Khám tổng quát cho trẻ là việc làm hết sức quan trọng đối với trẻ em – nhóm đối tượng có sức đề kháng yếu và nguy cơ mắc bệnh cao. Khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp cha mẹ có thể theo dõi được quá trình phát triển về thể chất của trẻ, giúp tầm soát sớm các nguy cơ và phát hiện mầm bệnh nguy hiểm trong cơ thể, nhờ đó có thể rút ngắn quá trình điều trị và bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Bạn đang đọc: Khi nào nên thực hiện khám tổng quát cho trẻ em?
1. Điều cần biết về khám tổng quát cho trẻ
1.1. Khám tổng quát cho trẻ em là gì?
Trẻ em là đối tượng dễ bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài như thời tiết, dịch bệnh, môi trường gây ra các bệnh lý nguy hiểm. Nguyên nhân là do các cơ quan của trẻ chưa phát triển toàn diện, hệ miễn dịch yếu nên rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, cho dù trẻ có ốm hay khỏe mạnh, cha mẹ nên cho trẻ thực hiện khám sức khỏe định kỳ 4 tháng/lần đối với trẻ nhỏ và 6 tháng/lần đối với trẻ lớn.
Gói khám sức khỏe tổng quát cho trẻ thường bao gồm: Khám lâm sàng, khám cận lâm sàng như siêu âm, chụp X-quang, siêu âm ổ bụng…
Qua các kết quả thăm khám, bác sĩ có thể đánh giá được sự phát triển của trẻ từ đó có phương hướng điều trị và cách chăm sóc sức khỏe trẻ phù hợp.
1.2. Lợi ích mà hoạt động khám sức khỏe tổng quát cho trẻ đem lại
Khám sức khỏe là việc làm rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó, khám sức khỏe tổng quát còn mang lại những lợi ích cụ thể như:
– Khám sức khỏe tổng quát là cách tốt nhất để theo dõi sự phát triển của trẻ:
Khi cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe, các chỉ số thăm khám sẽ giúp cha mẹ hiểu được tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ. Cha mẹ cũng sẽ nhận được tư vấn của bác sĩ về sự phát triển của trẻ có đúng theo độ tuổi hay không, có gặp phải các vấn đề về cân nặng hay suy dinh dưỡng không.
– Phòng ngừa và tầm soát bệnh tật cho trẻ:
Trong quá trình khám sức khỏe, ba mẹ sẽ nhận được tư vấn từ bác sĩ về việc phòng ngừa bệnh cho trẻ. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho các phụ huynh về cách chăm sóc con để tránh khỏi những bệnh lý phổ biến như cúm, tay chân miệng, thủy đậu… Rất nhiều bệnh có thể phát hiện ngay khi chưa xuất hiện triệu chứng, đặc biệt là những bệnh về di truyền, bệnh bẩm sinh… Điều này giúp tăng hiệu quả để điều trị bệnh và phòng ngừa biến chứng, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị bệnh. Hiện nay, một số bệnh nguy hiểm như tim mạch, ung thư… và rất nhiều bệnh lý khác có những triệu chứng giống với các bệnh thông thường. Điều này dẫn tới cha mẹ có tâm lý chủ quan, không đưa con đi thăm khám kịp thời, để lại những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ.
– Cha mẹ được hướng dẫn và tư vấn về cách chăm sóc con:
Khi cho trẻ đi khám sức khỏe, cha mẹ sẽ được bác sĩ, chuyên gia tư vấn về tình trạng hiện tại. Đồng thời cung cấp cách xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho con, giúp con phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về giấy khám sức khỏe A3
Khám sức khỏe tổng quát là cách tốt nhất để theo dõi sự phát triển của trẻ
2. Khi nào phụ huynh nên thực hiện khám tổng quát cho trẻ?
Tuy đã hiểu về tầm quan trọng của việc khám tổng quát cho trẻ nhưng cha mẹ không khỏi phân vân khi nào nên thực hiện khám tổng quát cho trẻ. Cha mẹ nên chú ý khám cho trẻ ở các giai đoạn sau:
2.1. Giai đoạn dưới 1 tuổi
Đối với giai đoạn này, trẻ cần được cha mẹ đưa đi kiểm tra tổng quát để nhận tư vấn về việc tiêm chủng các bệnh lý khác nhau. Đồng thời, trẻ cũng được đánh giá toàn diện về sự phát triển của thể chất.
– Chiều cao
– Cân nặng
– Vòng đầu
Cha mẹ sẽ được lắng nghe về tình trạng sức khỏe tinh thần, kỹ năng vận động và hành vi của con. Đây cũng được coi là thời điểm phù hợp để phát hiện những khiếm khuyết ở trẻ.
2.2. Giai đoạn từ 1 đến 4 tuổi
Ở giai đoạn này, cha mẹ cần duy trì khám tổng quát cho cho trẻ em cách 6 tháng/lần. Bởi thời điểm này cơ thể của trẻ đang trong quá trình phát triển về mọi mặt, vì vậy kiểm tra định kỳ giúp cha mẹ nắm bắt tình hình phát triển thể chất của trẻ.
Bên cạnh đó, ở độ tuổi này sẽ được:
– Thực hiện xét nghiệm máu để đánh giá chức năng gan, thận, kiểm tra tình trạng máu, định lượng kháng thể viêm gan B…
– Thực hiện xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra trẻ có mắc bệnh viêm đường tiết niệu hay không.
– Thực hiện siêu âm ổ bụng giúp phát hiện các bất thường của các cơ quan (mật,tụy, dạ dày, đại trực tràng…)
2.3. Giai đoạn từ 5 đến 10 tuổi
Đây là giai đoạn có sự thay đổi rõ rệt nhất từ cơ thể cho tới hành vi của trẻ. Khi ở giai đoạn này, trẻ có nguy cơ đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe hơn:
– Tật khúc xạ ở mắt
– Sức khỏe răng miệng
– Các vấn đề tai mũi họng
Do đó cha mẹ cần lưu tâm và theo dõi sự bất thường xuất hiện ở trẻ, cần đưa trẻ đi khám tổng quát định kỳ hàng năm để được đánh giá kỹ càng về sức khỏe của trẻ:
– Chức năng của các cơ quan trong cơ thể
– Đánh giá dinh dưỡng và các vi chất trong cơ thể trẻ
– Nhận tư vấn về việc tiêm ngừa nhắc lại một số vacxin: Sởi, quai bị, uốn ván, cúm,..
2.4. Giai đoạn trên 11 tuổi
Trẻ từ 11 tuổi trở lên thì vẫn có những biến đổi về mặt sinh lý bởi lúc này cơ thể thay đổi một cách nhanh chóng. Do vậy, cha mẹ cần quan tâm và để ý tới trẻ trong độ tuổi này.
>>>>>Xem thêm: Nên chọn bệnh viện hay phòng khám sức khỏe sinh sản
Trẻ từ 11 tuổi trở lên thì vẫn có những biến đổi về mặt sinh lý khi cơ thể thay đổi một cách nhanh chóng
Để đảm bảo quá trình thăm khám tổng quát được chính xác nhất, cha mẹ cần lưu ý để lựa chọn cơ sở thăm khám uy tín. Một gợi ý dành cho cha mẹ nếu như đang phân vân chưa chọn được cơ sở nào uy tín thì Hệ thống y tế Thu Cúc TCI là lựa chọn phù hợp nhất. Đây là một trong những cơ sở y tế nhận được rất nhiều lòng tin của người dân Hà Nội.
– Hệ thống y tế Thu Cúc TCI sở hữu đa dạng các gói khám được nghiên cứu và thiết kế khoa học bởi các chuyên gia hàng đầu với đầy đủ các danh mục khám cần thiết.
– Đội ngũ bác sĩ chuyên gia đầu ngành với trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.
– Trang thiết bị y tế, máy móc được đầu tư hiện đại và liên tục được cập nhật giúp quá trình thăm khám nhanh chóng – nhẹ nhàng.
– Đội ngũ điều dưỡng, lễ tân tận tình hướng dẫn giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.
Mong rằng, qua những thông tin trên có thẻ giúp cha mẹ hiểu hơn về khám tổng quát cho trẻ và có thể chủ động bảo vệ tốt sức khỏe của con ở từng giai đoạn nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.