Chụp cộng hưởng từ là phương pháp tối ưu hiện nay giúp đánh giá cấu trúc và phát hiện những dấu hiệu bất thường tại vùng tiểu khung. Ngoài ra, chụp MRI tiểu khung còn có thể phát hiện dấu hiệu tái phát, di căn của khối u ác tính. Với vai trò quan trọng như vậy thì khi nào chụp MRI vùng tiểu khung và cần lưu ý những gì là câu hỏi mà nhiều người bệnh thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp trả lời những câu hỏi trên.
Bạn đang đọc: Khi nào chụp MRI vùng tiểu khung? Cần lưu ý những gì?
1. Những điều cần biết về phương pháp chụp MRI vùng tiểu khung
1.1. Chụp MRI vùng tiểu khung là gì?
Chụp cộng hưởng từ MRI vùng tiểu khung là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn được sử dụng để chẩn đoán các tình trạng bệnh lý liên quan đến vùng tiểu khung hay còn gọi là vùng chậu. Phương pháp này sử dụng từ trường mạnh và sóng radio để tạo lại hình ảnh chi tiết về cấu trúc vùng tiểu khung, cho phép bác sĩ kiểm tra các cơ quan nội tạng và phát hiện những dấu hiệu bất thường vùng xương chậu. Các cơ quan này bao gồm:
– Bàng quang và tiền liệt tuyến ở nam
– Buồng trứng và tử cung ở nữ
– Các hạch bạch huyết
– Ruột già và ruột non
– Cấu trúc xương chậu
Khu vực vùng tiểu khung khá nhạy cảm với các tia bức xạ nên việc thăm khám, chẩn đoán khu vực này bằng phương pháp chụp MRI là cực kỳ phù hợp.
Chụp cộng hưởng tử MRI giúp tái tạo chi tiết cấu trúc vùng tiểu khung và đánh giá các tình trạng bệnh lý liên quan
1.2. Ưu điểm phương pháp chụp MRI vùng tiểu khung mang lại
Chụp MRI vùng tiểu khung mang tới nhiều ưu điểm vượt trội như:
– Là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, không sử dụng tia bức xạ nên an toàn với sức khỏe người thực hiện chụp.
– Hình ảnh thu về có độ tương phản cao, các chi tiết các cấu trúc mô mềm bên trong khung chậu sắc nét.
– Có độ chính xác cao hơn nhiều lần so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như chụp X-quang, siêu âm,…
2. Khi nào cần thực hiện chụp MRI vùng tiểu khung?
2.1. Khi nào chụp MRI tiểu khung đối với nữ giới?
Nếu có bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu sau, chị em phụ nữ nên đi chụp MRI:
– Xuất huyết âm đạo bất thường.
– Phát hiện khối u khi khám lâm sàng vùng chậu hoặc các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác.
– U xơ tử cung.
– Xuất hiện các khối u vùng chậu trong khi mang thai
– Đau ở vùng bụng dưới
– Lạc nội mạc tử cung
– Vô sinh không rõ nguyên nhân
– Cảm giác đau vùng chậu không giải thích được
Các dấu hiệu lạc nội mạc tử cung, vô sinh không rõ lý do và đau vùng chậu thường được xác định sau khi đã siêu âm.
Tìm hiểu thêm: Nội soi dạ dày không đau như tưởng tượng
Nếu cảm thấy đau ở vùng xương chậu hoặc vùng bụng dưới, người bệnh nên thực hiện chụp MRI để kiểm tra
2.2. Khi nào chụp MRI tiểu khung đối với nam giới?
Chụp MRI vùng tiểu khung có thể được hiện đối với nam giới nếu có các dấu hiệu hoặc triệu chứng sau:
– Các khối hoặc sưng phù vùng tinh hoàn.
– Tinh hoàn ẩn, không phát hiện được trên siêu âm.
– Đau vùng tiểu khung hoặc bụng dưới không rõ nguyên nhân.
– Các vấn đề liên quan đến đường tiết niệu không giải thích được.
2.3. Khi nào chụp MRI tiểu khung đối với cả hai giới?
Chụp cộng hưởng từ vùng tiểu khung được thực hiện ở cả nam và nữ khi:
– Xuất hiện dấu hiệu bất thường trên phim X-quang vùng chậu.
– Phát hiện các bất thường bẩm sinh ở khớp háng.
– Chấn thương vùng háng.
– Đau vùng háng không rõ nguyên nhân.
3. Những điều cần lưu ý khi chụp MRI vùng tiểu khung
3.1. Lưu ý trước khi thực hiện chụp MRI vùng tiểu khung
– Nên trao đổi trước với bác sĩ các vấn đề về sức khỏe. Ví dụ như những phẫu thuật gần đây, tiền sử dị ứng, tình trạng mang thai hay không,…
– Vấn đề ăn uống trước khi chụp MRI vùng tiểu khung sẽ thay đổi tùy theo từng bệnh lý cụ thể. Tuy nhiên, đa số trường hợp có thể ăn uống như bình thường.
– Không đeo trang sức, các vật kim loại khi chụp cộng hưởng từ để tránh ảnh hưởng đến kết quả chụp.
– Trước khi chụp, người khám sẽ được yêu cầu mặc đồ chụp riêng của bệnh viện để tiến hành thực hiện chụp.
Ngoài ra, sẽ có một số trường hợp sau đây sẽ bị chống chỉ định chụp MRI:
– Người có mang trong mình các thiết bị hỗ trợ bằng kim loại như máy tạo nhịp tim, khớp được thay bằng kim loại, nẹp vít xương,…
– Các trường hợp người bệnh có kẹp phẫu thuật bằng kim loại ở mạch máu, hốc mắt, nội sọ thời gian dưới 6 tháng;
– Người bị bệnh nặng hoặc đang cấp cứu cần có thiết bị hồi sức ở bên cạnh.
– Người có hội chứng không gian kín.
– Người bị béo phì hoặc kích thước cơ thể quá lớn không nằm vừa lồng chụp của máy.
>>>>>Xem thêm: Nội soi dạ dày đường mũi – Xóa tan mọi khó chịu
Trước khi thực hiện, người bệnh nên trao đổi trước với bác sĩ thwucj hiện về tình trạng sức khỏe và các vấn đề đang còn băn khoăn
3.2. Lưu ý sau khi thực hiện chụp MRI vùng tiểu khung
Sau khi biết được khi nào chụp MRI, bạn đừng quên lưu ý một số vấn đề sau.
Hầu hết bệnh nhân sau khi chụp cộng hưởng từ vùng tiểu khung đều có thể về nhà ngay và quay lại sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên với một số trường hợp đặc biệt cần lưu ý:
– Những bệnh nhân được gây mê hoặc có thể cần theo dõi trong một thời gian ngắn.
– Nếu được tiêm thuốc tương phản để hỗ trợ quá trình chụp, người khám có thể bị tụ máu dưới da ở vị trí tiêm. Tuy nhiên, điều này là vô hại và sẽ tự hết nên không cần quá lo lắng.
– Trong trường hợp máu tụ lớn gây phù và khó chịu, đầu tiên người bệnh hãy chườm đá. Sau đó 24 giờ, chườm lại bằng nước ấm để làm tan máu tụ.
Ngoài ra, để đảm bảo quá trình chụp MRI tiểu khung an toàn và hiệu quả, việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín là vô cùng quan trọng.
Mọi người có thể tham khảo gợi ý địa chỉ Hệ thống y tế Thu Cúc TCI dưới đây. Tại Thu Cúc TCI, khách hàng sẽ được tiến hành thăm khám với hệ thống máy chụp MRI hiện đại. Trong suốt quá trình thực hiện, người bệnh sẽ được các điều dưỡng viên hướng dẫn tận tình, tạo tâm lý an tâm và thoải mái nhất khi khám bệnh. Vì thế, khách hàng đến với Thu Cúc TCI có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp câu hỏi khi nào chụp MRI tiểu khung, mong rằng bạn đọc đã có cho mình những kiến thức cần thiết cho mình.