Đa nhân tuyến giáp là một bệnh lý thường thấy của tuyến giáp. Đây là bệnh lành tính nên nhiều người chủ quan, không điều trị. Tuy nhiên nếu để bệnh kéo dài, chúng sẽ làm bướu to và gây ra các biến chứng nguy hiểm với sức khỏe.
Bạn đang đọc: Khó thở, nuốt nghẹn: Dấu hiệu cảnh báo mắc đa nhân tuyến giáp
1. Đa nhân tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp nằm ở trước cổ, có hình cánh bướm. Đây là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong của cơ thể, có chức năng sản xuất ra hormone thúc đẩy hoạt động của tế bào.
Đa nhân tuyến giáp là tình trạng bên trong tuyến giáp xuất hiện các nhân (3 – 4 nhân) kèm theo triệu chứng vùng cổ bị to. Một số trường hợp có thể làm giảm hoặc tăng chức năng tuyến giáp khiến người bệnh bị các triệu chứng cường giáp hoặc suy giáp. Bệnh thường gặp ở phụ nữ từ độ tuổi 35 – 50 tuổi. Đa số các trường hợp mắc bệnh về tuyến giáp đều lành tính, không có khả năng tiến triển thành ung thư.
Tuyến giáp xuất hiện các nhân kèm theo triệu chứng vùng cổ bị to
Hiện nay, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh tuyến giáp đa nhân và bệnh tuyến giáp nói chung thường gặp nhiều hơn ở nam giới. Chỉ định điều trị bệnh lý này còn phụ thuộc vào bước có gây hiện tượng cường giáp không, kích thước bướu, bướu ác tính hay không. Phần lớn trường hợp, người bệnh mắc tình trạng này không cần điều trị nhưng phải thăm khám định kỳ bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Các nghiên cứu hiện nay vẫn chưa xác định được rõ ràng nguyên nhân gây nên tình trạng tuyến giáp đa nhân. Các yếu tố dưới đây có thể làm tăng hoặc kích hoạt sự phát triển bệnh, cụ thể:
2.1. Yếu tố trực tiếp gây đa nhân tuyến giáp
– Các tế bào nang bình thường có sự không đồng nhất về chức năng, có thể do di truyền gây nên.
– Giới tính là một yếu tố quan trọng gây bệnh. Theo thống kê, tỉ lệ nữ bị tuyến giáp cao hơn nam giới. Tỷ lệ mắc bệnh ở người trẻ tuổi thấp hơn so với người cao tuổi.
– Những bất thường về cấu trúc và chức năng bị rối loạn ở những bướu đang trưởng thành.
2.2. Yếu tố gián tiếp gây đa nhân tuyến giáp
– Tăng giá trị TSH: Do thiếu các chất hoạt tuyến giáp tự nhiên hoặc thiếu iốt. Nồng độ TSH tăng thì người bệnh sẽ mắc suy giáp.
– Hút thuốc, căng thẳng, sử dụng một số thuốc điều trị nhất định.
– Yếu tố di truyền: Nếu người thân trong gia đình đã từng mắc các bệnh về tuyến giáp thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn người khác.
– Môi trường sống: Những người đã từng xạ trị hoặc tiếp xúc với tia phóng xạ thì nguy cơ bị bệnh cao hơn.
3. Dấu hiệu tuyến giáp đa nhân
Đa số các trường hợp tuyến giáp đa nhân lành tính thường có kích thước nhỏ, phát triển chậm nên không có dấu hiệu rõ ràng. Nếu để lâu dài, các nhân phát triển nhanh, kích thước lớn. Lúc này, người bệnh sẽ sờ thấy hoặc quan sát cổ mình to hơn bình thường. Khi các nhân đã to gây chèn ép các cơ quan, biểu hiện rõ ràng như:
– Nuốt khó: do nhân to chèn ép vào thực quản.
– Khó thở: do nhân chèn ép vào khí quản.
– Người bệnh có thể bị khàn tiếng, ho kéo dài.
– Một số bệnh nhân có thể đau vùng cổ.
Tìm hiểu thêm: Người xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn không?
Nhân tuyến giáp to chèn ép vào thực quản gây nuốt khó
Cũng có một số ít trường hợp nhân tuyến giáp to tiết nhiều hormone gây ra các dấu hiệu như:
– Hồi hộp, tim đập nhanh
– Sút cân trong thời gian ngắn
– Đổ mồ hôi nhiều, run tay.
– Luôn cảm thấy khó chịu, dễ cáu gắt, bức bối.
4. Các biến chứng với sức khỏe
Tình trạng này phần lớn là lành tính, vì vậy người bệnh không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, người mắc bệnh cũng không nên chủ quan vì một số biến chứng có thể gây hại tới sức khỏe. Cụ thể:
– Khó thở, khó nuốt: Các nhân lớn sẽ gây chèn ép, cản trở việc ăn uống, dễ bị nghẹn, mắc thức ăn.
– Cường giáp: Gây giảm cân, yếu cơ, dễ kích động.
– Gây vướng víu ở cổ, khiến người bệnh cảm thấy tự ti khi giao tiếp vì yếu tố thẩm mỹ.
– Các nhân to có thể chèn ép lên tĩnh mạch chủ gây phù cổ, phù mặt, lồng ngực bị căng phồng.
5. Bị đa nhân tuyến giáp có nên phẫu thuật không?
Siêu âm, xét nghiệm tế bào, xem định lượng TSH sẽ giúp thầy thuốc đưa ra quyết định điều trị cho bệnh nhân. Hiệp hội tuyến giáp của Mỹ khuyến cáo, mổ tuyến giáp được chỉ định khi:
– Sau xét nghiệm tế bào các nhân tuyến giáp có kết quả là ung thư hoặc nghi ngờ bị ung thư hóa tuyến giáp cao.
– Nang giáp kích thước >4cm và tái phát >3 lần chọc hút, chảy máu thì sẽ được chỉ định mổ để bóc nang đi.
– Bướu nhân giáp lành tính kích thước > 4cm thì cần phải phẫu thuật.
– Nhân giáp lớn làm cho bệnh nhân khó thở, khó nuốt cũng sẽ được chỉ định.
– Bướu giáp chìm, có dấu hiệu của cường chức năng tuyến giáp.
– Vùng cổ phình to, ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp.
– Người bị suy giáp sau mổ sẽ phải dùng thuốc bổ sung hormone tuyến giáp suốt đời.
>>>>>Xem thêm: Niêm mạc mũi bị chảy máu do đâu?
Người bệnh nên đi thăm khám để sớm phát hiện bệnh nguy hiểm
6. Điều trị tình trạng đa nhân tuyến giáp hiệu quả
Hầu hết các nhân tuyến giáp đều lành tính, chưa cần điều trị bằng thuốc nhưng bệnh nhân phải đi khám định kỳ. Các bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường sẽ đưa ra chẩn đoán để theo dõi, sớm phát hiện bệnh nguy hiểm. Nếu bướu giáp đa nhân độc, chèn ép khí quản, thực quản, thanh quản, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị an toàn cho bệnh nhân.
Các phương pháp điều trị bệnh tuyến giáp đa nhân gồm:
– Phương pháp i-ốt phóng xạ: Biện pháp này sẽ phá hủy một phần tuyến giáp, giúp các nhân tuyến giáp thu nhỏ. Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định uống 1 ly nước chứa liều lượng i-ốt, các tế bào tuyến giáp sẽ hấp thụ liều lượng này và bị phá hủy. Hormone của tuyến giáp sẽ trở lại bình thường nhưng cũng nhiều bệnh nhân bị suy giáp, cần tiếp tục điều trị với thuốc hormone.
– Phương pháp dùng thuốc kháng giáp: Người bệnh phải dùng lâu dài, các tác dụng phụ xảy ra như viêm mạch, giảm bạch cầu hạt, nhiễm độc gan…
– Phương pháp phẫu thuật: Tùy vào nhân độc hay lành, kích thước, số nhân giáp, có ung thư không…mà bác sĩ sẽ có chỉ định mổ một phần hay toàn bộ tuyến giáp. Nếu phát hiện nhân giáp ung thư thì phương pháp phẫu thuật cần ưu tiên áp dụng. Nếu tuyến giáp bị cắt bỏ hoàn toàn thì người bệnh cần dùng thuốc thay thế hormone tuyến giáp cả đời.
Tùy từng người bệnh mà bác sĩ có biện pháp điều trị phù hợp, thậm chí kết hợp cả 3 phương pháp trên.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.