Kiểm chứng thông tin: Bột sắn dây chữa bệnh trĩ

Bột sắn dây từ lâu được cho là một loại thực phẩm có nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người. Một số người cho rằng bột sắn dây chữa bệnh trĩ, bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu và kiểm chứng thông tin này.

Bạn đang đọc: Kiểm chứng thông tin: Bột sắn dây chữa bệnh trĩ

1. Kiểm chứng thông tin “Bột sắn dây chữa bệnh trĩ”

1.1. Những thông tin có thể bạn chưa biết về bột sắn dây

Bột sắn dây là tinh bột được chiết xuất từ củ sắn dây và cũng là phần ngon nhất của loại củ này. Làm bột sắn dây là một quá trình khó khăn để có được thành phẩm. Đầu tiên, củ sắn dây phải được rửa thật sạch và xay nhuyễn với nước.

Sau đó, lọc lấy phần tinh bột lắng xuống dưới, phơi khô và bẻ thành từng miếng nhỏ. Kết quả cho ra thành phẩm là tinh bột sắn dây nguyên chất, có màu trắng mịn và không bị pha trộn với bất kỳ nguyên liệu nào khác.

Củ sắn dây, có tên khoa học là Radix Puerariae, thường được gọi là cát căn. Các thành phần Isoflavone như Puerarin, Daidzein C21H20O9, Daidzein C15H10O4 và tinh bột có thể được tìm thấy trong củ sắn dây. Các thành phần này đều có lợi cho sức khỏe của con người.

Kiểm chứng thông tin: Bột sắn dây chữa bệnh trĩ

Hình ảnh bột sắn dây

1.2. Công dụng của bột sắn dây đối với sức khỏe của con người

Bột sắn dây là loại thực phẩm có ích cho con người, đem đến rất nhiều công dụng như:

– Thanh nhiệt cơ thể, giảm triệt để tình trạng táo bón do bột sắn dây có tính mát.

– Có tác dụng trong việc chống lão hóa nhờ vào chất Isoflavone có thể ngăn cản quá trình bài tiết melanin, nguyên nhân chính gây sạm da, chống lão hóa, tẩy tế bào chết, trị tàn nhang và trị mụn. Hoạt chất này giống hormone estrogen của phụ nữ.

– Có tác dụng trong việc giảm viêm, hỗ trợ co mạch nhờ vào các thành phần như Arachidic acid, Puerarin, Genistein, b-Sitosterol, Daidzin, 7-Diglucoside, Formononetin,…

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho rằng bột sắn dây có một số tác động khác trong việc cải thiện tiêu hóa và thải độc trong cơ thể.

1.3. Bột sắn dây chữa bệnh trĩ được không?

Bột sắn dây là loại thực phẩm có những tác động nhất định đến bệnh trĩ bởi chúng có thể giảm triệt để tình trạng táo bón. Bởi đặc tính mát, bột sắn dây thường được sử dụng khi con người gặp tình trạng nóng trong, khó đại tiện. Bởi vậy, chúng có khả năng hạn chế tình trạng phân khô, cứng, gây ra đau đớn khi người bệnh trĩ đi tiêu. Có thể nói, bột sắn đóng vai trò  như một thực phẩm nhuận tràng rất tốt hỗ trợ người bệnh trĩ điều trị.

Ngoài ra, như đã nói, bột sắn dây có các thành phần hỗ trợ giảm viêm và co mạch. Điều này khiến chúng có thể có những tác động tích cực đến tình trạng bệnh trĩ khi còn nhẹ.

Tuy nhiên, bột sắn dây không phải thuốc chữa trĩ. Để nói “bột sắn dây chữa bệnh trĩ” thì trên thực tế, chưa có tài liệu nào xác định bột sắn dây là có thể chữa khỏi căn bệnh này một cách hoàn toàn và thay thế cho thuốc chuyên khoa. Chúng không thể điều trị triệt để bệnh mà chỉ có công dụng như một loại thực phẩm hỗ trợ. Bệnh nhân có thể sử dụng nhưng tuyệt đối không nên phụ thuộc vào bột sắn dây mà cần thăm khám để được điều trị chuyên khoa. Chỉ khi được điều trị bằng các phương pháp chuyên khoa thì bệnh trĩ mới có thể khỏi được hoàn toàn.

Tìm hiểu thêm: Tại sao không nên dùng cây chữa bệnh trĩ?

Kiểm chứng thông tin: Bột sắn dây chữa bệnh trĩ

Bệnh trĩ đem lại phiền toái cho người mắc

1.4. Sử dụng bột sắn dây cần lưu ý những điều gì?

Bệnh nhân trĩ nói riêng và tất cả mọi người khi sử dụng bột sắn dây cần lưu ý những vấn đề như sau để đảm bảo an toàn:

– Tính hàn của bột sắn dây có thể gây hại cho dạ dày và gây tiêu chảy. Do đó, để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, nên sử dụng với liều lượng vừa đủ.

– Người bệnh trĩ muốn sử dụng bột sắn dây cần nhớ loại bột này không nên được sử dụng cho những người có thể hàn thấp khí. Điều này có thể gây ra hàn khí kết tập trong cơ thể và làm cho bệnh tình trở nên tồi tệ hơn.

– Để tránh bị ngộ độc thực phẩm khi dùng phải, hãy chọn mua bột sắn dây từ những nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.

Nhìn chung, muốn cải thiện trĩ, cần duy trì một lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được điều trị ngoại khoa nếu bạn bị bệnh trĩ chuyển nặng, búi trĩ đã sa trễ hẳn ra ngoài và có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc chảy máu nghiêm trọng.

2. Điều trị bệnh trĩ bằng cách nào để đảm bảo an toàn và tối ưu hiệu quả

Đến nay, đã có nhiều tiến bộ trong các phương pháp điều trị bệnh trĩ, giúp tăng hiệu quả điều trị

2.1. Điều trị trĩ nhẹ bằng phương pháp nội khoa (sử dụng thuốc kê đơn)

Bác sĩ thường khuyến khích điều trị nội khoa đối với những bệnh nhân có bệnh trạng nhẹ khi đến khám sớm. Điều trị nội khoa thường bao gồm sử dụng thuốc giảm đau, giảm triệu chứng, nhuận tràng và tăng độ bền tĩnh mạch.

Bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc này cho bệnh nhân sử dụng tại nhà trong một khoảng thời gian nhất định. Sau thời gian này, người bệnh cần tái khám để đánh giá lại tình trạng và có hướng điều trị khác nếu bệnh không có nhiều cải thiện.

Ngoài ra, bệnh nhân trĩ cần kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp, nhiều chất xơ, uống nhiều nước và hạn chế thực phẩm gây khó tiêu, táo bón. Bên cạnh đó cần chú trọng việc vận động hợp lý để bổ trợ cho quá trình điều trị bệnh.

2.2. Điều trị bệnh trĩ nặng lên bằng can thiệp ngoại khoa phù hợp

Bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ nhanh chóng và triệt để đối với những bệnh trạng đang tiến triển và nặng lên mà thuốc không còn tác dụng.

Hiện nay, một số phương pháp loại bỏ búi trĩ hiệu quả hiện được sử dụng tại Thu Cúc TCI cho bệnh nhân trĩ bao gồm mổ trĩ Longo, mổ trĩ Milligan Morgan-Ferguson, thắt mạch – khâu treo búi trĩ và đặc biệt là công nghệ tiêu trĩ Laser Diode không dao kéo. Các phương pháp này đảm bảo được hiệu quả loại bỏ trĩ triệt để và giúp bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi những ám ảnh của bệnh trĩ.

Kiểm chứng thông tin: Bột sắn dây chữa bệnh trĩ

>>>>>Xem thêm: Bệnh trĩ và cách điều trị bạn cần biết

Điều trị trĩ bằng Laser Diode tại TCI

Trên đây là lời giải đáp: Bột sắn dây chữa bệnh trĩ được không. Bệnh nhân, tốt hơn hết nên thăm khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và xác định phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả cao.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *