Bệnh trĩ có tỷ lệ mắc rất cao trong cộng đồng từ xa xưa, do vậy có rất nhiều bài thuốc dân gian truyền miệng chữa bệnh trĩ. Lá trầu không chữa bệnh trĩ là một trong số những bài thuốc trên. Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về và kiểm chứng độ tin cậy của bài thuốc này.
Bạn đang đọc: Kiểm chứng bài thuốc lá trầu không chữa bệnh trĩ
1. Đặc tính và công dụng của lá trầu không trong y học
Trầu không thường được đề cập đầu tiên khi nhắc tới những loại thảo dược có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Đây là loại cây có nhiều ở Việt Nam, thuộc họ Piperaceae và chung họ với tiêu, lá lốt,…
Lá trầu không là loại dược liệu cực kỳ phổ biến
Theo các tài liệu về Y học cổ truyền, trầu không là một dược liệu mang tính ấm, có vị cay nồng. Ngoài ra, trầu không có mùi thơm rất đặc trưng.
Dưới góc nhìn dược lý của y học hiện đại, lá trầu hỗ trợ giảm đau, kháng viêm, kháng khuẩn. Ngoài ra, trầu không được cho là giúp cầm máu và kích thích hệ thần kinh trung ương. Do vậy, trầu không thường được sử dụng để hỗ trợ làm giảm nhẹ một số tình trạng bệnh lý sau:
– Trầu giảm nhẹ và làm dịu vết thương do có chứa thành phần chống oxy hóa
– Hỗ trợ điều trị đau khớp nhờ có chất polyphenol với tác dụng chống viêm, tiêu sưng
– Giảm tình trạng khó tiêu, đầy hơi, khó tiêu, hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, giúp hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
– Giảm tình trạng viêm răng miệng: Một số chuyên gia cho biết nhai lá trầu có thể hỗ trợ kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn trong miệng.
– Khả năng cầm máu những vết thương nhỏ cho bệnh nhân nhờ hoạt chất phenolic có trong lá trầu.
– Cải thiện tình trạng đau rát họng, giúp kháng viêm, kháng khuẩn và rất hữu ích trong việc điều trị các triệu chứng của viêm họng.
2. Thực hư bài thuốc chữa trĩ từ lá trầu không: Có thể thay thế điều trị chuyên khoa hay không?
2.1. Bài thuốc lá trầu không chữa bệnh trĩ: Trầu không có chữa được trĩ hay không?
Trên thực tế, lá trầu không có công dụng chữa trĩ triệt để, chúng chỉ có những tác động lên tích cực lên búi trĩ dựa vào những đặc tính và hoạt chất. Các đặc tính này đúng là có thể hạn chế được vi khuẩn, vi nấm, giảm chảy máu, hạn chế sưng,.. Tuy nhiên, để coi như một loại thuốc điều trị bệnh trĩ thì lá trầu không cũng như nhiều loại thuốc dân gian khác, còn cần lưu ý nhiều yếu tố như sau:
– Lá trầu không nói riêng và dược liệu dân gian nói chung chỉ có thể có tác động chỉ khi bệnh trĩ còn rất nhẹ. Khi các triệu chứng nặng lên thì chúng không có tác dụng gì cả. Tính hiệu quả của chúng không cao.
– Sử dụng bất kỳ loại lá nào đều cần phải có ý kiến từ bác sĩ, người có chuyên môn. Việc tự ý điều trị tại nhà bằng lá trầu không, đặc biệt là đắp, bôi, tiếp xúc trực tiếp với búi trĩ sẽ tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng và hoại tử. Bệnh chẳn những không khỏi mà còn nguy hiểm hơn.
2.2. Tại sao “lá trầu không chữa bệnh trĩ” không thay thế được điều trị chuyên khoa?
– Chỉ điều trị chuyên khoa mới loại bỏ búi trị triệt để được. Kể cả khi bệnh trĩ còn nhẹ, các loại thuốc được kê đơn vẫn sẽ hiệu quả và an toàn hơn thuốc dân gian. Đối với trĩ nặng, chỉ có thể điều trị bằng can thiệp ngoại khoa.
– Tình trạng bệnh của mỗi người là khác nhau, điều này được phát hiện qua thăm khám và chẩn đoán. Bệnh nhân cần phải đi khám, được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp thì bệnh mới khỏi được. Không thể áp dụng 1 bài thuốc dân gian theo truyền miệng cho tất cả các trường hợp.
– Việc dựa hoàn toàn vào điều trị tại nhà bằng dược liệu dân gian sẽ khiến người bệnh bỏ qua mất khoảng thời gian “vàng” điều trị bệnh. Bệnh trở nặng mới điều trị sẽ mất thời gian hơn so với điều trị khi triệu chứng mới chớm.
Do đó, trầu không không thể thay thế được các phương pháp điều trị chuyên khoa.
Tìm hiểu thêm: Giúp bạn phát hiện bệnh trĩ triệu chứng thường gặp
Bệnh trĩ cần được thăm khám chuyên khoa bởi bác sĩ
3. Điều trị trĩ bằng phương pháp nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả triệt để?
3.1. Điều trị bệnh trĩ khi còn nhẹ như thế nào?
Bệnh trĩ ở dạng nhẹ sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc. Điều trị trĩ trong thời gian này không phức tạp và khó khăn bởi các triệu chứng còn khá nhẹ. Người bệnh sẽ được chỉ định thuốc dưới dạng uống hoặc bôi, nhằm mục đích làm teo nhỏ búi trĩ, hạn chế sự phát triển. Bác sĩ sẽ chỉ định sau đó bệnh nhân điều trị tại nhà, kèm theo các lưu ý về chế độ ăn uống tập luyện hợp lý.
3.2. Điều trị bệnh trĩ khi đã nặng như thế nào?
Khi bệnh trĩ đã tiến triển nặng, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng các can thiệp ngoại khoa. Các kỹ thuật phẫu thuật hoặc thủ thuật nhằm cắt bỏ hoàn toàn búi trĩ sẽ được áp dụng. Một số kỹ thuật được áp dụng tiêu biểu có thể kế đến như sau:
Công nghệ Laser Diode – Tiêu trĩ không dao kéo
Sử dụng năng lượng Laser Diode để triệt mạch trĩ và đánh xẹp mô trĩ. Đặc thù của phương pháp này là không sử dụng đến dao kéo hay thiết bị tạo vết cắt nào. Do đó, sự xâm lấn được hạn chế đến mức tối thiểu, giúp bệnh nhân không đau, không chảy máu. Bệnh nhân rất nhanh hồi phục sau mổ và có thể ra viện chỉ sau một ngày.
Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với trĩ ở độ 2, độ 3. Hiện nay, một số bệnh viên uy tín đã bắt đầu áp dụng công nghệ tối tân này vào điều trị trĩ.
>>>>>Xem thêm: Bệnh trĩ có chữa được không? Chữa như thế nào?
Điều trĩ trĩ bằng Laser Diode tại bệnh viên ĐKQT Thu Cúc TCI
Phương pháp mổ trĩ ít xâm lấn Longo
Sử dụng súng Longo ngoại nhập để loại bỏ búi trĩ. Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật tại vùng vô cảm của hậu môn, do đó hạn chế cơn đau và chảy máu. Bệnh nhân chỉ cần lưu viện trong 48 giờ.
Phương pháp Longo an toàn và hiệu quả, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng.
Phương pháp cổ điển Milligan Morgan – Ferguson
Phương pháp kinh điển dựa trên nguyên lý cắt đơn lẻ từng búi trĩ và khâu buộc cuống búi trĩ lại với nhau. Phương pháp này cũng rất hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân. Ngoài ra, một số thủ thuật truyền thống được áp dụng như thắt mạch, khâu treo búi trĩ,..
Trên đây là những thông tin giúp bạn kiểm chứng bài thuốc “Lá trầu không chữa bệnh trĩ” và những phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện đại, hiệu quả giúp loại bỏ búi trĩ triệt để.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.