Kinh nghiệm khám tầm soát ung thư dạ dày mới nhất

Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày có xu hướng tăng cao nhiều năm gần đây. Do đó, nhiều người có nhu cầu khám tầm soát ung thư dạ dày để phòng ngừa bệnh tật. Bài viết này sẽ tổng hợp kinh nghiệm tầm soát ung thư dạ dày mới nhất, giúp bạn yên tâm hơn khi quyết định tầm soát.

Bạn đang đọc: Kinh nghiệm khám tầm soát ung thư dạ dày mới nhất

1. Ung thư dạ dày “sinh ra” từ những thói quen hàng ngày

Viêm loét dạ dày, polyp dạ dày, hội chứng trào ngược,…là những tổn thương tiền ung thư, theo thời gian dẫn tới ung thư dạ dày. Đây là dạng ung thư với hiện tượng các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày trở nên đột biến và tăng sinh mất kiểm soát, xâm lấn các mô gần và xa qua hệ thống bạch huyết. Căn bệnh nguy hiểm này có thể xảy ra ở cả hai giới, có thể đe dọa tới tính mạng.

Vì sao ung thư dạ dày ngày càng trở nên phổ biến và có dấu hiệu tăng lên qua từng năm? Đó là vì xuất phát từ chính những thói quen hàng ngày, từ những hành động chủ quan của bản thân mình:

– Thói quen hút thuốc, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia,..

– Thói quen ăn các đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ.

– Giữ chế độ dinh dưỡng thừa muối.

– Thói quen ăn nhanh khiến dạ dày bị tổn thương.

– Ít vận động sau khi ăn.

Kinh nghiệm khám tầm soát ung thư dạ dày mới nhất

Thói quen ăn đồ ăn nhanh là một trong những yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày

2. Biểu hiện cảnh báo ung thư dạ dày

Vì xuất phát từ những tổn thương tiền ung thư nên những biểu hiện ban đầu của ung thư dạ dày dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Có thể kể đến như ợ nóng, cảm giác đầy hơi, ăn không ngon,…

Nhưng có 5 dấu hiệu điển hình cho thấy nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày:

– Chán ăn vì mất khẩu vị: nếu một ngày bạn cảm thấy ăn không ngon miệng, nhìn thấy đồ ăn nhưng không cảm thấy có hứng thú thì không loại bỏ nguy cơ ung thư dạ dày tìm đến. Hơn nữa, viêm loét dạ dày cũng có thể gây mất khẩu vị và là yếu tố dẫn tới ung thư dạ dày.

– Ợ nóng: được đánh giá là triệu chứng của viêm loét dạ dày, bạn luôn cảm thấy nóng rát trong bao tử, tức ngực và buồn nôn.

– Thường xuyên đau bụng.

– Sụt cân nhanh, mất kiểm soát là hệ quả từ triệu chứng chán ăn gây ra.

– Đi ngoài ra máu: xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nặng hơn nên bạn cần đặc biệt lưu ý. Và cần đi khám tầm soát ung thư dạ dày càng sớm càng tốt.

Kinh nghiệm khám tầm soát ung thư dạ dày mới nhất

Thường xuyên đau bụng, ợ hơi là dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày có thể tìm đến

3. Kinh nghiệm khám tầm soát ung thư dạ dày chi tiết

Bạn có dự định tầm soát ung thư dạ dày để bảo vệ sức khỏe bản thân nhưng lại chưa có kinh nghiệm. Trước tiên, bạn cần lựa chọn gói tầm soát ung thư dạ dày tại cơ sở y tế uy tín. Bằng cách tham khảo từ những người đã từng thăm khám, qua sách báo, hay tìm kiếm thông tin trên internet. Khi có địa chỉ mình cần, bạn nên chuẩn bị đầy đủ thông tin cá nhân, thông tin tiểu sử bệnh lý cũng như các triệu chứng gần nhất khi tới khám. Sau khi đăng ký thủ tục tại quầy lễ tân, bạn sẽ được hướng dẫn thực hiện 2 bước chính: khám lâm sàng và cận lâm sàng.

2.1. Khám lâm sàng

Đây là danh mục đầu tiên, bạn sẽ gặp và thăm khám trực tiếp với bác sĩ nội. Tại đây, bác sĩ sẽ hỏi các thông tin cơ bản về tình trạng sức khỏe hiện tại, tiểu sử bệnh lý cá nhân và gia đình, những dấu hiệu bất thường gặp phải…để có cơ sở đánh giá tổng quát nhất. Qua đó, bác sĩ sẽ xem xét chỉ định các danh mục cần thực hiện tiếp theo.

Một lưu ý nhỏ trong bước này đó là bạn nên cung cấp đầy đủ và đúng các thông tin. Đặc biệt, thông tin về việc sử dụng thuốc hiện tại (nếu có) cần được chia sẻ với bác sĩ vì sẽ giúp ích trong kết quả cuối cùng.

2.2. Khám cận lâm sàng

Trong khám cận lâm sàng, một số danh mục cần thiết gồm: lấy mẫu xét nghiệm, nội soi, siêu âm và chụp CT.

– Lấy mẫu xét nghiệm nhằm chỉ điểm các chất gây ung thư. Trong đó, chỉ số 72-4 cho biết có hay không nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Nếu chỉ số 72-4 > 6,9 U/ml là cảnh báo mắc ung thư dạ dày. Tuy nhiên, với một số trường hợp thì xét nghiệm có thể cho ra kết quả giả. Do đó, kết hợp thêm những danh mục thăm khám khác là cần thiết khi khám tầm soát ung thư dạ dày.

Với lấy máu xét nghiệm, cần nhịn ăn ít nhất từ 6-8 tiếng để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác nhất.

– Nội soi với mục đích giúp bác sĩ quan sát rõ hơn bên trong cơ thể, phát hiện những tổn thương tiền ung thư như viêm loét dạ dày, các tổn thương dạng tăng sản biểu mô tuyến,… Bên cạnh đó, bác sĩ cũng dễ quan sát hơn về những thay đổi của niêm mạc dạ dày. Nếu có nghi ngờ thì sẽ tiến hành sinh thiết qua nội soi để chẩn đoán ung thư dạ dày. Ngoài ra, nội soi cũng có thể cho biết rằng có hay không vi khuẩn HP – một trong những yếu tố gây nên ung thư dạ dày

Tìm hiểu thêm: Điều trị tràn dịch màng phổi

Kinh nghiệm khám tầm soát ung thư dạ dày mới nhất

Nội soi công nghệ cao NBI được lựa chọn nhiều bởi ưu điểm không đau, nhẹ nhàng và đảm bảo an toàn

Với quá trình nội soi, bạn có thể lựa chọn nội soi thông thường hoặc nội soi công nghệ cao NBI 5P. Với nội soi NBI, bạn hoàn toàn yên tâm bởi ưu điểm không đau, quy trình diễn ra nhẹ nhàng và đảm bảo an toàn tuyệt đối. Hơn nữa, với khả năng phóng đại hình ảnh gấp 100 lần, kết quả chẩn đoán sẽ được tối ưu và ít sai lệch nhất.

– Siêu âm không chỉ giúp phát hiện những bất thường mà còn hỗ trợ trong việc tầm soát ung thư dạ dày. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, không đau và an toàn cho sức khỏe. Khoảng thời gian tốt nhất để thực hiện siêu âm là vào buổi sáng, khi bụng còn rỗng. Bởi nếu nạp thức ăn trước đó, bác sĩ siêu âm khó quan sát được các tổn thương trên bề mặt dạ dày hoặc các khối u. Thay vào đó, bạn hãy uống thật nhiều nước để hình ảnh quan sát được rõ nét hơn.

Sau khi thực hiện khám các danh mục được chỉ định, bạn quay lại phòng khám nội ban đầu để nghe đọc kết quả cũng như nhận tư vấn phù hợp từ bác sĩ.

Kinh nghiệm khám tầm soát ung thư dạ dày mới nhất

>>>>>Xem thêm: Biểu hiện có thai sớm nhất tuần đầu tiên

Nên chuẩn bị tâm lý thoải mái, lạc quan đón nhận mọi kết quả thăm khám

Trên đây là kinh nghiệm khám tầm soát ung thư mới nhất. Hy vọng, sau khi đọc bài viết này bạn sẽ phần nào yên tâm hơn nếu đang có dự định thực hiện tầm soát ung thư nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *