Mang thai là một hành trình đầy gian nan đối với mỗi chị em do phải đối mặt với đủ mọi biểu hiện bất thường diễn ra trong cơ thể khiến chị em cảm thấy lo lắng. Khó thở khi mang bầu cũng là biểu hiện khiến chị em hoang mang vì có thể gây hại cho mẹ và thai nhi. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng khó thở khi mang thai ở bài viết dưới đây để giải đáp những băn khoăn của mẹ bầu về vấn đề này nhé!
Bạn đang đọc: Khó thở khi mang thai
1. Nguyên nhân khó thở khi mang thai?
Có rất nhiều lý do khiến cho các bà bầu khó thở khi mang thai tháng đầu và những tháng tiếp theo trong quá trình thai sản. Đôi khi vì những thói quen đơn giản như mặc quần áo chật chội hoặc khi mẹ cố chống lại cơn buồn ngủ đang kéo đến cũng có thể là nguyên nhân gây ra cảm giác khó thở.
Tuy nhiên, thông thường khi mang thai người mẹ cần nhiều ôxy hơn nên động thái thở nhanh là một trong những cách để lấy ôxy vào cơ thể. Khi hormon progesterone tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, kích thích trung tâm điều khiển hô hấp trên não. Kết quả, nhịp thở trở nên khó khăn và gấp gáp hơn. Điều này tương tự cảm giác một người sau khi lao động nặng nhọc hoặc vừa chạy gắng sức khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu hay khó thở khi mang thai 3 tháng đầu.
Tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 7, 8, 9 hoàn toàn có thể xảy ra
Các mẹ bầu thường gặp phải tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 5 trở đi. Đặc biệt là vào cuối giai đoạn thai kỳ do thai nhi phát triển to, gây áp lực lên cơ hoành (cơ nằm phía dưới phổi) nên người mẹ có thể cảm thấy những nhịp thở khó khăn, ngắn như đang trong quá trình chuyển dạ, đặc biệt là khi mang song thai hoặc đa thai.
2. Cảm giác khó thở khi mang thai sẽ kéo dài trong bao lâu?
Thông thường, cảm giác khó thở khi mang thai 3 tháng đầu tiên sẽ xuất hiện và tiếp diễn ở các tháng thai kỳ tiếp theo, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu mang thai lần đầu tiên, em bé có thể chúc xuống khung xương chậu từ khoảng 36 tuần. Đây lý do khiến khó thở khi mang thai tháng thứ 8 được giảm bớt. Ngược lại, nếu đã từng mang thai trước đây, thai nhi sẽ không chúc xuống ngay từ tuần này cho đến cuối thai kỳ. Vì vậy tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 9 có thể vẫn diễn ra khiến chị em cảm thấy khó chịu.
Cảm giác khó thở khi mang bầu ở 3 tháng đầu và tiếp diễn ở những tháng sau đó
Sau khi sinh, nồng độ hormone progesterone giảm mạnh, đồng thời áp lực lên cơ hoành và tử cung biến mất giúp bạn có thể thở lại bình thường. Tuy nhiên, có thể phải mất một vài tháng để những thay đổi ở lồng ngực và hệ thống hô hấp trở lại bình thường như trước khi mang thai. Vì thế tình trạng khó thở khi mang thai sẽ bị biến mất sau khi em bé được ít nhất 1 – 2 tháng tuổi.
3. Cách xử trí khi gặp hiện tượng khó thở khi mang thai
Hiện tượng khó thở khi mang bầu không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nó gây ra những sự khó chịu nhất định cho thai phụ. Vậy làm thế nào để giải quyết những “nỗi khổ” khó thở khi mang thai cho mẹ bầu?
Cố gắng uống nước, hít thở sâu để thích nghi với những cơn khó thở bình thường
Nếu do nguyên nhân đơn thuần là quần áo chật, buồn ngủ, thấy mùi khó chịu thì rất đơn giản, chị em chỉ cần thay đổi thói quen là có thể cải thiện cảm giác này. Tuy nhiên, nếu là khó thở đột xuất thì thai phụ cần lập tức nghỉ ngay, ngồi sao cho giữ cho vùng lưng được thẳng để phổi có khoảng không dễ dàng khi tiếp nhận ôxy hoặc đứng tại chỗ cũng nên giữ vùng lưng được thẳng. Cong người lại sẽ khiến bạn khó thở hơn.
Nếu đang ngủ mà thấy khó thở, thai phụ có thể kê vài chiếc gối nhỏ ở phần thân trên để tránh áp lực của thai nhi chèn lên phổi.
Tìm hiểu thêm: Giúp bạn hiểu rõ về tầm soát ung thư cổ tử cung Pap smear
Thai nhi cũng sẽ nhận được nhiều oxy hơn trong khi bạn luyện tập để kiểm soát nhịp thở của mình
Nếu bạn vẫn có thời gian để đi lại, hãy thử một số tập thể dục nhẹ nhàng để kiểm soát tốt hơn nhịp thở của mình. Tuy nhiên, không nên quá gắng sức vì sẽ gây tác dụng ngược, khiến bạn cảm thấy khó thở nhiều hơn, thậm chí gây nguy hiểm.
>> Tìm hiểu: Tư thế nằm và ngồi đúng cách trong 3 tháng đầu mang thai
4. Khi nào cần khám bác sĩ với hiện tượng khó thở khi mang thai
Như đã nói ở trên, tình trạng khó thở và thở gấp khi mang thai không gây hại cho cả mẹ và thai nhi nếu diễn ra và nhanh chóng biến mất.
Tuy nhiên nếu khó thở kèm theo các triệu chứng khác như: mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt… thì rất có thể cảnh báo nguy cơ huyết áp thấp ở mẹ bầu. Hoặc đối với những người có tiền sử mắc các bệnh như: hen suyễn, tăng huyết áp,… thì đây là hiện tượng bệnh lý có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Như vậy nếu mẹ bầu cảm thấy khó thở khi mang thai và kèm theo một vài triệu chứng đã nói ở trên thì nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và kiểm tra.
Mẹ bầu bị huyết áp thấp và có tiền sử bị hen suyễn thì nên cẩn trọng với các triệu chứng khó thở khi mang thai
Mang thai là một hành trình dài đòi hỏi mẹ bầu không những phải kiên trì mà còn phải tích lũy những kiến thức thai sản cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe của mình và sự phát triển của con yêu trong suốt thời kỳ thai sản.
Nhận thức được điều này, ngay từ những tháng thai kỳ đầu tiên, các chị em đã lựa chọn phương pháp đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói để thường xuyên thăm khám và kiểm tra sức khỏe trước sinh với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân ngứa mẩn đỏ tuyến vú chị em cần biết
Đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói để theo dõi tình hình sức khỏe của mẹ và sự phát triển của con yêu trong suốt quá trình thai sản
Bên cạnh đó đồng hành cùng mẹ trang bị những hành trang kiến thức khoa học, chính xác và hiệu quả là các lớp học tiền sản miễn phí giúp mẹ bầu xóa tan đi nỗi lo âu về những sự thay đổi bất thường trong cơ thể mình khi mang thai. Đồng thời tại các lớp tiền sản này mẹ được tư vấn chế độ dinh dưỡng, phương pháp vận động phù hợp để mang lại cảm giác khỏe mạnh và thư giãn nhất cho mẹ trong suốt quá trình mang thai và sinh con.
Trên đây là thông tin về vẫn đề “Khó thở khi mang thai“. Nếu còn lo lắng hay băn khoăn về hiện tượng này khi mang thai thì bạn có thể liên hệ trực tiếp tới bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được giải đáp và hỗ trợ miễn phí.
Xem thêm
>> Trầm cảm khi mang thai – nỗi lo của các mẹ bầu
> Mang thai 3 tháng đầu có được tự sướng
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.