Một trong những yếu tố góp phần có hàm răng đẹp cho trẻ là việc thay răng sữa đúng thời điểm. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng nắm rõ thời gian và thứ tự thay răng sữa của trẻ. Vậy khi nào nhổ răng sữa cho bé là hợp lý nhất?
Bạn đang đọc: Khi nào nhổ răng sữa cho bé? Đọc ngay nếu muốn con có hàm răng đẹp
1. Khi nào nhổ răng sữa cho bé?
Khi nào cần nhổ răng sữa cho bé?
Thời điểm nhổ răng sữa cho bé phụ thuộc vào thời điểm bé thay răng. Thông thường, trẻ sẽ bước vào giai đoạn thay răng này từ thời điểm 5 tuổi. Cụ thể với từng vị trí răng sữa mà sẽ có thời điểm thay răng khác nhau như:
– Răng cửa là răng sữa thay sớm nhất, thường thay khi trẻ từ 5 đến 7 tuổi.
– Răng cửa bên là răng được thay kế tiếp khoảng từ 5 – 7 tuổi.
– Răng hàm thứ nhất sẽ thay khi trẻ từ 9 – 10 tuổi.
– Răng nanh thay khi trẻ 10 đến 11 tuổi.
– Răng hàm sữa thứ hai sẽ thay khi trẻ từ 11 đến 12.
Tuy nhiên, việc thay răng có thể sớm hay muộn hơn các mốc nêu trên, phần lớn lý do phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của trẻ. Trẻ có chế độ dinh dưỡng tốt, thể trạng bình thường sẽ thay răng vào thời điểm “đúng chuẩn” hơn so với trẻ em có chế độ dinh dưỡng không tốt.
Khi một chiếc răng sữa sắp “rụng”, chúng sẽ phát đi những tín hiệu cảnh báo cho trẻ:
– Nướu, lợi sưng đỏ.
-Trẻ có cảm giác chân răng bị hơi ngứa, đau.
– Chân răng trắng hơn do có một chiếc răng đã “nằm chờ sẵn sàng” thay thế.
– Răng sữa bị lung lay nhiều hơn, cảm giác đau cũng gia tăng.
Vậy để biết thời điểm răng sữa rụng và khi nào nhổ răng sữa cho bé, cha mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu nêu trên.
2. Có thể tự nhổ răng sữa ở nhà cho bé không?
Tìm hiểu thêm: Tẩy trắng răng Bleach Bright là gì? Hiệu quả ra sao?
Răng sữa có thể tự nhổ tại nhà cho trẻ
Thông thường, răng sữa sẽ tự rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn trồi lên. Tuy nhiên có rất nhiều lý do khiến cho răng sữa không thể tự rụng và cần có sự hỗ trợ từ người lớn. Chính vì vậy mà nhiều cha mẹ lựa chọn nhổ răng tại nhà cho trẻ.
Để nhổ răng sữa tại nhà an toàn cho con, cha mẹ có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây:
– Làm giảm độ bám chân răng, thúc đẩy quá trình thay răng bằng cách khiến cho chiếc răng “lung lay” hơn. Trước khi thực hiện bạn cần vệ sinh tay thật sạch trước. Sau đó dùng một lực nhẹ nhàng đẩy đi đẩy lại chiếc răng sữa cần thay và tăng dần lực đẩy ở những lần sau.
– Ngoài ra, bạn cũng có thể hướng dẫn trẻ thực hiện lung lay răng để trẻ tự điều chỉnh lực lung lay để tránh đau.
– Trong quá trình thay răng sữa, cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Nên lựa chọn thức ăn mềm và tránh những đồ cứng, nóng, chua, cay.
Sau khi chiếc răng gần như đã rời, lúc này bạn chỉ cần tác động một lực nhỏ đã có thể loại bỏ chiếc răng sữa:
– Sử dụng một miếng gạc sạch để cầm thân răng. Sau đó xoắn nhẹ để răng rơi ra, thực hiện động tác dứt khoát.
– Cầm máu bằng cách cho trẻ cắn bông gòn tại vị trí nhổ răng.
– Kiểm tra lại xem đã hết chân răng hay chưa. Nếu chân răng vẫn còn, trẻ bắt buộc cần chịu đau hơn để được lấy nôt chân răng ra bên ngoài.
3. Vì sao trẻ được khuyến khích nhổ răng sữa tại nha khoa?
>>>>>Xem thêm: Tất tần tật những kiến thức về răng số 8 bạn cần biết
Nhổ răng sữa tại cơ sở Nha khoa là an toàn nhất cho trẻ
Mặc dù việc nhổ răng sữa tại nhà là hoàn toàn có thể nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ như: nhổ không dứt chân răng, viêm nha chu gây ra do dụng cụ và tay không đảm bảo vệ sinh, nhổ không kịp thời khiến chiếc răng chính bị mọc lệch. Ngoài ra, trẻ có thể bị chảy máu nhiều do máu không đông cầm. Không ít trẻ sau khi tự nhổ răng lại nuốt phải chiếc răng đó,…. Có rất nhiều những tình thuống và nguy cơ bất ngờ cơ thể diễn ra bất cứ thời điểm nào khi cha mẹ tự nhổ răng cho trẻ. Chính vì thế việc tới nha sĩ để nhổ răng sữa vẫn luôn được khuyến khích.
Ngoài ra, với các trường hợp sau, trẻ cần tới các cơ sở nha khoa để được thực hiện nhổ răng:
– Trẻ nhổ răng sữa chậm khiến cho chiếc răng vĩnh viễn sắp trồi lên nhưng răng sữa vẫn chưa rụng. Trường hợp này cần đưa trẻ đi nhổ răng để tránh mọc lệch.
-Trẻ được nhổ răng tại nhà nhưng không hết chân răng.
-Răng sữa của trẻ bị sâu, sún răng.
-Trẻ mắc bệnh lý rối loạn đông máu hoặc tiểu đường.
-Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh
4. Làm thế nào để trẻ có một hàm răng đẹp?
Khi răng sữa được thay thế bằng các răng vĩnh viễn, sẽ không có thêm bất cứ lần thay răng nào nữa cho trẻ. Chính vì thế mà việc chuẩn bị để con có một hàm răng đẹp là vô cùng cần thiết.
Để giúp trẻ có một hàm răng đẹp, cha mẹ cần:
– Tạo cho trẻ thói quen luôn ghi nhớ và thực hiện vệ sinh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ vệ sinh răng đúng cách để bảo vệ tốt nhất sức khỏe răng miệng. Hiện nay, hơn 70% trẻ đang được hướng dẫn đánh răng sai cách. Đây cũng là lý do khiến tỷ lệ viêm nha chu, sâu răng ở trẻ gia tăng.
– Tạo thói quen ăn uống khoa học cho trẻ trong đó đặc biệt là ăn đúng bữa và ăn đồ ngọt đúng cách. Theo các chuyên gia, đồ ngọt chính là thủ phạm số 1 gây ra các vấn đề về răng miệng ở trẻ.
– Duy trì thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa định kỳ mỗi 6 tháng. Hiện nay, việc đưa trẻ thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ chưa được các bậc phụ huynh trú trọng. Tuy nhiên việc này lại có ý nghĩa quan trọng với trẻ: phát hiện sớm các bệnh về răng miệng, phát hiện những bất thường trong cấu trúc răng của trẻ, xác định đúng thời điểm thay răng cho trẻ.
Đối với vấn đề nhổ răng sữa của trẻ, việc theo dõi sức khỏe định kỳ giúp ba mẹ dễ dàng biết được thời điểm mọc răng chính xác nhất cũng như các vấn đề xung quanh việc thay răng. Trong trường hợp răng vĩnh viễn có dấu hiệu mọc lệch, mọc sai vị trí sẽ có những biện pháp tác động kịp thời. Bên cạnh đó, thời điểm nhổ răng sữa cho bé cũng được dự đoán và thực hiện nhổ trước khi răng vĩnh viễn trồi ra.
Trên đây là những thông tin về việc khi nào nhổ răng sữa cho bé. Hi vọng với những thông tin này cha mẹ sẽ hiểu được ý nghĩa của việc nhổ răng kịp thời, cách nhổ răng sữa tại nhà đúng hay vì sao cần đưa trẻ tới nha khoa nhổ răng sữa.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.