Khoảng cách giữa 2 lần nội soi dạ dày tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và vấn đề dạ dày của bạn. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hợp lý về tần suất nội soi.
Bạn đang đọc: Khoảng cách giữa 2 lần nội soi dạ dày bao lâu là lý tưởng?
Nội soi dạ dày là thủ thuật dùng công nghệ, máy móc hiện đại để khám, chẩn đoán, điều trị bệnh, thậm chí có thể tầm soát ung thư. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách đưa một ống mềm có gắn camera nhỏ ở đầu, luồn qua thực quản xuống dạ dày để ghi lại hình ảnh tại đây.
Khách hàng được khám trước khi nội soi dạ dày.
1. Nội soi dạ dày thường xuyên – Có nên hay không?
Quá trình nội soi dạ dày diễn ra khá nhanh. Với sự hỗ trợ của thuốc gây mê, bệnh nhân được giảm bớt sự đau đớn khi làm nội soi. Thủ thuật này có ưu điểm nhanh, an toàn, tiết kiệm thời gian và kết quả chính xác.
Dù có khá nhiều ưu điểm, tuy nhiên, bệnh nhân không nên lạm dụng việc nội soi vì nó có thể mang đến những rủi ro nhất định. Việc nội soi dạ dày không nên được thực hiện quá thường xuyên vì các lý do sau:
1.1. Tốn kém chi phí
Nội soi dạ dày là thủ thuật khá cầu kỳ, cần đến sự hỗ trợ của máy móc nên chi phí không rẻ. Nếu làm nội soi dạ dày không đau, chi phí sẽ cao hơn vì cần dùng đến thuốc gây mê. Bởi vậy để tránh lãng phí tiền bạc, bạn không nên nội soi quá nhiều lần khi không thực sự cần thiết.
1.2. Rủi ro khi thực hiện
Việc nội soi dùng một chiếc ống mềm luồn từ đường mũi hoặc đường miệng vào trong cơ thể, do vậy có thể gây ra một số tình huống xấu như: tổn thương mũi, họng hay nguy hiểm hơn là thủng dạ dày. Mặc dù xác suất của những rủi ro này rất thấp và còn phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ, tuy nhiên vẫn nên cẩn trọng nếu bạn vẫn chưa đến lịch hẹn định kỳ của bác sĩ.
Người bệnh có thể bị chảy máu mũi, đau mũi, đau họng. Một số tác dụng phụ khác như: buồn nôn, khó nuốt, trào ngược dạ dày…
1.3. Thuốc mê có thể gây hại cho cơ thể
Đối với nội soi dạ dày không đau, bạn sẽ được tiêm thuốc gây mê để tránh tình trạng buồn nôn và đau đớn. Nhưng sử dụng thuốc gây mê quá thường xuyên cũng gây hại cho cơ thể, ví dụ như: suy hô hấp, tụt huyết áp, rối loạn huyết áp, rối loạn nhịp tim… Tuy nhiên, nếu sử dụng với tần suất ít thì hầu như không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Ngược lại, thuốc gây mê còn làm giảm cảm giác khó chịu, hỗ trợ quy trình nội soi diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ hơn.
Nhìn chung, nội soi dạ dày là thủ thuật khá an toàn. Sau khi thực hiện, người bệnh có thể thấy cảm giác buồn nôn, choáng, hơi đau nhưng hoàn toàn có thể yên tâm vì các triệu chứng này sẽ tự biến mất nhanh chóng.
Tìm hiểu thêm: Chụp CT phổi cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện
Bệnh nhân được nằm nghiêng để đưa ống nội soi qua đường mũi hoặc đường miệng.
2. Khoảng cách giữa 2 lần nội soi dạ dày lý tưởng nhất là bao lâu?
Không có quy định chung về khoảng cách giữa 2 lần nội soi dạ dày. Tuần suất thực hiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh… Bác sĩ sẽ xem xét, cân nhắc và đưa ra quyết định có nên nội soi hay không. Lưu ý việc nội soi dạ dày chỉ nên thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ.
Về cơ bản, có thể tham khảo tần suất nội soi sau đây:
– Người bị đau dạ dày nhẹ, không bị loạn sản dạ dày trong lần nội soi thứ nhất thì không cần thực hiện lần hai.
– Người bị đau dạ dày mãn tính, nhiễm vi khuẩn HP, không có loạn sản dạ dày hay các bất thường khác: có thể nội soi 3 lần / năm.
– Người bị barrett thực quản, bị loạn sản dạ dày: bác sĩ có thể sẽ chỉ định nội soi 1 năm / lần để tiện theo dõi.
– Bệnh nhân có loạn sản dạ dày, bị tổn thương nghiêm trọng thì nên nội soi dạ dày 3 – 6 tháng / lần.
– Bệnh nhân bị xuất hiện dạ dày thường sẽ phải nội soi vài lần một ngày để kịp thời phát hiện những biến chứng và thay đổi nguy hiểm.
Ngoài ra, những người mắc bệnh về dạ dày (nôn hoặc hay buồn nôn, thường xuyên ợ chua, đau thượng vị…) cũng thường được chỉ định nội soi khoảng 6 tháng / lần cho đến khi bệnh giảm hoàn toàn.
Để biết rõ nhất bệnh tình và khoảng cách làm nội soi dạ dày, bệnh nhân cần nghe tư vấn của bác sĩ để có kết quả chính xác nhất.
>>>>>Xem thêm: Chụp cắt lớp có ảnh hưởng gì không? Những lưu ý khi chụp cắt lớp
Bác sĩ đọc kết quả cho khách hàng sau khi nội soi.
3. Khi nào cần đến nôi soi?
Nội soi dạ dày được thực hiện khi khách hàng có nhu cầu làm tầm soát ung thư. Ngoài ra, nếu thuộc các trường hợp sau đây, bạn cũng nên chủ động xin ý kiến nội soi dạ dày từ bác sĩ:
– Có nhiều triệu chứng bất thường: đau thượng vị, ợ chua nhiều, phân đen, hay có giảm giác buồn nôn hoặc nôn.
– Người sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá) thường xuyên.
– Tiền sử gia đình có mắc bệnh về dạ dày.
Như vậy, xét cả về mặt sức khỏe và kinh tế, bệnh nhân nên thực hiện nội soi dạ dày theo chỉ định của bác sĩ. Khoảng cách giữa 2 lần nội soi dạ dày cũng nên có sự tư vấn kỹ càng của người có chuyên môn.