Kiến thức cần biết về bệnh loét tiền môn vị

Loét tiền môn vị là bệnh lý ở hệ tiêu hóa khá phổ biến. Bệnh cũng có một số điểm tương đồng giống các bệnh ở dạ dày dày khác. Loét tiền môn vị gây ra nhiều khó chịu, đau đớn ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Vì vậy việc tìm hiểu kỹ về bệnh lý này sẽ giúp ích trong việc điều trị và phòng bệnh hiệu quả. 

1. Loét tiền môn vị là gì? Tiền môn vị nằm ở vị trí nào?

Trước khi tìm hiểu về loét tiền môn vị hãy tìm hiểu sơ qua về cấu trúc của dạ dày. Dạ dày của chúng ta có hình chữ J và là bộ phận có diện tích lớn nhất trong ống tiêu hóa. Phía trên của dạ dày là thực quản, nằm bên dưới là hành tá tràng. Dạ dày sẽ thay đổi kích thước khi no hoặc đói nhưng chúng vẫn giữ nguyên hình dáng ban đầu. 

Bên trong dạ dày được chia thành nhiều bộ phận theo thứ tự từ trên xuống gồm có: Phình vị, thân vị, hang vị, môn vị nằm cuối cùng. Do vậy tiền môn vị sẽ nằm ở góc bờ cong nhỏ dưới lỗ môn vị. 

Bệnh loét tiền môn vị là khi xuất hiện tổn thương tại vùng hang vị tiếp giáp với môn vị. Các vết loét này do mạch máu giãn nở, ứ đọng tạo thành các vết xước trợt. Theo các chuyên gia đánh giá thì loét tiền môn vị không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng. Tuy nhiên mọi người không nên có tâm lý chủ quan. Nếu bệnh không được điều trị sớm và triệt để sẽ gây viêm loét sang các vùng lân cận và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Kiến thức cần biết về bệnh loét tiền môn vị

Loét tiền môn vị là bệnh lý ở dạ dày

2. Nguyên nhân nào gây ra loét tiền môn vị dạ dày

Tiền môn vị là bộ phận thuộc dạ dày vì vậy các nguyên nhân gây bệnh cũng tương ứng. Một trong những nguyên nhân chính là do nhiễm vi khuẩn HP. Tỷ lệ người mắc bệnh do nhiễm vi khuẩn HP cũng cao nhất trong số các nguyên nhân gây viêm nhiễm khác. 

Bên cạnh đó cũng có nhiều nguyên nhân gây bệnh: 

– Tác dụng phụ của một số loại thuốc khi sử dụng thường xuyên

– Căng thẳng

– Chế độ dinh dưỡng không tốt ảnh hưởng tới dạ dày

– Thói quen sinh hoạt thất thường, không theo khoa học 

– Do một số bệnh lý gây ra 

– Yếu tố di truyền

Kiến thức cần biết về bệnh loét tiền môn vị

Căng thẳng là nguyên nhân gây loét tiền môn vị

3. Triệu chứng cơ bản của viêm loét tiền môn vị dạ dày

Để giúp phát hiện bệnh sớm bạn cần nắm rõ các dấu hiệu ban đầu của bệnh. Tuy nhiên đây chỉ là những thông tin tham khảo, bạn vẫn cần tới bệnh viện hoặc các cơ sở uy tín để thăm khám cụ thể nhằm đánh giá chính xác bệnh lý.

3.1 Loét tiền môn vị gây ra đau ở vùng thượng vị

Cơn đau xuất hiện ở vùng trên rốn với nhiều mức độ khác nhau: Từ âm ỉ tới đau dữ dội. Tình trạng sẽ càng tệ hơn khi bụng rỗng, dạ dày co bóp mạnh và tiết ra nhiều acid dịch vị khiến người bệnh vô cùng đau đớn. 

3.2 Ợ hơi, ợ chua, buồn nôn

Hiện tượng này thường xuất hiện khi ăn quá no hoặc ăn nhiều đồ chua cay, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, bia rượu. Thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa hết sẽ tích tụ, lên men tạo thành hơi đẩy lên cổ họng. Đôi khi người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn sau khi ăn no. 

3.3 Đầy bụng, khó tiêu 

Loét tiền môn vị ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa khiến hoạt động ngưng trệ. Thức ăn khi đưa vào dạ dày không được chuyển hóa hết sẽ tích tụ làm khiến người bệnh luôn có cảm giác đầy bụng, chán ăn. 

3.4 Rối loạn tiêu hóa

Khi một bộ phận thuộc hệ tiêu hóa gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng tới chức năng của các bộ phận khác. Do đó người bị loét tiền môn vị rất dễ bị rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện dễ nhận biết là người bệnh thường bị tiêu chảy, táo bón xen kẽ.

4. Chế độ dinh dưỡng khi bị loét tiền môn vị

Với các bệnh ở hệ tiêu hóa thì việc lưu ý tới chế độ ăn uống là điều vô cùng quan trọng. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ phần nào hỗ trợ bệnh mau hồi phục. 

4.1 Thực phẩm nên ăn khi bị loét tiền môn vị

– Các loại đạm dễ tiêu: Ức gà, cá, thịt nạc,….Các thực phẩm này nên chế biến dưới dạng luộc, hấp để đảm bảo dinh dưỡng và dễ hấp thụ

– Bánh mì, trứng, sữa: Các thực phẩm này có tác dụng trung hòa acid dịch vị trong dạ dày vì vậy nên bổ sung mỗi ngày

– Rau xanh, hoa quả tươi: Bắp cải, cà rốt, khoai tây, súp lơ,…nên lựa chọn loại non sẽ chứa nhiều chất xơ, vitamin sẽ giúp dễ tiêu hóa và nhanh lành tổn thương

– Dầu thực vật: Dầu hạt lạc, dầu vừng, dầu hướng dương, dầu óc chó,…nên sử dụng các sản phẩm này thay cho mỡ động vật.

– Ăn các thực phẩm: Nghệ, gừng, bạc hà,…giúp cải thiện các triệu chứng

4.2 Thực phẩm không nên ăn khi bị bệnh

– Thức ăn chế biến sẵn: Xúc xích, đồ chiên rán, dăm bông,…vì chúng chứa nhiều mỡ và muối dễ gây khó tiêu

– Hạn chế ăn các loại hoa quả và gia vị chua cay: Cóc, sấu, xoài xanh, ớt, tiêu, dưa cà muối,…vì chúng dễ làm tăng acid trong dạ dày

– Không nên uống cafe, rượu bia, đồ uống có gas khi đang bị loét tiền môn vị vì chúng sẽ kích thích khiến các vết loét nặng thêm

Người bệnh nên ăn nhiều bữa trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày. Đồng thời nên chú ý tới cách chế biến thực phẩm: Nghiền nhỏ, nấu chín kỹ thức ăn,…Bạn cũng có thể sử dụng thêm các thự

Kiến thức cần biết về bệnh loét tiền môn vị

Hạn chế ăn đồ chiên rán chứa nhiều dầu mỡ

5. Một số lưu ý giúp giúp phòng bệnh hiệu quả 

Giống như các bệnh ở hệ tiêu hóa khác, loét tiền môn vị là bệnh rất dễ mắc và tái nhiễm. Vì vậy mọi người cần thực hiện một số biện pháp phòng bệnh như: 

– Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm

– Thay đổi theo quen sinh hoạt theo khoa học: Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya và làm việc quá sức,…

– Giữ tinh thần vui vẻ

– Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ cùng nước và xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn

– Không nên sử dụng cafe, đồ uống có cồn, thuốc lá 

– Áp dụng nguyên tắc ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 

– Lựa chọn tập luyện một môn thể thao nhẹ nhàng giúp duy trì sức khỏe

– Khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện các nguy cơ gây bệnh sớm

Kiến thức cần biết về bệnh loét tiền môn vị

Thường xuyên tập luyện giúp nâng cao sức khỏe

Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin cần thiết về bệnh loét tiền môn vị. Hiểu rõ về bệnh lý củng nguyên nhân sẽ phần nào giúp bạn có biện pháp điều trị và phòng bệnh hiệu quả hơn. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *