Không tiêm uốn ván khi mang thai – Những điều cần biết

Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng và nghỉ ngơi, tiêm phòng khi đang mang thai cũng được các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên thực hiện đầy đủ. Trong đó, vắc xin uốn ván là mũi tiêm quan trọng sẽ được tiêm cho mẹ bầu từ tuần thai thứ 20 trở đi. Vậy không tiêm uốn ván khi mang thai có sao không? Nếu mẹ bầu nào có cùng thắc mắc hãy đọc hết bài viết sau.

Bạn đang đọc: Không tiêm uốn ván khi mang thai – Những điều cần biết

1. Không tiêm uốn ván khi mang thai có sao không? 

Clostridium tetani là tên của loại vi khuẩn gây ra bệnh uốn ván. Vi khuẩn này tồn tại và phát triển trong môi trường như cống rãnh, đất cát, phân gia súc, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng và có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua những vết thương hở trên da.

Đối với phụ nữ mang thai, tiêm uốn ván là cách để tạo ra kháng thể chống lại bệnh và bảo vệ cả mẹ và thai nhi khỏi nhiễm trùng uốn ván trong quá trình chuyển dạ, cắt rốn cho trẻ sơ sinh.

Không tiêm uốn ván khi mang thai – Những điều cần biết

Vắc xin uốn ván là mũi tiêm quan trọng mà mẹ bầu không thể bỏ qua

Vì thế, các bác sĩ sản khoa đều khuyên mẹ bầu cần tiêm chủng đúng và đủ lịch mũi tiêm uốn ván để có hành trình thai kì và sinh nở thuận lợi hơn. Với những mẹ còn đang băn khoăn không tiêm uốn ván khi mang thai có được không thì câu trả lời là không nên nhé. Lợi ích từ mũi tiêm uốn ván mang những kháng nguyên phòng bệnh còn truyền sang cho con thông qua nhau thai.

Khi trẻ còn quá nhỏ, chưa đủ tuổi tiêm chủng vắc xin uốn ván đơn lẻ hoặc vắc xin kết hợp có chứa thành phần phòng bệnh uốn ván, những kháng nguyên trong vắc xin uốn ván mẹ đã tiêm trong lúc mang thai sẽ bảo vệ con khỏi nguy cơ nhiễm bệnh.

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, quan trọng là chọn cơ sở y tế uy tín và đáng tin cậy để tiêm uốn ván.

2. Vắc xin uốn ván có gây hại cho sự phát triển của thai nhi?

Các bà bầu thường có lo ngại về việc tiêm ngừa uốn ván, lo rằng vắc xin này có thể gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, các mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm vì vắc xin ngừa uốn ván đã được chứng minh là an toàn cho thai nhi.

Các nghiên cứu đã được tiến hành để đánh giá tác động của vắc xin uốn ván đối với thai nhi và kết quả cho thấy không có bằng chứng cho thấy vắc xin gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Sau khi tiêm vắc xin, chúng sẽ kích thích hệ miễn dịch của người mẹ tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh. Những kháng thể này không thể xâm nhập qua dòng máu của mẹ và tổn thương thai nhi.

Ngược lại, những kháng nguyên uốn ván của mẹ bầu còn truyền sang cho con để bảo vệ con “tạm thời” trong những tháng đầu đời chưa đủ tuổi tiêm vắc xin.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, mẹ bầu nên chủ động hỏi bác sĩ về lịch tiêm và những lưu ý khi tiêm chủng. Bác sĩ sẽ cung cấp thông tin và hướng dẫn chi tiết về tiêm ngừa uốn ván trong thai kỳ và đưa ra quyết định phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Việc tiêm ngừa uốn ván là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vắc xin uốn ván đã được chứng minh là an toàn, các bà bầu có thể yên tâm và thảo luận với bác sĩ để đảm bảo sự bảo vệ tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi.

3. Mẹ bầu tiêm uốn ván mũi 2 muộn có ảnh hưởng gì không?

Bên cạnh thắc mắc không tiêm vắc xin uốn ván khi mang thai có sao không thì nhiều mẹ bầu còn “đãng trí” quên lịch tiêm mũi thứ 2 uốn ván trong thai kì. Nhận thấy đây là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm nên bài viết xin chia sẻ 1 số thông tin đến các mẹ.

Mẹ bầu hãy nhớ, điều quan trọng là tiêm đúng lịch trình uốn ván để đảm bảo hiệu quả bảo vệ sức khỏe của bạn và em bé. Tuy nhiên, nếu bạn đã tiêm mũi 1 uốn ván và bỏ sót mũi 2, không nên quá lo lắng. Có nhiều trường hợp mẹ bầu đã tiêm uốn ván muộn hoặc bỏ sót mũi 2 và thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh.

Tìm hiểu thêm: Vắc xin phòng phế cầu và những điều cần biết

Không tiêm uốn ván khi mang thai – Những điều cần biết

Nếu bị bỏ sót mũi tiêm, mẹ bầu nên chủ động tìm đến sự tư vấn của bác sĩ

Tuy vậy, để đảm bảo an toàn, bạn nên thăm bác sĩ chuyên khoa và yêu cầu xét nghiệm kháng thể. Xét nghiệm này sẽ cho biết cơ thể của bạn đã sản xuất những kháng thể nào để chống lại bệnh uốn ván. Bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá và khuyến nghị phù hợp để bảo vệ sức khỏe của bạn và em bé.

Dù đã có sự bỏ sót trong tiêm uốn ván, bạn không nên quá lo lắng và căng thẳng. Tình trạng căng thẳng quá mức có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và em bé. Hãy giữ tinh thần thoải mái và tìm cách giảm stress trong quá trình mang thai.

Để tránh tình trạng bỏ sót hoặc quên tiêm mũi 2 uốn ván, bạn hãy ghi vào sổ tay hoặc điện thoại để nhắc nhở. Nếu bạn chọn tiêm chủng tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, hệ thống tin nhắn tự động sẽ gửi thông báo đến điện thoại bạn cung cấp để nhắc nhở lịch tiêm. Điều này giúp bạn chủ động sắp xếp thời gian phù hợp để không bỏ lỡ bất kỳ liều uốn ván quan trọng nào.

4. Lịch tiêm chủng vắc xin uốn ván “chuẩn chỉ” cho mẹ bầu

Không tiêm vắc xin uốn ván khi mang thai có thể để lại những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế, bạn nên cân nhắc và tuân thủ theo đúng lịch tiêm chủng sau đây để bảo vệ bản thân và con yêu:

– Đối với phụ nữ chưa tiêm uốn ván bao giờ và đang mang thai:

Nếu chưa được tiêm các mũi vắc xin uốn ván theo lịch tiêm chủng cơ bản hoặc chưa tiêm các mũi nhắc lại, bạn cần tiêm đủ 2 mũi trong thời gian mang thai của mình. 2 mũi cách nhau 1 tháng, trong đó có mũi vắc xin uốn ván số 2 tiêm cách thời điểm dự sinh ít nhất 1 tháng.

Không tiêm uốn ván khi mang thai – Những điều cần biết

>>>>>Xem thêm: Thời gian tiêm uốn ván theo khuyến cáo

Mẹ bầu khi mang thai cần hỏi rõ phác đồ tiêm uốn ván phù hợp với tiền sử tiêm chủng và sức khỏe hiện tại

Nếu bạn đã tiêm đủ phác đồ vắc xin uốn ván và tiêm đủ các mũi nhắc lại trước khi mang thai, mẹ bầu chỉ cần tiêm 1 mũi uốn ván trước thời điểm dự sinh ít nhất 1 tháng.

– Đối với phụ nữ mang thai lần 2 trở đi: bạn cần tiêm 1 mũi uốn ván trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng và không cần quan tâm khoảng cách thời gian giữa các lần mang thai.

Trên đây, bài viết đã cung cấp các thông tin hữu ích về chủ đề không tiêm vắc xin uốn ván khi mang thai để bạn đọc tham khảo. Nếu bạn còn câu hỏi thắc mắc về các vắc xin tiêm trước – trong khi mang thai hoặc cần đặt lịch tiêm chủng tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, hãy để lại thông tin của mình để chúng tôi hỗ trợ kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *