“Khối u tuyến yên có nguy hiểm không?” là thắc mắc của nhiều người vì đây là một trong những loại u trong sọ phổ biến. Hầu hết các khối u tuyến yên là lành tính, nhưng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Bạn đang đọc: Khối u tuyến yên có nguy hiểm không và cách điều trị
1. U tuyến yên
U tuyến yên đứng thứ tư trong các loại loại u nội sọ phổ biến, chỉ sau u thần kinh đệm, u màng não, u bào sợi thần kinh. Khối u là sự hình thành, phát triển bất thường bên trong tuyến yên. Một số khối u sẽ khiến tuyến yên sản xuất ra quá nhiều hormone hoặc sản sinh quá ít hormone có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến cơ thể.
Những người từ 30 – 40 tuổi là nhóm đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh u tuyến yên cao hơn.
Khối u ở tuyến yên ở giai đoạn sớm rất khó để nhận biết triệu chứng rõ ràng. Nhiều trường hợp bệnh u tuyến yên chỉ được phát hiện trong lúc kiểm tra sức khỏe, thăm khám các bệnh lý vùng đầu. Ước tính có khoảng 25% người bị u tuyến yên nhỏ mà không biết.
2. Khối u tuyến yên có phải tình trạng nguy hiểm không?
Đa phần các khối u tuyến yên đều là lành tính (không phải ung thư), phát triển với tốc độ chậm. Tuy nhiên nếu không được chữa trị đúng cách, kịp thời, một vài loại u tuyến yên có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nặng nề. Một số biến chứng người bệnh mắc u tuyến yên có thể gặp phải như:
2.1 Apoplexy tuyến yên là hệ lụy hiếm gặp
Khối u tuyến yên phát triển kích thước quá nhanh sẽ khiến tuyến yên bị tổn thương. Lúc này, khối u có thể ngăn cản quá trình cung cấp máu cho tuyến yên hoặc gây ra tình trạng chảy máu vào tuyến yên. Người bệnh có nguy cơ biến chứng apolexy tuyến yên khi có khối u tuyến yên có kích thước lớn.
2.2 Khối u tuyến yên có nguy hiểm không? Bệnh gây suy tuyến yên
Suy tuyến yên là tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Người bệnh mắc u tuyến khi khi phát hiện các dấu hiệu như: đau đầu dữ dội, nhìn mờ, buồn nôn, nôn, liệt cơ mặt, khó mở mắt, mất thị lực ngoại vi hoặc toàn bộ, suy thận cấp… cần đến trung tâm y tế để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.
2.4 Khối u tuyến yên có nguy hiểm không? Người bệnh bị co giật
Co giật có thể xảy ra khi khối u tuyến yên đè lên thùy thái dương giữa. Người bệnh bị co giật có thể mất nhận thức hoặc thay đổi nhận thức sau đó. Trong cơn co giật, bệnh nhân cũng có thể vẫn tỉnh táo nhưng thường rơi vào trạng thái không phản ứng với môi trường xung quanh.
Tìm hiểu thêm: Suy tuyến giáp là gì: Những thông tin cần biết
Khối u tuyến yên có nguy hiểm không – bệnh gây co giật.
2.4 Nồng độ hormone thấp vĩnh viễn
Ảnh hưởng từ khối u tuyến yên có thể làm thay đổi nguồn cung cấp hormone vĩnh viễn. Người bệnh buộc phải sử dụng liệu pháp thay thế hormone trong suốt phần đời còn lại.
3. Điều trị u tuyến yên như thế nào?
Thông qua thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm đánh giá tình trạng khối u như: xét nghiệm máu, nước tiểu; chụp cộng hưởng từ MRI, kiểm tra thị lực… bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị u tuyến yên phù hợp.
3.1 Phẫu thuật loại bỏ khối u
Phẫu thuật là phương án điều trị u tuyến yên phổ biến với tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần được tư vấn cụ thể với bác sĩ về những tác dụng phụ, biến chứng (nếu có) sau khi phẫu thuật. Điều này giúp người bệnh có được tâm lý an tâm trong thời gian hậu phẫu cũng như biết cách kiểm soát các vấn đề có thể gặp phải.
>>>>>Xem thêm: Bạn có đang bị mất cân bằng hormone?
95% trường hợp phẫu thuật cắt bỏ khối u tuyến yên được bác sĩ thực hiện bằng đường xuyên xương bướm.
2. Phương pháp xạ trị
Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia bức xạ để tiêu diệt tế bào khối u tuyến yên. Phác đồ thực hiện xạ trị sẽ đưa ra số lần điều trị cụ thể trong thời gian nhất định. Các nhóm tia bức xạ được sử dụng trong điều trị u tuyến yên bao gồm photon, proton hoặc tia gamma. Lựa chọn loại tia bức xạ nào để xạ trị phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe người bệnh và tình trạng khối u tuyến yên.
Trong một số trường hợp, xạ trị sẽ được áp dụng để loại bỏ phần khối u còn lại sau quá trình phẫu thuật.
Sau khi điều trị khối u tuyến yên bằng xạ trị, tuyến yên của người bệnh có thể mất dần khả năng sản xuất hormone. Với trường hợp này, người bệnh sẽ phải sử dụng liệu pháp thay thế horrmone để cải thiện chức năng tuyến yên.
3.3 Điều trị u tuyến yên bằng thuốc
Thuốc sử dụng trong điều trị u tuyến yên có thể dưới dạng uống hoặc truyền trực tiếp vào cơ thể. Liệu trình thuốc được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng nội tiết tố của người bệnh. Để việc điều trị đạt hiệu quả và hạn chế tối đa tác dụng phụ, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh cũng cần được đánh giá tình trạng u tuyến yên định kỳ nhằm đảm bảo đáp ứng thuốc tốt, có hiệu quả hoặc cần điều chỉnh phác đồ.
3.4 Liệu pháp thay thế hormone tuyến yên
Là giải pháp điều trị mang tính chất dài hạn, nhằm duy trì lượng hormone được sản xuất từ tuyến yên đạt mức ổn định. Người bệnh cũng sẽ được yêu cầu thực hiện xét nghiệm định kỳ để đảm bảo quá trình thay thế hormone được diễn ra hiệu quả nhất.
3.5 Theo dõi tích cực u tuyến yên
U tuyến yên không gây ra triệu chứng và lượng hormone bài tiết vẫn ở mức ổn định thường chưa cần điều trị mà sẽ được chỉ định theo dõi tích cực. Theo đó, người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường tại nhà nhưng sẽ được giám sát thông qua các xét nghiệm định kỳ như chụp MRI, chụp CT… Trong quá trình theo dõi tích cực, nếu bác sĩ phát hiện khối u tăng sinh kích thước và gây ra triệu chứng, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng các phương pháp khác.
Hy vọng các thông tin được cung cấp trong bài viết đã phần nào giúp bạn giải đáp thắc mắc “Khối u tuyến yên có nguy hiểm không?”. Mặc dù u tuyến yên phần lớn là lành tính nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh, bạn cần chủ động thăm khám với bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp, tránh biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.