Cũng như nam giới các bệnh ung thư mà chị em có thể mắc là ung thư đại trực tràng, phổi, dạ dày và gan… Tuy nhiên phổ biến nhất ở nữ chính ung thư phụ khoa. Những loại ung thư này tuy là phổ biến nhưng lại có thể tầm soát phát hiện sớm dấu hiệu nguy cơ. Vậy khi nào cần tầm soát ung thư toàn diện cho nữ?
Bạn đang đọc: Khi nào cần tầm soát ung thư toàn diện cho nữ?
1. Tỉ lệ tử vong do ung thư ở nữ giới của nước ta đứng thứ 4 trong số 5 mức xếp hạng toàn cầu
Môi trường ô nhiễm cùng với nạn Có thể nói, chưa bao giờ tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh ung thư ở Việt Nam cao như hiện nay (165.000 ca mắc ung thư – năm 2018). Trong đó, tỉ lệ tử vong do ung thư ở nữ giới của nước ta đứng thứ 4 trong số 5 mức xếp hạng toàn cầu. Ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng là 3 loại ung thư thường gặp ở nữ giới, cũng chính là 3 loại ung thư gây ra tỉ lệ tử vong xếp vị trí hàng đầu trong các loại ung thư ở nữ giới.
Tầm soát ung thư là giải pháp giúp chẩn đoán phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư khi chưa có triệu chứng
Ung thư vú: Ung thư vú là căn bệnh gây ra tử vong cao nhất ở nữ giới. Tỷ lệ mắc ung thư vú thuộc hàng cao nhất trong tất cả ung thư phụ nữ với 15.229 ca, tử vong hằng năm lên đến 6.103 ca trên cả nước.
Ung thư cổ tử cung: Tính trung bình cứ 2 phút lại có 1 người chết vì ung thư cổ tử cung. Chỉ tính riêng tại Việt Nam, khoảng 5.000 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung/năm, và có tới hơn 2.000 trường hợp tử vong.
Ung thư buồng trứng: So với ung thư vú thì số ca mắc mới của bệnh ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng chỉ chiếm khoảng 10% trong những bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong do bệnh ung thư buồng trứng gây ra lại rất cao và thường được phát hiện ở giai đoạn muộn.
Việc phát hiện bệnh từ khi còn sớm sẽ giúp tỷ lệ điều trị thành công rất cao. Thực tế, có đến hơn 90% trường hợp chữa trị thành công ở giai đoạn đầu có thể kéo dài thời gian sống đến 10 năm, 20 năm, thậm chí đến cả khi lập gia đình, sinh con. Các chuyên gia đầu ngành về ung thư khuyến nghị, phụ nữ cần có thói quen khám tầm soát các loại ung thư này định kì hàng năm, đặc biệt là các phụ nữ đã lập gia đình và có quan hệ tình dục, phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh.
Đây là 3 loại ung thư dễ gặp và của riêng nữ giới, tuy nhiên, nữ giới cũng có thể là đối tượng của các bệnh ung thư khác “tấn công” đe dọa sức khỏe. Vì vậy, việc tầm soát ung thư toàn diện cho nữ được coi là giải pháp “vàng” giúp chẩn đoán phát hiện sớm nhất những yếu tố nguy cơ bệnh lý hiệu quả.
2. Khi nào cần tầm soát ung thư toàn diện cho nữ?
Theo Hiệp hội ung thư Hòa Kỳ khuyến cáo thì tất cả mọi người ở độ tuổi trưởng thành đều nên thực hiện sàng lọc ung thư toàn diện, phát hiện sớm các dấu hiệu nguy cơ ngay khi chưa có bất kỳ triệu chứng nào.
Tầm soát ung thư cần thực hiện định kỳ thường xuyên mỗi năm 1 lần
“Tầm soát ung thư toàn diện cần thực hiện định kỳ 1 năm 1 lần để được phát hiện sớm các dấu ấn chỉ điểm ung thư. Nếu đợi có dấu hiệu thì việc điều trị đã muộn, gây khó khăn khi chữa trị, tốn kém chi phí và thời gian” – Bác sĩ CKII Phạm Thị Minh, bác sĩ nội Thu Cúc chia sẻ.
Theo như khuyến cáo của các bác sĩ và chuyên gia ung thư, hiện nay rất nhiều người đã có ý thức hơn trong việc chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư để chẩn đoán phát hiện sớm dấu hiệu bệnh từ khi chưa xuất hiện triệu chứng. Đặc biệt là nữ giới, nếu như trước đây chị em thường vì quá bận rộn công việc xã hội và việc gia đình mà bỏ quên sức khỏe thì hiện nay các chị em có ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Là người quan tâm đến sức khỏe, cô Chu Bích Hiệp 49 tuổi, Hà Nội luôn coi trọng việc thăm khám sức khỏe định kỳ. Đây là một việc quan trọng mà cô và cả gia đình vẫn duy trì định kỳ thăm khám mỗi năm. Cô Hiệp cho biết: “Thăm khám định kỳ thì cô thường thực hiện 2 lần 1 năm còn tầm soát ung thư toàn diện thì 4 năm nay năm nào cô cũng thực hiện”
3. Thu Cúc địa chỉ thăm khám sức khỏe được hàng triệu người bệnh tin chọn
Lựa chọn Thu Cúc thăm khám, cô Hiệp được bác sĩ tư vấn đăng ký gói tầm soát ung thư toàn diện nâng cao cho nữ với đầy đủ hơn 50 danh mục thăm khám. Với gói khám này, bác sĩ tư vấn ý nghĩa từng danh mục khám giúp chẩn đoán phát hiện chính xác nhất các vấn đề sức khỏe của cô Hiệp.
Lấy máu xét nghiệm chẩn đoán những rối loạn chuyển hóa, xét nghiệm công thức máu, phát hiện những chất chỉ điểm ung thư
Toàn bộ danh mục khám đều được đội ngũ bác sĩ giỏi Thu Cúc xây dựng khoa học, cần thiết từ khâu khám lâm sàng tổng quát tới các xét nghiệm chuyên sâu. Cụ thể, cô Bích Hiệp sẽ được thực hiện đầy đủ các danh mục thăm khám thiết yếu như: Khám nội tổng quát, khám phụ khoa, nội soi tai – mũi – họng, làm các xét nghiệm máu, điện tim, siêu âm tuyến giáp, siêu âm ổ bụng và chụp X-quang tim phổi, nội soi tiêu hóa.
Tìm hiểu thêm: Triple test và 4 câu hỏi thường gặp nhất
Nội soi tai mũi họng chẩn đoán các bệnh lý tai mũi họng
Nội soi tiêu hóa chẩn đoán các bệnh lý và phát hiện sớm dấu ấn ung thư dạ dày, thực quản, đại trực tràng
Kết thúc quy trình thăm khám, cô Hiệp được bác sĩ kết luận tình trạng sức khỏe ổn định, chỉ có 1 chút thiếu máu nhẹ chỉ cần điều chỉnh ăn uống bổ sung là ổn định. Ngoài ra, bác sĩ cũng tư vấn cho cô Hiệp về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, hẹn lịch thăm khám định kỳ để duy trì tình trạng sức khỏe tốt.
>>>>>Xem thêm: Trồng răng giả ở đâu tốt? Địa chỉ nha khoa trồng răng giả uy tín tại HN
Bác sĩ CKII Phạm Thị Minh đọc kết quả và tư vấn cho cô Chu Bích Hiệp
Chia sẻ cảm nhận về dịch vụ chăm sóc y tế tại bệnh viện Thu Cúc, cô Chu Bích Hiệp cho biết: “Trước khi khám cô cứ nghĩ là sẽ rất mệt mỏi vì quá rất nhiều danh mục khám nhưng khi đến Thu Cúc được các bác sĩ và nhân viên y tế hướng dẫn tận tình từng khâu khám một nên cô không thấy mệt mỏi chút nào cả“.
Để biết thêm thông tin chi tiết về Gói khám tầm soát ung thư cho nữ, bạn đừng ngại ngần gọi tới Tổng đài 1900.5588.96 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.