Khi nào cha mẹ cần niềng răng cho trẻ?

Niềng răng cho trẻ là vấn đề mà nhiều phụ huynh quan tâm với mong muốn con em mình có hàm răng khỏe đẹp như ý muốn. Vậy khi nào trẻ cần niềng răng, niềng răng ở thời điểm nào thích hợp và có những lựa chọn gì?

Bạn đang đọc: Khi nào cha mẹ cần niềng răng cho trẻ?

1. Vì sao việc niềng răng cho trẻ là quan trọng?

Khi nào cha mẹ cần niềng răng cho trẻ?

Niềng răng cho trẻ giúp trẻ có hàm răng đẹp và phát huy đầy đủ chức năng

Đối với những trẻ có hàm răng mọc lệch, răng khểnh, răng vổ thì việc niềng răng là cần thiết bởi:

1.1. Tạo thẩm mỹ cho răng

Do thói quen ăn nhai, chăm sóc răng không đúng cách, hoặc do cấu trúc mọc răng,… không ít trẻ có hàm răng mọc lệch lạc, khấp khểnh hoặc răng vẩu, chìa ra ngoài. Điều này trước hết gây nên tính thiếu thẩm mỹ cho răng. Thêm vào đó, hàm răng chưa được như mong muốn của trẻ sau này có thể chính là điểm khiến trẻ tự ti vì diện mạo bên ngoài không được đẹp như ý. Trong trường hợp này, niềng răng chính là phương pháp pháp huy hiệu quả tốt nhất:

– Giúp làm bằng, làm đều các răng khấp khểnh.

– Xóa khoảng cách các khe giúp răng không còn bị thưa.

– Giảm tình trạng hô răng, chìa răng….

1.2. Phục hồi chức năng răng hoàn thiện

Răng khấp khểnh, răng hô hay răng mọc sai vị trí đều ảnh hưởng ít nhiều tới chức năng ăn nhai. Khi trẻ càng trưởng thành, mức độ ảnh hưởng càng lớn hơn và xu hướng các răng mọc lệch này cũng sẽ nhanh suy giảm chức năng hơn.

1.3. Giảm tỷ lệ mắc bệnh răng miệng

Răng mọc không đều, chen chúc thường có tỷ lệ mắc bệnh răng miệng cao hơn do nguy cơ dắt thức ăn và khó vệ sinh cao hơn. Đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, các mảng bám cao răng hình thành. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh răng miệng phổ biến như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu hay hôi miệng ở những người có bộ răng không đều cao hơn những người có răng bình thường.

2. Niềng răng cho trẻ thời điểm nào là phù hợp

Khi nào cha mẹ cần niềng răng cho trẻ?

Trẻ nên được niềng răng từ 12 – 16 tuổi và khi răng sữa đã thay hoàn toàn

Đây cũng là thắc mắc của nhiều phụ huynh khi có ý định niềng răng cho trẻ. Theo các chuyên gia về răng miệng, thời điểm hai năm tính từ khi trẻ bắt đầu dậy thì là thời điểm tốt nhất để tiến hành niềng răng, tương đương độ tuổi từ 12 đến 16 tuổi. Theo các chuyên gia, thời điểm này răng của trẻ đang bắt đầu phát triển hoàn thiện rất dễ dàng cho việc đưa các răng xô lệch vào đúng vị trí. Đồng thời đây cũng là thời điểm giúp cho việc niềng răng hạn chế được việc nhổ bỏ răng vĩnh viễn.

Tuy nhiên việc niềng răng chỉ được thực hiện khi các răng sữa đã được thay thế hoàn toàn. Việc niềng răng diễn ra trong khoảng 2 – 3 năm thậm chí có thể rút ngắn hơn trong thời gian vàng này. Khi kết thúc quá trình niềng răng, xương hàm sẽ phát triển và hoàn thiện theo nếp cố định này và giúp trẻ có hàm răng đẹp.

3. Những lợi ích khi trẻ được niềng răng sớm

Niềng răng sớm mang lại nhiều lợi ích cho trẻ, trong đó không thể không kể đến những lợi ích điển hình như:

Điều chỉnh răng dễ dàng: Niềng răng sớm giúp bác sĩ dễ dàng tác động vào xương răng với ít tổn thương nhất để có thể có khuôn mặt cân đối nhất, không bị thay đổi quá nhiều khi niềng răng. Đồng thời khi niềng răng sớm, các răng trong quá trình phát triển, còn không gian giữa các răng nên hạn chế việc phải nhổ răng.

Gia tăng cơ hội có hàm răng hoàn thiện nhất: Niềng răng sớm giúp cơ thể tự điều chỉnh khớp cắt hoàn chỉnh thay vì việc răng phát triển và hoàn thiện khớp cắn với khung răng xô lệch, gây tình trạng cười lệch miệng, méo mặt, gồ mặt,….

Tăng cơ hội thành công trong chỉnh nha: Chỉnh nha sớm giúp hạn chế can thiệp cố định hàm và giảm nguy cơ phải nhổ bỏ răng để đủ khoảng trống giúp các răng còn lại vào đúng vị trí.

4. Các phương pháp niềng răng hiện nay

Hiện nay, công nghệ niềng răng đa dạng và phù hợp với từng loại răng cũng như điều kiện kinh tế của gia đình. Các phương pháp niềng răng được sử dụng ưa chuộng hiện nay gồm có:

4.1. Niềng răng mắc cài

Tìm hiểu thêm: Viêm lợi răng: Nhận biết triệu chứng và cách chữa trị

Khi nào cha mẹ cần niềng răng cho trẻ?

Trẻ nềng răng mắc cài

Đây là phương pháp sử dụng mắc cài để giúp răng được về đúng vị trí theo ba chiều. Một bộ mắc cài gồm các bộ phận sau đây:

– Các mắc cài được gắn cố định vào về mặt của răng bằng Ciment hoặc vật liệu dính chuyên dụng. Các mắc cài này có thể được gắn bên trong hoặc ngoài của răng dựa theo dụng cụ niềng răng mắc cài trong hay ngoài của răng.

– Một cung dây nối các mắc cài.

– Dây thun có tính năng đàn hồi là bộ phận giúp mắc cài kéo răng về đúng vị trí mong muốn.

Niềng răng mắc cài là phương pháp phổ biến nhất hiện nay bởi tính tiết kiệm hơn về kinh tế và vẫn đạt hiệu quả như mong muốn về chỉnh nha. Đặc biệt với mọi trường hợp niềng răng, phương pháp này đều đáp ứng hiệu quả. Các loại mắc cài hiện nay cũng đa dạng cho trẻ:

– Mắc cài kim loại tiết kiệm chi phí nhất và bền nhất nhưng thường dễ bị lộ khi cười.

– Mắc cài sứ do mắc cài có màu tương đồng với răng nên tạo tính thẩm mỹ tốt hơn. Tuy nhiên độ bền không đạt như mắc cài sứ

4.2. Niềng răng bằng khay chỉnh răng

Khi nào cha mẹ cần niềng răng cho trẻ?

>>>>>Xem thêm: Trám răng cửa bị sâu có đau không và những lưu ý

Niềng răng Invisalign

Niềng răng bằng khay chỉnh nha còn được gọi khác với tên là niềng răng Invisalign. Với kỹ thuật niềng răng này, hàm răng sẽ được sử dụng một khay răng trong suốt để điều chỉnh vị trí mà không cần dùng đến mắc cài. Việc tháo lắp và vệ sinh có trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Do khay chỉnh răng trong suốt nên hoàn toàn đảm bảo tình thẩm mỹ. Người đối diện có thể không phát hiện ra bạn đang niềng răng.

Tuy nhiên nhược điểm lớn của phương pháp này là với trường hợp răng bị lệch quá nặng và chi phí của phương pháp khá cao.

Trên đây là một số thông tin về việc niềng răng cho trẻ, vì sao niềng sớm cũng như các phương pháp niềng răng hiện nay. Niềng răng giúp trẻ có hàm răng đẹp, là tiền đề giúp trẻ tự tin hơn trong tương lai. Tuy nhiên, khi thực hiện niềng răng, cha mẹ hãy cân nhắc và lựa chọn địa chỉ uy tín để mang lại kết quả niềng răng như ý nhất cho trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *