ví dụ với những người có nguy cơ cao về bệnh mạch vành,có các triệu chứng như cơn đau thắt ngực, người bệnh sẽ được chỉ định làm xét nghiệm điện tim gắng sức. Đây là một trong những phương pháp đánh giá tình trạng hệ mạch vành của tim.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.