Khớp cắn kêu khi há miệng là tình trạng xảy ra ở rất nhiều người trên toàn thế giới. Thông thường, bệnh này không ảnh hưởng quá nhiều đến các hoạt động thường nhật của cuộc sống. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo theo những triệu chứng như đau nhức, khó chịu, … thì cũng cần phải lưu ý.
Bạn đang đọc: Khớp cắn kêu khi há miệng có phải tình trạng nguy hiểm?
1. Khớp cắn kêu khi há miệng là tình trạng gì?
Khớp thái dương hàm khi bị rối loạn sẽ phát ra tiếng kêu khi há miệng
Khớp cắn kêu khi há miệng là tình trạng rối loạn thái dương hàm gây nên. Đây còn được gọi là rối loạn khớp thái dương hàm. Trong đó, khớp thái dương hàm là một phần của bộ máy ăn nhai. Bộ máy này bao gồm: răng, các cơ nhai và phần khớp thái dương hàm. Ba phần này có mối liên hệ mặt thiết với nhau. Khi một trong ba mất ổn định sẽ dẫn tới rối loạn hoạt động của bộ máy nhai. Từ đó, nhiều hậu quả sẽ xảy đến và điển hình là rối loạn chức năng hàm.
Rối loạn thái dương hàm có thể bắt nguồn từ nhiều vấn đề. Đôi khi nó sẽ xảy ra khi ta nhai quá nhiều kẹo cao su hoặc thường xuyên có những thói quen xấu như cắn móng tay, nghiến răng, …. Những hành động tưởng chừng vô hại này có thể dẫn tới mòn khớp thái dương hàm. Từ đó, những tiếng kêu lác cách khi di chuyển hàm sẽ xuất hiện.
2. Tình trạng khi há miệng khớp cắn kêu có nguy hiểm?
Đối với rối loạn khớp thái dương hàm, điều này bắt nguồn từ việc đau vùng cơ nhai hoặc sưng nề viêm ở vùng khớp kéo dài. Từ đó, chúng gây ảnh hưởng đến nhức năng ăn nhai của răng cũng như các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Quá trình này sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, khớp bị thoái hóa kèm theo biểu hiện tiêu xương chỏm lồi cầu, bề mặt khớp bị mòn, dính lồi cầu vào hõm, …
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu và khắc phục hiện tượng buồn nôn khi mang thai
Cần kiểm tra nha khoa để có phương pháp điều trị phù hợp
Trong khi đó, há miệng có tiếng kêu cũng là một dấu hiệu bất thường của cơ thể. Tuy nhiên cũng rất khó để có thể khẳng định rằng tình trạng này thực sự nguy hiểm. Nếu như bạn quan ngại về vấn đề này của bản thân hãy tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được kiểm tra cụ thể. Các bác sĩ sẽ xem xét đua ửa hướng giải quyết phù hợp để can thiệp giúp bệnh tình thuyên giảm. Mục đích chính của điều trị khớp cắn không đơn thuần là làm biến mất tiếng khớp kêu. Thay vào đó, ta cần khắc phục để ổn định khớp cắn.
Trên thực tế, rất khó để tình trạng há miệng khiến khớp cắn kêu chấm dứt hoàn toàn. Tuy nhiên nếu không được điều trị và chăm sóc phù hợp, bệnh cũng có thể kéo theo những biểu hiện, tiên lượng xấu. Ví dụ như tiếng kêu của hàm không còn nhưng bé không thể há miệng. Khi đó, khớp đĩa của bé đã bị trật ra đằng trước. Và đó chính là một tiến triển mang tính chất nguy hiểm. Bệnh nhân cần tới kiểm tra nha khoa và điều trị càng sớm càng tốt.
3. Khớp kêu khi há miệng có cần điều trị?
Dù tình trạng này thể hiện cơ thể đang có những thay đổi bất thường, thể nhưng đó thường không phải vấn đề quá đáng ngại. Trừ trường hợp hiện tượng kéo theo một số vấn đề khác như:
– Cảm thấy đau nhức hoặc mỏi ở cơ hàm.
– Các cơ nhai có cảm giác đau.
– Vùng trước tai và trong tai có cảm giác đau.
– Vùng thái dương, các cơ cổ, vai, gáy bị đau.
– Khi mở hoặc đóng hàm xuất hiện tiếng kêu lục cục.
– Đau nhức nửa đầu.
– Khớp hàm bị cứng gây khó khăn khi há miệng.
>>>>>Xem thêm: Nổi hạch ở bộ phận sinh dục nữ – hiểm họa khôn lường!
Khi khớp cắn kêu kèm theo biểu hiện đau có thể là tình trạng bệnh lý nguy hiểm
– Xuất hiện tiếng kêu khi há miệng hoặc nhai.
Khi xuất hiện những triệu chứng này, sức khỏe rất có thể đang tiềm ẩn những vấn đề nguy hiểm cần được giải quyết. Người bệnh có thể đang mắc phải một trong những tình trạng:
– Chấn thương hàm như trật hoặc gãy khớp.
– Khớp bị viêm.
– Xương hàm bị nhiễm trùng do các vấn đề, điển hình là sâu răng và không được điều trị kịp thời.
– Hội chứng đau cơ. Điều này bắt nguồn từ việc căng cơ, mệt mỏi hoặc co thắt ở các cơ nhai.
– Răng bị lệch lạc do khớp cắn ngược, hở hoặc chéo.
– Hội chứng ngưng thở khi ngủ.
– Cơ thể xuất hiện khối u, cụ thể là u nguyên bào tủy. Đây là một khối u rất hiếm. Chúng có thể hình thành ở vị trí gần răng khôn hoặc răng hàm.
4. Cách khắc phục tình trạng khớp cắn kêu khi há miệng
4.1 Các phương pháp điều trị tình trạng khớp kêu khi há miệng
Nếu người bệnh cảm thấy tình trạng khớp cắn kêu gây ra nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Điển hình như đau hàm, miệng khó mở, quá trình ăn nhai thực hiện khó khăn. Khi đó, bệnh nhân nên tới kiểm tra nha khoa. Các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân cụ thể và đề xuất phương pháp khắc phục.
Nhìn chung, có 2 cách cơ bản điều trị tình trạng thái dương hàm:
– Phương pháp điều trị bảo tồn: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng máng nhai, vật lý trị liệu, chiếu hồng ngoại, … tác động vào khớp cắn để khắc phục. Đồng thời, bệnh nhân sẽ được kê thêm một số loại thuốc ngoại khoa.
– Phương pháp điều trị xâm lấn: Siêu âm khớp, bơm rửa khớp, phẫu thuật khớp, …
4.2 Trường hợp tiếng kêu khớp cắn không gây nhiều đau nhức
Trong tình huống vấn đề khớp kêu khi há miệng không gây những ảnh hưởng như đau nhức, khó chịu, … thì khả năng cao đây không phải vấn đề lớn. Người bệnh có thể điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ và áp dụng một số cách chăm sóc tại nhà:
– Chườm nóng, lạnh.
– Ăn thức ăn mềm, trong những trường hợp ăn các món dai, cứng thì đồ ăn cần được cắt nhỏ để tránh việc ảnh hưởng tới khớp cắn.
– Sử dụng các mãng nhai để tiến hành bảo vệ răng về buổi đêm.
– Thay đổi một vài thói quen xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
– Tập các bài tập yoga hoặc ngồi thiên đề giúp giảm căng thẳng. Cùng với đó, sức khỏe của khớp cắn và toàn cơ thể cũng thay đổi theo hướng tích cự hơn.
Trên đây là một số tìm hiểu về tình trạng khớp cắn kêu do há miệng mà người đọc cần lưu ý. Hãy lưu lại ngay để có thể áp dụng khi cần thiết nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.