Kiểm tra huyết áp cho người cao tuổi có cần thiết không?

Khi có tuổi, cơ thể con người ngày càng bị lão hóa khiến hệ miễn dịch suy yếu và sức đề kháng bị giảm sút. Trong đó, cao huyết áp là tình trạng phổ biến mà nhiều người cao tuổi hiện nay đang gặp phải. Vậy, cần làm gì để người cao tuổi tránh xa tình trạng này và có nên kiểm tra huyết áp cho người cao tuổi theo định kỳ hay không?

Bạn đang đọc: Kiểm tra huyết áp cho người cao tuổi có cần thiết không?

Huyết áp ở người cao tuổi thay đổi như thế nào?

Huyết áp được định nghĩa là áp lực của máu chảy trong lòng động mạch. Huyết áp được chi phối bởi lực co bóp của cơ tim và sức cản trở trên thành mạch. Đối với người già, tình trạng huyết áp luôn có sự thay đổi một cách đột ngột mà nhiều khi rất khó để kiểm soát và dẫn đến những bất thường về sức khỏe. Khi quá trình vận động thay đổi, người cao tuổi thường hay gặp tình trạng huyết áp giảm đột ngột và sẽ thấy chóng mặt, hoa mắt, choáng váng vì lưu lượng máu đến não bị suy giảm tức thời. Tuy nhiên, nếu lượng máu đến não không hồi phục được nhanh chóng sẽ gây hậu quả nặng nề.

Kiểm tra huyết áp cho người cao tuổi có cần thiết không?

Huyết áp ở người cao tuổi luôn có sự thay đổi thất thường

Bên cạnh đó, khi lớn tuổi, động mạch sẽ trở nên dày hơn, cứng hơn và kém linh hoạt do những thay đổi trong mô liên kết của thành mạch máu. Yếu tố này sẽ làm cho huyết áp ở người lớn tuổi sẽ cao hơn và cũng khiến cho tim phải hoạt động mạnh hơn, dẫn đến sự dày lên của các sợi cơ tim, từ đó dễ gây thiếu máu cục bộ cơ tim, nhồi máu cơ tim. Không chỉ như vậy, các thành mao mạch cũng dày lên, làm cản trở tốc độ trao đổi chất dinh dưỡng với các tế bào.

Kiểm tra huyết áp cho người cao tuổi có cần thiết không?

Xét nghiệm máu là danh mục cần thiết trong gói khám cơ bản mà bác Tài đã đăng ký

Khi đã về hưu, nhận thấy tình trạng cao huyết áp ở người cao tuổi xuất hiện ngày càng phổ biến và sức khỏe bản thân có nhiều giảm sút so với giai đoạn trước đây, bác Nguyễn Xuân Tài (Chương Mỹ – Hà Nội) đã chủ động hình thành thói quen thăm khám sức khỏe theo định kỳ. Và Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là địa chỉ uy tín mà bác Tài tin tưởng để “gửi gắm” sức khỏe ở đây.

Nên kiểm tra huyết áp cho người cao tuổi như thế nào?

Một cơ thể khỏe mạnh là khi các chỉ số trong cơ thể đều nằm ở mức giới hạn an toàn và cho phép. Vậy chỉ số như thế nào được coi là huyết áp cao và chỉ số như thế nào được coi là thấp. Theo hướng dẫn mới cập nhật của ESC năm 2018, tùy vào mức độ nghiêm trọng, cao huyết áp được phân loại như sau:

  • Huyết áp tối ưu: dưới 120/80 mmHg;
  • Huyết áp bình thường: từ 120/80 mmHg trở lên;
  • Huyết áp bình thường cao: từ 130/85 mmHg trở lên;
  • Tăng huyết áp độ 1: từ 140/90 mmHg trở lên;
  • Tăng huyết áp độ 2: từ 160/100 mmHg trở lên;
  • Tăng huyết áp độ 3: từ 180/110 mmHg trở lên;
  • Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, trong khi huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg
  • Tiền tăng huyết áp khi:
  • Huyết áp tâm thu > 120-139mmHg và huyết áp tâm trương > 80-89mmHg

Tìm hiểu thêm: Cảnh báo tình trạng đột quỵ hiện nay

Kiểm tra huyết áp cho người cao tuổi có cần thiết không?

Siêu âm ổ bụng giúp bác Tài phát hiện nhiều bất thường về sức khỏe

Người cao tuổi là đối tượng dễ bị thay đổi huyết áp, các chỉ số lên xuống thay đổi thất thường, bởi vậy việc kiểm tra huyết áp cho người cao tuổi là rất cần thiết và nên thực hiện đều đặn mỗi ngày. Việc kiểm tra này sẽ đưa ra chỉ số chuẩn xác nhất, đầy đủ nhất để mọi người biết được chỉ số huyết áp của mình và tình trạng sức khỏe một cách nhanh chóng nhất.

Cần làm gì để phòng tránh tình trạng huyết áp cao ở người cao tuổi?

Huyết áp cao ở người cao tuổi thường gây nên tình trạng căng thẳng ảnh hưởng đến tim và mạch máu. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, phù phổi, suy thận… Bởi vậy, để phòng tránh tình trạng huyết áp cao, người cao tuổi nên:

Kiểm tra huyết áp cho người cao tuổi có cần thiết không?

Huyết áp cao thường ảnh hưởng đến tim và mạch máu

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh hơn và dùng ít muối (dưới 6g/ngày)
  • Tập thể dục đều đặn, vừa sức
  • Cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân theo hướng dẫn
  • Ngừng hoặc hạn chế tối đa uống rượu, bỏ hút thuốc
  • Kiểm soát tốt các bệnh liên quan
  • Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp đúng theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Thường xuyên theo dõi sự thay đổi của huyết áp ngay tại nhà với máy đo thích hợp
  • Duy trì thói quen thăm khám sức khỏe theo định kỳ

Đến thăm khám tại Bệnh viện Thu Cúc, bác Nguyễn Xuân Tài đã đăng ký gói khám cơ bản với các danh mục: Khám Nội tổng quát, xét nghiệm, siêu âm, điện tim, chụp X – quang. Trong suốt quá trình thực hiện, bác Tài đã được nhân viên bệnh viện hướng dẫn tạn tình và đưa đến tận nơi thăm khám. Kết thúc quá trình thăm khám, kết quả cho thấy bác Tài đang bị tăng huyết áp và tăng mỡ máu. Và qua buổi thăm khám, Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Thu Hương đã tư vấn và đưa ra lời khuyên để bác tài chủ động bảo vệ sức khỏe và tránh xa mầm mống bệnh một cách tốt nhất.

Kiểm tra huyết áp cho người cao tuổi có cần thiết không?

>>>>>Xem thêm: Mấu chốt để nhận biết và điều trị bệnh hở van tim ba lá

Bác Tài đánh giá hài lòng khi được trải nghiệm thăm khám tại Thu Cúc

Không riêng gì bác Tài, đã có nhiều bệnh nhân đến thăm khám tại Thu Cúc và đánh giá hài lòng về chất lượng cũng như dịch vụ của bệnh viện. Được trải nghiệm thăm khám tại Thu Cúc, bác Tài vui vẻ chia sẻ: “Bệnh viện rộng rãi, không khí xanh – sạch – đẹp và nhân viên nhiệt tình giúp đỡ người bệnh. Đây là nơi lý tưởng để tôi lựa chọn thăm khám sức khỏe theo định kỳ”.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *