Nhắc đến khô dịch khớp, chúng ta thường nghĩ tới những cơn đau hay cứng khớp kéo dài. Không chỉ vậy, nếu không được tầm soát và điều trị sớm, căn bệnh này có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
Bạn đang đọc: Khô dịch khớp nên xử lý như thế nào?
1. Khô khớp và những ảnh hưởng của bệnh
Khô khớp là một bệnh lý điển hình của khớp, thường gặp ở những người sau tuổi 40.
1.1. Giải thích tình trạng khớp khô
Để cơ thể dễ dàng chuyển động, trong các khớp luôn có sụn bảo vệ cùng lớp dịch nhầy bôi trơn cùng chống sốc. Tuy nhiên khi lượng dịch này tiết ra ít đi hoặc biết mất, việc vận động của con người trở nên khó khăn hơn, không còn nhịp nhàng và linh hoạt như trước. Khi co, duỗi, vươn tay, bước đi… khớp phát ra những tiếng lạo xạo, lục cục cùng cơn đau nhức khó chịu. Đây chính là vấn đề khô khớp.
Tình trạng xương khớp này không hề hiếm gặp. Nó phổ biến ở người cao tuổi, dân văn phòng, người lao động nặng, người thừa cân, béo phì, có lối sống không lành mạnh hoặc có tiền sử bị chấn thương khớp.
Khô khớp là một bệnh lý điển hình của khớp, thường gặp ở những người sau tuổi 40
1.2. Khô dịch khớp có nguy hiểm không?
Trước hết, dịch khớp khô ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, đời sống, sinh hoạt của người bệnh. Mọi hoạt động đều bị hạn chế. Bệnh nếu không chữa kịp thời có thể dẫn tới những hệ quả nguy hiểm như:
– Biến dạng khớp, teo cơ: Teo các cơ quanh khớp, chân tay cong vẹo, người bệnh bước đi khập khiễng, cầm nắm khó khăn
– Liệt khớp: Là biến chứng nghiêm trọng nhất. Dịch khớp không đủ khiến khớp khô cứng, cuối cùng sẽ liệt suốt đời
– Tổn thương dây thần kinh tọa dẫn tới đau thắt lưng lâu năm, toàn thân nhức mỏi
2. Cơ chế và dấu hiệu của bệnh khô khớp
Dù đã biết khả năng đe dọa của khô khớp, nhưng làm thế nào chúng ta nhận biết được căn bệnh này?
2.1. Khô dịch khớp do đâu mà ra?
Tác nhân gây khô dịch trong khớp vô cùng đa dạng ở mọi lứa tuổi, đối tượng.
Tuổi tác
Tuổi càng cao, khả năng sinh dịch khớp của con người càng giảm. Từ tuổi trung niên về sau, khớp xương giảm dần lớp sụn bảo vệ gây nên sự cọ xát trực tiếp và khô khớp.
Tuổi càng cao, khả năng sinh dịch khớp của con người càng giảm
Công việc
Dân văn phòng thường xuyên ngồi làm việc liên tục 8-10h mỗi ngày, nhân viên nữ mang giày cao gót đứng trong thời gian dài, người thường xuyên mang vác nặng,… là những đối tượng dễ bị thoái hóa xương khớp nhanh hơn bình thường.
Lối sống thiếu khoa học
Việc ăn uống không đủ chất, nhiều thực phẩm xấu, hay sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích là nguyên nhân khiến xương lỏng lẻo, khô cứng. Ngoài ra, thói lười vận động cũng là nguyên nhân làm xương khớp yếu hơn, dễ tổn thương.
Tiền sử bệnh lý
Những người từng bị chấn thương như trật khớp, gãy xương… hay mắc các bệnh lý như gout, hoại tử xương, dị tật bẩm sinh sẽ có tỷ lệ khớp khô, biến dạng khá cao.
Tìm hiểu thêm: Chữa đau đầu gối khi mang thai
Dân văn phòng thường xuyên ngồi làm việc liên tục 8-10h mỗi ngày dễ bị thoái hóa xương khớp
Ngoài những nguyên do trên, thừa cân, béo bì hay tác dụng phụ của thuốc cũng sẽ khiến khớp đối mặt với nguy cơ khô cứng.
2.2. Biểu hiện của khớp bị khô dịch
Nếu bạn có những dấu hiệu sau, hãy đi khám bởi nguy cơ khô dịch khớp là khá lớn:
– Đau khớp thường xuyên
– Cảm nhận khớp ấm nóng hơn so với bình thường
– Cơ thể nhức mỏi, râm ran
– Vận động khó khăn
– Tiếng lục cục, lạo xạo phát ra khi di chuyển, cử động
Đau khớp thường xuyên là biểu hiện điển hình của khô khớp
3. Người bị khô dịch khớp cần điều trị thế nào?
3.1. Chẩn đoán và điều trị bệnh
Được sàng lọc và xử lý sớm, tỷ lệ điều trị thành công khô khớp sẽ khả quan hơn. Khi tới cơ sở y tế thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng các kỹ thuật sau nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh:
– Chụp X – quang: Dùng tia X tái tạo hình ảnh khớp nhằm kiểm tra mức độ xói mòn, lão hóa của khớp, đo lường khoảng cách các khớp. Tuy nhiên kỹ thuật này chỉ đem lại kết quả tổng quát.
– Chụp cộng hưởng từ MRI: Giúp bác sĩ quan sát mức độ viêm khớp và lượng dịch khớp hiện có.
– Xét nghiệm: Xét nghiệm máu, nước tiểu giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn, hỗ trợ trong quá trình điều trị
Sau khi có kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Các phương pháp thường dùng có thể là tiêm dịch khớp, dùng thuốc giảm đau, thuốc phục hồi khớp, vật lý trị liệu được kết hợp hoàn hảo với nhau. Kèm theo đó, bệnh nhân cần chú ý dinh dưỡng, có kế hoạch vận động và thay đổi thói quen sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Chữa đau lưng dưới như thế nào tốt nhất
Bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng các kỹ thuật sau nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh
3.2. Lưu ý trong chữa trị khô khớp
Nhằm đảm bảo quá trình chữa bệnh được thành công và an toàn, bệnh nhân khô khớp cần chú ý một số vấn đề quan trọng.
Không lạm dụng thuốc giảm đau
Nếu chỉ muốn bớt cơn đau mà sử dụng quá liều thuốc chống viêm, giảm đau, bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng tiêu hóa, dạ dày, gan, thận, tim mạch, tăng nguy cơ loãng xương…
Tuân thủ và tái khám
Dù bệnh đã có tiến triển và được xuất viện, người bệnh vẫn nên chú ý tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định bác sĩ. Đồng thời, người bệnh cần tái khám định kỳ để được kiểm tra và hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.