Khi nào cần thực hiện tầm soát ung thư vòm họng?

Tầm soát ung thư vòm họng định kỳ đem lại hiệu quả tối ưu trong phòng ngừa và điều trị bệnh. Người thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao và những người có triệu chứng bất thường cần đi sàng lọc trước khi tế bào ác tính di căn tới các bộ phận khác. Để phòng ngừa, người bệnh cần nắm rõ thời điểm tầm soát ung thư, cùng những lợi ích mà phương pháp này mang lại.

Bạn đang đọc: Khi nào cần thực hiện tầm soát ung thư vòm họng?

1. Các thời điểm cần sàng lọc ung thư vòm họng

Ở giai đoạn đầu, ung thư vòm họng thường có rất ít biểu hiện và dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng thường gặp ở bệnh lý tai – mũi – họng (ví dụ như đau rát họng, ù tai,…). Chính điều này làm gia tăng sự chủ quan ở người bệnh, bỏ lỡ việc thăm khám hay thậm chí là tự ý sử dụng sai loại thuốc.

Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể theo dõi các dấu hiệu mà mình gặp phải. Nếu triệu chứng bệnh chỉ xuất hiện ở một bên và không thuyên giảm ngay cả khi bạn đã dùng thuốc thì rất có thể bạn đã mắc ung thư vòm họng. Khi đó, bạn cần lập tức tới các cơ sở y tế uy tín để sàng lọc ung thư vòm họng trước khi bệnh biến chứng nguy hiểm và di căn tới các cơ quan khác.

1.1. Tầm soát ung thư vòm họng ngay khi có triệu chứng bất thường

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc ung thư vòm họng sớm:

– Một số dấu hiệu thần kinh, bao gồm đau đầu, đau nửa đầu với tần suất đau từng cơn hoặc âm ỉ. Bước sang giai đoạn muộn, các cơn đau có thể dữ dội hơn và hầu như không chịu tác dụng của thuốc giảm đau.

– Ngạt mũi một bên, và nặng dần theo thời gian, dẫn đến nghẹt mũi ở cả hai bên, chảy máu cam hoặc xì mũi ra máu.

– Nổi hạch ở góc hàm với kích thước lớn dần theo thời gian. Vị trí nổi hạch thường xuất hiện cùng bên với khối u và không gây đau ở giai đoạn đầu.

– Các triệu chứng bệnh lý tai – mũi – họng, bao gồm: đau rát họng thường xuyên, khó nuốt, ù tai kéo dài và tính chất tăng dần. Lâu dần có thể ảnh hưởng đến thính giác, gây viêm tai thanh dịch và chảy mủ tai.

Đây đều là những triệu chứng phổ biến ở người mắc cảm cúm hoặc các bệnh lý tai – mũi – họng mạn tính. Chính vì thế, người bệnh không nên chủ quan và bỏ qua các dấu hiệu này. Ngay khi xuất hiện các triệu chứng này và đã sử dụng thuốc nhưng không khỏi, người bệnh cần nhanh chóng thực hiện thăm khám và sàng lọc để phòng ngừa tế bào ác tính.

Khi nào cần thực hiện tầm soát ung thư vòm họng?

Sàng lọc ung thư vòm họng định kỳ giúp tăng khả năng điều trị bệnh

1.2. Tầm soát ung thư vòm họng với nhóm đối tượng có nguy cơ cao

Bên cạnh các triệu chứng rõ ràng phát lộ ra bên ngoài, những đối tượng sau cần làm sàng lọc ung thư vòm họng định kỳ vì thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao:

– Những người ở độ tuổi từ 30 – 55 và thường xuyên sử dụng rượu bia, hút thuốc lá và các chất kích thích khác

– Những người có đặc thù công việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, khí thải độc hại. Đặc biệt là những người làm nghề cao su, nhựa tổng hợp,…

– Những người có thói quen ăn uống không lành mạnh, nạp vào cơ thể nhiều đồ lên men như đồ muối chua, cá muối, thịt hun khói,… Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ở trong các loại thực phẩm này đều chứa Nitrosamine là một chất gây ung thư.

– Những người có tiền sử gia đình từng có người thân mắc ung thư vòm họng. Mặc dù chiếm tỷ lệ rất thấp, nhưng yếu tố di truyền vẫn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, do vậy bạn không nên bỏ qua.

Tìm hiểu thêm: Phương pháp điều trị ung thư máu

Khi nào cần thực hiện tầm soát ung thư vòm họng?

Xét nghiệm máu là một trong những danh mục sàng lọc ung thư phổ biến

2. Đừng bỏ lỡ “thời điểm vàng” để điều trị bệnh

Vì dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường, ung thư vòm họng phần lớn được phát hiện khi đã ở giai đoạn cuối, dẫn đến nhiều biến chứng nặng như kích thước khối u lớn, di căn đến các bộ phận xung quanh gây khó khăn cho việc điều trị. Thống kê cho thấy chỉ khoảng 40% người bệnh mắc ung thư vòm họng được tiên lượng duy trì sự sống sau 5 năm khi có phác đồ điều trị phù hợp.

Sàng lọc sớm được coi là một trong những phương pháp tích cực, giúp tăng hiệu quả điều trị và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Với những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao, tầm soát ung thư định kỳ giúp phòng ngừa bệnh từ sớm, hoặc truy tìm dấu ấn ung thư ngay từ khi cơ thể chưa có biểu hiện nào. Phát hiện càng sớm, khả năng chữa trị thành công càng cao, giảm thiểu nguy cơ tái phát và ít để lại di chứng về sau.

Tầm soát ung thư vòm họng định kỳ để không bỏ lỡ “thời điểm vàng” điều trị bệnh! Ngoài ra, mỗi người nên duy trì thói quen tầm soát sức khỏe định kỳ 1 lần/ năm để có phương án dự phòng sức khỏe cho tương lai, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với thế mạnh về cơ sở vật chất và đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI hiện là cơ sở sàng lọc ung thư vòm họng uy tín, được nhiều người lựa chọn. Nhằm đáp ứng nhu cầu thăm khám ngày càng cao của người dân, TCI xây dựng hệ thống gói sàng lọc ung thư đa dạng, trong đó có tầm soát ung thư sớm vòm họng. Đặc biệt, gói khám được xây dựng bởi đội ngũ bác sĩ giỏi, ứng dụng công nghệ và máy móc tiên tiến, chi phí hợp lý không phát sinh thêm. Nếu còn thắc mắc về dịch vụ và chi phí, hãy liên hệ ngay với TCI để được giải đáp sớm nhất!

Khi nào cần thực hiện tầm soát ung thư vòm họng?

>>>>>Xem thêm: Bệnh viện khám chẩn đoán ung thư vòm họng chính xác

TCI sở hữu hệ thống máy nội soi tai – mũi – họng ống mềm, không gây đau đớn hay khó chịu

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *