Khó ngủ đau đầu kéo dài tăng nguy cơ đột quỵ

Thường xuyên căng thẳng, khó ngủ đau đầu, sẽ làm suy giảm lưu lượng máu lên não, tăng nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máu não). Điều này không chỉ gặp người lớn tuổi mà ngày càng nhiều người trẻ than phiền về chứng khó ngủ đau đầu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy đột quỵ gia tăng ở giới trẻ hiện nay.

Bạn đang đọc: Khó ngủ đau đầu kéo dài tăng nguy cơ đột quỵ

1. Khó ngủ đau đầu tăng nguy cơ đột quỵ ở giới trẻ

1.1 Lý giải cơ chế khó ngủ đau đầu gây đột quỵ não

Theo thống kê của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ thì cứ 40 giây lại có 1 người bị đột quỵ. Ước tính cứ sau khoảng 3 phút lại có thêm một người tử vong vì đột quỵ (hay còn gọi là bệnh tai biến mạch máu não).

Tại Việt Nam, ước tính trung bình mỗi năm có khoảng 2% người trẻ bị đột quỵ, trong đó nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 4 lần nữ giới. Đột quỵ ngày càng gia tăng ở giới trẻ. Theo thống kê của Tô chức Đột quỵ Mỹ thì lượng bệnh nhân đột quỵ ở độ tuổi còn trẻ tăng hơn 44% trong 10 năm gần đây, theo đó có khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ mỗi năm trong độ tuổi từ 18 đến 50 tuổi.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực Nội thần kinh thì yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ ở người trẻ thường bắt nguồn từ lối sống thiếu khoa học, cơ thể bị stress kéo dài, khó ngủ đau đầu thường xuyên,…

Sở dĩ đau đầu thường xuyên và mất ngủ liên tục gây đột quỵ não là do khi bị đau đầu, mất ngủ, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra nhiều gốc tự do làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu, lâu dần làm xuất hiện các mảng xơ vữa và cục huyết khối, khiến lòng mạch bị thu hẹp và cản trở lưu thông máu lên não. Tình trạng này kéo dài càng lâu sẽ khiến các tế bào não không được cung cấp oxy và dưỡng chất sẽ suy yếu hoặc chết đi (các tế bào não khi bị tổn thương sẽ không thể phục hồi) và dẫn đến đột quỵ.

Trước cuộc sống hối hả như hiện nay, người trẻ phải chịu nhiều áp lực từ mọi phía, nếu không biết cân bằng cuộc sống sẽ rất dễ bị thiếu ngủ đau đầu và kéo theo hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm.

Khó ngủ đau đầu kéo dài tăng nguy cơ đột quỵ

Cơ chế gây đột quỵ (tai biến mạch máu não).

1.2 Nguyên nhân gây khó ngủ đau đầu ở người trẻ tuổi

Nếu như tình trạng khó ngủ đau đầu diễn ra ở người già là do sự lão hóa của não bộ theo tuổi tác thì ở người trẻ nguyên nhân khó ngủ, đau đầu chủ yếu do lối sống không lành mạch, dị dạng bẩm sinh (như dị dạng mạch máu não) hay các bệnh lý sẵn có về thần kinh (như u não, u màng não, u máu thể hang, ….)

Theo một nghiên cứu tiến hành trên 2.125 bệnh nhân bị đột quỵ ở nhóm tuổi 18-55 tuổi cho thấy tỷ lệ số ca đột quỵ ở người trẻ do các nguyên nhân sau và chiếm tỷ lệ như dưới đây:

– Lười vận động chiếm tới 59,7%

– Tăng huyết áp chiếm 27,1%

– Lạm dụng bia, rượu chiếm 17,5%

– Hút thuốc lá chiếm 12,8%

Theo một nghiên cứu khác đã ghi nhận, tình trạng đau đầu mất ngủ làm tăng nguy cơ cấp cứu về đột quỵ lên đến khoảng 54%. Đặc biệt, nguy cơ đột quỵ tăng gấp 8 lần khi người trẻ độ tuổi từ 18-34 bị mất ngủ kéo dài.

Các chuyên gia Nội thần kinh cũng cho biết, nếu người trẻ phát hiện sớm tình trạng thiếu máu não và có biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả thì nguy cơ phục hồi các tế bào thần kinh sẽ tốt hơn người cao tuổi. Do đó, người trẻ tuyệt đối không nên chủ quan trước tín hiệu cảnh báo đột quỵ não.

Tìm hiểu thêm: Bị mất ngủ thường xuyên cảnh báo bệnh lý gì?

Khó ngủ đau đầu kéo dài tăng nguy cơ đột quỵ

Đau đầu, mất ngủ kéo dài tăng nguy cơ gây đột quỵ.

2. Dấu hiệu đột quỵ não ở người trẻ

Nhiều người trẻ bị đột quỵ nhưng không có dấu hiệu cảnh báo. Các triệu chứng đột quỵ thường đến ngay lập tức sau vài phút hoặc sau vài giờ với cá triệu chứng đột ngột và rầm rộ như sau:

– Đột ngột có cảm giác tê hoặc yếu liệt ở mặt, tay hoặc chân. Triệu chứng này thường xảy ra ở một bên của cơ thể hay còn gọi là nửa người.

– Đột nhiên không nói được hoặc giọng nói bị méo, người bệnh nói nhảm.

– Thị lực giảm hoặc mất thị lực đột ngột ở một bên mắt.

– Đau đầu dữ dội

– Chóng mặt, dễ té ngã,…

Khi có biểu hiện này hãy đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất có cấp cứu bệnh nhân đột quỵ càng sớm càng tốt. Lưu ý khi vận chuyển người bệnh cần vận chuyển an toàn (nên để người bệnh nằm trên một mặt phẳng không nên để ngồi hay bế xốc) và vận chuyển nhanh nhất đến cơ sở y tế, để không bỏ lỡ giờ vàng “cứu não” bệnh nhân.

Khó ngủ đau đầu kéo dài tăng nguy cơ đột quỵ

>>>>>Xem thêm: Tại sao đau nửa đầu bên trái? Có nguy hiểm không?

Các triệu chứng đột quỵ thường đến ngay lập tức sau vài phút hoặc sau vài giờ với cá triệu chứng đột ngột và rầm rộ.

3. Lời khuyên từ chuyên gia

Đột quỵ phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh rất nhiều. Vì vậy, ngay khi có các dấu hiệu cảnh báo hoặc các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ nên đi khám bác sĩ và cần tìm cách điều chỉnh, thay đổi, điều trị, kiểm soát ngay để ngăn ngừa biến chứng đột quỵ xảy ra.

Các chuyên gia khuyến cáo:

– Giới trẻ nên xây dựng và duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ hàng năm để tầm soát các yếu tố nguy cơ. Đặc biệt hiện nay gói khám tầm soát nguy cơ đột quỵ được thiết kế và xây dựng bởi các chuyên gia sẽ giúp phát hiện sớm những nguy cơ dẫn đến bị đột quỵ, trong đó có khó ngủ, đau đầu kéo dài. Nếu có vấn đề, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị sớm, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm chẳng hạn như: dư cân béo phì, tăng huyết áp, các bệnh lý rối loạn chuyển hóa,…

– Từ bỏ các thói quen không tốt cho cơ thể như: hút thuốc lá, uống rượu, thức khuya, tắm đêm,….

– Ăn uống khoa học, giải trí lành mạnh.

– Tăng cường vận động

– Uống đủ nước mỗi ngày

– Đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc,…

Người hay xuất hiện cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) tuyệt đối không được chủ quan, bởi có khoảng 1/3 các ca đột quỵ xuất hiện khi có một  hoặc nhiều cơn đột quỵ nhẹ TIA. Thiếu máu não thoáng qua là tình trạng mạch máu cung cấp lên não tạm thời bị gián đoạn trong một thời gian ngắn (thoáng qua). Các dấu hiệu như: mất thị lực đột ngột, yếu một cánh tay hoặc yếu một chân diễn ra trong một thời gian ngắn và không để lại hậu quả gì, khả năng vận động sẽ sớm trở lại. Chính điều này khiến nhiều người chủ quan và bỏ qua, tuy nhiên đây lại là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh đột quỵ não. Người trẻ bị đột quỵ có thể không có triệu chứng gì, tuy nhiên đa phần là do các nguyên nhân gây đột quỵ đã tích tụ lâu ngày chờ đến thời điểm để bùng phát hoặc do gặp vấn đề bẩm sinh (như dị dạng mạch máu não gây phình mạch não, u máu thể hang,…) mà người bệnh không biết, đến khi khối phình mạch não vỡ ra gây nguy hiểm đến tính mạng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *