Nạo VA có nguy hiểm không? Khi nào cần nạo VA cho trẻ?… là những câu hỏi phổ biến của các bậc phụ huynh khi bác sĩ chuẩn bị tiến hành phương pháp nạo VA cho con em mình. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc nạo VA cho bé.
Bạn đang đọc: Khi nào nên tiến hành nạo VA cho trẻ?
1. Tổng quan về viêm VA ở trẻ em
VA là tổ chức bao gồm nhiều tế bào bạch cầu. Khi chúng ta thở vào, không khí vào mũi, qua VA rồi mới đi vào phổi. VA sẽ đảm nhận chức năng miễn dịch, nhận diện, giúp bắt giữ và sản xuất các kháng thể tự nhiên để cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn có hại trong đường hô hấp.
VA đặc biệt có tác dụng ở độ tuổi từ 6 tháng – 4 tuổi, khi mà trẻ sử dụng hết hệ kháng thể tự nhiên được di truyền từ người mẹ trong quá trình thai kỳ và bắt đầu sống bằng hệ miễn dịch non yếu của chính bản thân mình.
Một số triệu chứng của bệnh viêm VA ở trẻ em thường gặp đó là:
– VA bị phình to và chiếm diện tích ở cửa mũi khiến cho trẻ bị tình trạng ngạt mũi kéo dài, khó thở, khò khè, ngáy ngủ hoặc nguy hiểm hơn với chứng ngưng thở do bít tắc lỗ mũi. Thông thường tình trạng này được điều trị bằng việc sử dụng xịt thông mũi, rửa mũi bằng nước bằng nước muối hoặc thuốc kháng viêm. Tuy nhiên, sau một thời gian thì nó lại tái phát.
– VA bị nhiễm trùng với biến chứng làm chảy mũi kéo dài, dịch mũi không màu hoặc có màu vàng, xanh, trẻ thường xuyên bị sốt. Những dấu hiệu này lặp đi lặp lại thời gian dài.
– Ho kéo dài hoặc chữa khỏi lại tái phát, gây khàn tiếng do viêm VA chảy xuống đường hô hấp gây nên bệnh viêm thanh quản. Ngoài ra, do vi khuẩn từ VA đi vào đường tiêu hóa nên một số trẻ sẽ có triệu chứng đau bụng, nôn ói và tiêu chảy thường xuyên.
Bố mẹ cần để ý đến các triệu chứng viêm VA cho con để có sự can thiệp kịp thời
2. Nạo VA cho trẻ được chỉ định vào lúc nào?
Thực tế viêm VA không phải loại bệnh quá gây nguy hiểm. Tuy nhiên trường hợp VA của bé bị viêm nhiễm tái phát nhiều lần trong năm thì chúng lại trở thành nơi trú ngụ lý tưởng của các loại vi khuẩn có hại. Nếu con bạn bị viêm VA, hãy đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn xem có cần thực hiện nạo VA cho bé hay không?
2.1. Trường hợp bác sĩ chỉ định nạo VA cho trẻ
– VA bị nhiễm trùng tái phát nhiều lần (trên 5 lần trong 1 năm), mỗi lần kéo dài cả tháng.
– Gây biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản, viêm thanh quản. Bên cạnh đó, nó gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy thường xuyên ở trẻ.
– VA phình quá to gây tình trạng nghẹt mũi kéo dài, không đỡ sau khi đã điều trị nội khoa, có chứng ngưng thở khi ngủ, bé cảm thấy khó nuốt và khó nói. Với trường hợp này, khi nội soi, bác sĩ sẽ cho kết quả viêm VA ở cấp độ 3 và 4.
2.2. Trường hợp chống chỉ định nạo VA cho trẻ
– Bệnh nhân đang bị bệnh viêm nhiễm cấp mũi họng.
– Bệnh nhân đang nhiễm 1 số loại virus như sốt xuất huyết, cúm, sởi,…
– Bệnh nhân bị mắc bệnh dị ứng, hen phế quản, hở hàm ếch,…
– Bệnh nhân đang uống hoặc đang tiêm phòng dịch.
Ngoài ra, tuyệt đối không nạo VA với người có bệnh liên quan đến máu, bệnh tim nặng, bệnh lao đang tiến triển.
Tìm hiểu thêm: Viêm họng tại sao hay tái phát?
Tuỳ vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định trẻ có được tiến hành nạo VA hay không
3. Phẫu thuật nạo VA cho bé có gây nguy hiểm không?
Phương pháp nạo VA không nguy hiểm bởi đây là kỹ thuật phẫu thuật phổ biến và an toàn. Đồng thời, nó cũng không làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ. Bởi VA chỉ là 1 trong nhiều tế bào miễn dịch đường hô hấp của bé. Ngoài VA còn nhiều hệ miễn dịch khác như Amidan khẩu cái, amidan lỗ vòi nhĩ, amidan đáy lưỡi, cùng nhiều hệ thống miễn dịch tự nhiên được nằm dưới lớp niêm mạc hô hấp.
Mặc dù vậy, không loại trừ sẽ có 1 số trường hợp xảy ra sau khi nạo như:
– Có hiện tượng chảy máu sau khi nạo
– Trẻ có sức khỏe kém có thể bị dị ứng với thuốc gây mê, khiến trẻ bị rối loạn hô hấp.
– Một số trẻ có thể bị đổi giọng vì quá nhiều không khí thoát ra từ mũi.
Tuy nhiên, hiện nay với sự ra đời của phương pháp nạo VA bằng Plasma Plus đã chấm dứt tất cả những nỗi lo của các bậc phụ huynh bởi đây là phương pháp hiện đại, có chức năng hàn những mạch máu siêu nhỏ, do vậy trẻ gần như ko đau, ko chảy máu, an toàn tuyệt đối cho trẻ. Sau 24h trẻ được ra viện và nhang chóng phục hồi sức khỏe cũng như quay trở lại học tập, sinh hoạt.
Để đảm bảo an toàn, các bậc cha mẹ nên đưa cho con tới các bệnh viện uy tín để thăm khám với hệ thống thiết bị tiên tiến cùng đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm.
4. Lưu ý trước khi tiến hành phẫu thuật nạo VA cho bé
Để thực hiện ca phẫu thuật nạo VA thành công, an toàn cho trẻ các bậc phụ huynh cần thực hiện các nguyên tắc sau:
– Trong vòng từ 7 -10 ngày trước khi tiến hành phẫu thuật, không tự ý cho trẻ uống các thuốc chống viêm.
– Trước 10 ngày phẫu thuật, hãy thông báo cho bác sĩ các loại thuốc trẻ đang uống.
– Chuẩn bị sẵn nhiệt kế và thuốc hạ sốt ở nhà cho giai đoạn sau phẫu thuật.
– Hãy trấn an và động để trẻ không lo lắng trước phẫu thuật.
– Chú ý đến chế độ ăn phù hợp cho trẻ trước phẫu thuật.
– Trước khi nạo VA cho trẻ, phụ huynh có thể cho con em mình uống nước lọc khoảng 2 tiếng trước khi phẫu thuật. Nếu trẻ cần phải được uống thuốc định kỳ theo chỉ định của bác sĩ thì bạn hãy cho trẻ uống thuốc cùng một chút nước lọc vào buổi sáng hôm phẫu thuật.
>>>>>Xem thêm: Các triệu chứng cho biết bạn đang bị viêm mũi dị ứng
Phụ huynh cần cho trẻ thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ trước khi phẫu thuật nạo VA
Hiện nay để tránh những biến chứng không đáng có ở trẻ em xảy ra khi tình trạng viêm VA xuất hiện lặp lại nhiều lần thì phương pháp nạo VA cũng được chỉ định rộng rãi hơn. Khi thấy trẻ có những đợt viêm VA diễn ra liên tiếp nhau, phụ huynh nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn về việc nạo VA cho trẻ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.